BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 2, 2018

Quy định mới về điều kiện đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics

Ngày 30 tháng 12 năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 163/2017/NĐ-CP (“Nghị định 163”) thay thế Nghị định số 140/2007/NĐ-CP (“Nghị định 140”) về kinh doanh dịch vụ logistics, trong đó quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Nghị định 163 chính thức có hiệu lực từ ngày 20 tháng 02 năm 2018.

1.Phân loại dịch vụ logistics

Nếu như trước đây Nghị định 140 phân loại dịch vụ logistics thành 3 nhóm trong đó có nhiều ngành dịch vụ, thì tại Nghị định 163, dịch vụ logistics được phân loại thành 17 mục dịch vụ với quy định rõ ràng và phù hợp hơn với những cam kết của Việt Nam trong Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam trong Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việc phân loại này không làm hạn chế loại hình dịch vụ logistics khi ghi nhận Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại”.

2.Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối với nhà đầu tư nước ngoài

So với Nghị định 140, Nghị định 163 không quy định điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh các ngành dịch vụ logistics đã được mở cửa 100% như: kinh doanh dịch vụ kho bãi; kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải mà quy định các điều kiện áp dụng đối với các ngành dịch vụ logistics khác theo lộ trình mở cửa thị trường tuân thủ theo Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam trong WTO, trong đó, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài của một số ngành dịch vụ logistics như sau:

  • Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa), dịch vụ vận tải đường thủy nội địa và dịch vụ vận tải đường sắt (không quá 49%);
  • Kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển và các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay (không quá 50%);
  • Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ (không quá 51%);
  • Kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển và kinh doanh một số các dịch vụ khác (dưới 100%);
  • Kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ (dưới 100% sau ba năm và 100% sau năm năm kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó)

Một điểm mới được ghi nhận trong Nghị định 163 là nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics được phép đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp và đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh bên cạnh việc thành lập doanh nghiệp như quy định tại Nghị định 140.

Ngoài ra, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi cung cấp các dịch vụ logistic chưa có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên phải có Giấy phép kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 09/2018/NĐ-CP.

 

Nghị định sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công thương.

 

Ngày 15/01/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công thương (“BCT”) (“Nghị định 08”). Tại Nghị định này, Chính phủ đã bãi bỏ tổng cộng 675 điều kiện trên 1216 điều kiện kinh doanh được quản lý bởi BCT. Theo đó, các lĩnh vực sau đây được quan tâm đặc biệt:

1.LĨNH VỰC XĂNG DẦU

Nghị định 08 bãi bỏ hoàn toàn Điều 5 quy định về Quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu và Điều 10 quy định về điều kiện sản xuất xăng dầu. Các điều kiện quy hoạch liên quan tới địa điểm sản xuất, quy mô sản xuất đã được giảm thiểu, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tự do trong việc lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh xăng dầu phù hợp.

Nghị định đã bãi bỏ những điều kiện liên quan tới hệ thống kho dự trữ, phương tiện vận tải. Theo đó, thương nhân kinh doanh xăng dầu không còn buộc phải sở hữu hoặc đồng sở hữu (có vốn góp ít nhất 51%) đối với hệ thống kho và có khả năng đáp ứng ít nhất 1/3 nhu cầu dự trữ của thương nhân. Điều này cũng áp dụng đối với các phương tiện vận tải xăng dầu nội địa có tổng sức chứa là 3000m3 kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu.

Bên cạnh đó, Nghị định còn bãi bỏ điều kiện về việc mở rộng quy mô khi yêu cầu các thương nhân kinh doanh xăng dầu phải sở hữu hoặc đồng sở hữu ít nhất bốn (04) cửa hàng bán lẻ mỗi năm cho đến khi đạt tối thiểu một trăm (100) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

Tuy vậy, việc không còn quy hoạch cũng có thể dẫn đến tình trạng lộn xộn, các cửa hàng xăng dầu được phân bố thiếu hợp lý, chỉ tập trung vào các đô thị, trục đường lớn, không đáp ứng được nhu cầu của người dân các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.

2.LĨNH VỰC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Điều kiện duy nhất đối với bên nhượng quyền là việc hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất một (01) năm. Dù chưa quy định thực sự rõ ràng, nhưng có thể hiểu điều kiện được gỡ bỏ áp dụng đối với cả thương nhân nhượng quyền gốc và nhượng quyền thứ cấp. Ngoài ra điều kiện đối với Bên nhận quyền và hàng hóa dịch vụ được phép nhượng quyền thương mại cũng đã được bãi bỏ.

3.LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

 Nghị định 08 đã bãi bỏ những quy định không rõ ràng liên quan tới điều kiện của cá nhân, tổ chức khi muốn thiết lập website điện tử bán hàng, website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử.

Đặc biệt, liên quan tới hoạt động đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử, Nghị định 08 đã bãi bỏ các điều kiện về có đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập trong đó nêu rõ lĩnh vực hoạt động là đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử; độc lập về mặt tổ chức và tài chính với các thương nhân, tổ chức, cá nhân được đánh giá và chứng nhận về chính sách bảo vệ thông tin cá nhân; có đề án hoạt động chi tiết được Bộ Công Thương thẩm định; có tiêu chí và quy trình đánh giá chính sách bảo vệ thông tin cá nhân tuân thủ các quy định của Bộ Công Thương.

Ngoài ra, Nghị định 08 cũng đã bãi bỏ các điều kiện liên quan tới tên miền hợp lệ hay yêu cầu chứng minh tài chính, kỹ thuật trong hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử.

4.LĨNH VỰC HÓA CHẤT

Nghị định 08 đã bãi bỏ các điều kiện về địa điểm, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, kho chứa và điều kiện về thử nghiệm, phân tích hóa chất liên quan tới điều kiện sản xuất hóa chất Bảng 1.

Việc nới lỏng này có vẻ là một bước đi táo bạo khi việc sản xuất hóa chất mang tính nguy hiểm cao trong khi các điều kiện đảm bảo an toàn lại được giảm thiểu. Tuy nhiên, nếu dựa trên các quy định tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất ngày 09/10/2017 (“Nghị định 113”), việc bãi bỏ các quy định trên chỉ mang tính hình thức khi các điều kiện ngặt nghèo hơn đã được quy định rõ trong Nghị định 113.

5.LĨNH VỰC KINH DOANH THỰC PHẨM THUỘC QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA BCT

Nghị định 08 sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của BCT. Trong đó, Nghị định tập trung cắt giảm các quy định liên quan tới điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nổi bật trong đó là việc bãi bỏ điều kiện về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương. Ngoài ra các quy định liên quan tới cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh, các trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh cũng được cắt giảm, chẳng hạn như các điều kiện về hệ thống thông gió, chiếu sáng, cung cấp nước; các điều kiện về kho hàng như kho phải có đầy đủ biển tên, có các thiết bị, dụng cụ giám sát nhiệt độ và độ ẩm và sổ sách theo dõi điều kiện kho…; các điều kiện chưa rõ ràng về sự phù hợp của trang thiết bị; các điều kiện về phòng chống động vật, côn trùng và vi sinh vật gây hại cũng được quy định hợp lý hơn.

Ngoài ra Nghị định 08 còn bãi bỏ một số các điều kiện liên quan tới cơ sở sản xuất, trang thiết bị, dung cụ đối với sữa chế biến, sản xuất bia và dầu thực vật. Đặc biệt, toàn bộ các quy định liên quan tới điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm quy định riêng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, đã được bãi bỏ.

Bên cạnh những lĩnh vực nêu trên, Nghị định số 08 còn giảm bớt các điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực thuốc lá, điện lực, vật liệu nổ công nghiệp. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

MONTHLY LEGAL UPDATE – FEB 2018

New regulations on foreign investment conditions in logistics services

On 30 December 2017, the Vietnamese Government issued the Decree No. 163/2017/ND-CP (“Decree 163”) replacing the Decree No. 140/2007/ND-CP (“Decree 140”) on the logistics service. Decree 163 shall take effect from 20 February 2018.

1.Classification of logistics service

Previously, Decree 140 classified logistics services into three groups with a range of services. Under Decree 163, logistics services are divided into 17 service categories with clearer and more consistent regulations comparing to Vietnam’s commitments in the Schedule of Specific Commitments in Services of Vietnam when access to the World Trade Organization (WTO). Such classification does not limit the form of logistics service since it recognizes “Other services agreed by logistics service providers and customers which are in compliance with the basic principles of Law on Commerce”.

2.Conditions of foreign investors for investment in logistics service business

In comparison with Decree 140, Decree 163 does not provide the conditions of foreign investors for investment in logistics service businesses which are already allowed 100% market access such as: Warehouse services; Transportation agency services but regulates the conditions of foreign investors for investment in other logistics service business pursuant to the Schedule of Specific Commitments in Services of Vietnam to WTO. Accordingly, the maximum foreign ownership in some logistics services are regulated as follows:

  • For cargo transport services classified as sea transport services (except for inland transport) (excluding sea transport company), cargo transport services classified as inland waterway transport services or cargo transport services classified as rail transport services (does not exceed 49%);
  • For container handling services classified as auxiliary services for sea transport and multimodal transport, except for services provided at airports (does not exceed 50%);
  • For cargo transport services classified as road transport services (does not exceed 51%);
  • For customs clearance services classified as auxiliary services for sea transport and for other services (does not exceed 100%);
  • For technical inspection and analysis services which are  provided in order to exercise authority of the Government (does not exceed 100% after three years or 100% after five years, as from the date on which the private enterprise is permitted to conduct business in such services)

Noteworthy, Decree 163 acknowledges foreign investment by way of capital contribution and share purchase and business cooperation contract beside the establishment of enterprises as prescribed in Decree 140.

Moreover, foreign invested organizations providing the unbound logistic services must obtain the business license under regulations of Decree No. 09/2018/ND-CP.

 

New Decree amending certain decrees related to business investment conditions under the State management scope of the Ministry of Industry and Trade

 

On January 15th, 2018, the Government issued Decree No. 08/2018/ND-CP amending certain decrees related to business investment conditions under the State management scope of the Ministry of Industry and Trade (“MOIT”) (“Decree 08”). According to this Decree, the Government has eliminated a total of 675 conditions among 1216 business conditions managed by MOIT. Accordingly, the following areas are mainly focused:

1.PETROL AND OIL

Decree 08 completely repeals Article 5 on the master plans on development of the petrol and oil trading system and Article 10 on the conditions for petroleum production. The planning conditions related to production location, production scale has been reduced to facilitate the enterprises in freely selecting suitable petroleum production and business models.

Decree 08 abolishes the conditions related to the storage system, transport vehicles. Accordingly, a petrol and oil trader is no longer required to own or co-own (with a capital contribution of at least 51%) regarding the storage system and to be able to satisfy at least one-third of the trader’s reserve demand. This article also applies to the local petrol transport vehicles having capacity of 3,000m3 after being granted the Business License for import and export of petrol and oil.

In addition, Decree 08 abrogates the conditions for scale expansion by requiring petrol and oil traders to own or co-own at least four (04) retail stations each year until they reach at least one hundred (100) petrol retail stations belonging to the distribution network of the trader after being granted the Business license for import and export of petrol and oil.

However, this abrogation may lead to the situation of disorder, inappropriate distribution of petrol stations, only focus on urban areas, large roads, not satisfy the demand of people in rural and remote areas.

2.FRANCHISING

The only condition applied to franchisor is the business system intended for franchising has been operating for at least one (01) year. Although it is not explicitly stated yet, it may be construed that the removal conditions applicable to both the original franchisor and the sub-franchisor. In addition, the conditions for the franchisee and the goods and services allowed to be franchised have also been abolished.

3.E-COMMERCE

Decree 08 abolishes unclear regulations related to conditions of individuals, organizations when they want to set up sales e-commerce websites, e-commerce service provision websites and credit rating of e-commerce websites.

In particular, in relation to evaluation and certification of protection of private information policy in e-commerce activity, Decree 08 annuls the conditions on having business registration or establishment decision specifying the field of operation as evaluation and certification of protection of private information policy in e-commerce; independence in organization and finance from traders, organizations and individuals who are assessed and certified for their privacy policy; having detailed activity plan approved by the MOIT; having criteria and procedures for assessing privacy policies in compliance with the regulations of the MOIT.

Moreover, Decree 08 also eliminates the conditions related to valid domain name or request for financial and technical evidence in the certification of e-contracts.

4.CHEMICALS

 Decree 08 abolishes the conditions of locations, workshops, machinery, equipment, technological processes, warehouses and conditions for testing and analyzing chemicals related to Table 1 chemical production conditions.

This relaxation seems to be a bold move as the production of chemicals is highly dangerous while safety conditions are minimized. However, if based on the provisions of Decree 113/2017/ND-CP detailing and guiding the implementation of certain articles of the Chemicals Law dated October 9th, 2017 (“Decree 113”), the abolition of these regulations is only formalistic when more stringent conditions are already stipulated in Decree 113.

5.FOOD BUSINESS UNDER THE MANAGEMENT OF THE MOIT

Decree 08 amends, supplements a number of articles and clauses of Decree No. 77/2016/ND-CP dated July 1st, 2016 of the Government on amendment and supplementation of certain regulations on investment and trading conditions on international trade in goods, chemicals, industrial explosive material, fertilizer, gas business and food business under the state management of MOIT. In particular, the Decree 08 focuses on reducing regulations related to general conditions to ensure food safety for food production and trading establishments. There are remarkable points including the abolition of conditions on business registration certificates, household business registration certificates or equivalent documents. In addition, the regulations related to production facilities, business facilities and equipment for production and business activities are also reduced, such as the conditions of ventilation, lighting, water supply systems; warehouse conditions such as full nameplate, having temperature and humidity monitoring equipment, and warehouse conditions monitoring records, etc.; unclear conditions of the conformity of equipment; conditions for the prevention of animals, insects and harmful microorganisms are also more appropriately regulated.

 

In addition, Decree 08 also abolishes some conditions related to production facilities, equipment and tools for processed milk, beer and vegetable oil production. Particularly, all provisions related to food safety conditions specifically provided for small food production and retail facilities were abolished.

Aside from the above-mentioned areas, Decree 08 also reduces the business conditions in the areas of tobacco, electricity, industrial explosive material. This Decree takes effect from the signing date.