VIETNAM: SWEEPING REFORM TO SECURITIES MARKET

Lưu ý: “bài viết này chỉ phát hành tiếng Anh cho tạp chí nước ngoài Asian- Mena Counsel”

By Trang Nguyen  – Associate | Attorney at Law

In November 2019, the National Assembly passed the new Law on Securities No. 54/2019/QH14 (“New Law”), effective from 01 January 2021. The New Law will completely replace the current Law on Securities No. 70/2006/QH11 as amended by the Law No. 62/2010/QH12 (“Current Law”). The New Law is said to be a radical improvement to regulations on securities market in Vietnam, and is expected to overcome those shortcomings observed for the past 10 years.

One of the remarkable points of the New Law is the imposition of stricter qualifications to become a public company. In particular, in order to become a public company, the required minimum paid-up charter capital of a company will be VND30 billion, in which at least 10% voting shares must be held by at least 100 shareholders other than major shareholders. The Current Law requires the minimum paid-up charter capital of a public company to be VND10billion and held by 100 shareholders only. The current public company which fails to reach such conditions after the effective date of the New Law shall be reverted to be non-public.  Alternatively, a non-public company may also become a public company after its successful initial public offering (“IPO”).

With respect to public offering, the New Law set out separately conditions for IPO and follow-on public offer, rather than the same conditions for both under the Current Law. For IPO, the conditions on charter capital, profit and accumulated loss before IPO and minimum voting shares to be offered in an IPO are more stringent than those provided in the Current Law. In particular,

  • The company must have paid-up charter capital of at least VND30billion (VND10billion is required under Current Law);
  • There must be profit in two preceding years (one year is required under Current Law), and no accumulated losses till the year of IPO.
  • At least 15% of the company’s voting shares must be sold (or at least 10% with the company having charter capital of VND 1,000 billion or more) to at least 100 investors other than major shareholders; and
  • Major shareholders must commit to hold at least 20% of the company’s charter capital within at least one year from the completion date of the IPO.

The subscription price shall be deposited on an escrow account during IPO process and be released only upon the completion of IPO. Furthermore, the company’s shares are also demanded to be listed on the Stock Exchange after the IPO. For follow-on public offer, it is required below conditions:

  • The company must have paid-up charter capital of at least VND30billion;
  • There must be profit in preceding year, and no accumulated losses till the year of follow-on public offer;
  • The total par value of offered shares shall not exceed the total par value of outstanding shares, excepting the case that the unsold shares are guaranteed to be subscribed by an underwriter.

If a public offering is to raise capital for project, at least 70% of the total offered shares must be issued. The company must prepare a plan to make up the short fall of the capital intended to be raised from such public offering for the project’s implementation.

Regarding private placement, only strategic investors and professional securities investors are allowed to participate in private placement of a public company under the New Law. The lock-up period will be three years for strategic investors, or one year in case of professional securities investors, except for transfers among professional investors or so ruled by the court/arbitration or in case of inheritance. As compared with the Current Law, the scope of professional investors under the New Law covers further, among others, the company with charter capital over VNDN100 billion, the listed company, individual having securities practice certificate, individual having portfolio of listed shares valued at VND2billion, or individual having yearly taxable income of VND1billion or more.

The New Law also introduce certain new regulations on listing and registration for trading, securities depository, registration of securities, securities settlement and clearance, information disclosure, protection of client’s assets, securities investment funds, and sanctions.

https://www.inhousecommunity.com/article/vietnam-sweeping-reform-securities-market/

Download PDF

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

Ngày 31 tháng 01 năm 2020

Chúng tôi, CÔNG TY LUẬT TNHH BIZCONSULT, là một trong những công ty luật danh tiếng nhất Việt Nam, được các tổ chức nghề nghiệp quốc tế, như Legal500 Asia Law Firms, Asian Legal Business (ALB), Getting The Deal Through (Tạp Chí Mergers & Acquisitions), Global Legal Experts, Asia IP (Tạp chí Sở Hữu Trí Tuệ Châu Á), asialaw (Tạp chí luật Châu Á) v.v… đánh giá và xếp hạng cao trong nhóm các công ty luật hàng đầu chuyên nghiệp tại Việt Nam trong một số lĩnh vực hành nghề chính như Doanh Nghiệp & Thương Mại, Mua Bán & Sáp Nhập Doanh Nghiệp, Tài Chính & Ngân Hàng, Bất Động Sản & Xây Dựng/Hợp Đồng EPC, Dự Án Đầu Tư (Trong Nước & Nước Ngoài), Sở Hữu Trí Tuệ & Nhượng Quyền Thương Mại, Giải Pháp Tranh Chấp & Tranh Tụng (Trọng Tài, Tòa Án). Khách hàng của chúng tôi là các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức quốc tế, các quỹ đầu tư và các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vui lòng truy cập website: http://www.bizconsult.vn để biết thêm thông tin về chúng tôi.
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty, chúng tôi cần tuyển dụng một số vị trí làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:

1.VỊ TRÍ LUẬT SƯ TƯ VẤN – Số lượng: 01

Mô tả công việc:

• Hành nghề tư vấn pháp luật nói chung;
• Chuẩn bị các nghiên cứu, ghi nhớ pháp luật; dự thảo nội dung tư vấn pháp luật theo yêu cầu của luật sư cấp cao hơn;
• Tham gia viết các bài phân tích pháp luật theo sự phân công của công ty;
• Thực hiện các hỗ trợ cần thiết cho luật sư cấp cao hơn, thành viên của công ty trong việc thực hiện các dịch vụ cho khách hàng.

Yêu cầu:

• Đã được cấp Thẻ luật sư;
• Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm hành nghề tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư;
• Kỹ năng làm việc theo nhóm tốt;
• Kỹ năng tư vấn, trình bày, thuyết trình bằng tiếng Việt và tiếng Anh tốt;
• Kỹ năng ứng xử, giao tiếp và giải quyết tình huống tốt;
• Sử dụng các chức năng cơ bản của các phần mềm xử lý văn bản và thuyết trình (MS Word, Excel, Power Point);
• Có trách nhiệm và chịu áp lực cao trong công việc;
• Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật kinh tế loại khá/giỏi, bằng cao học luật sẽ có lợi thế trong đánh giá hồ sơ năng lực tuyển dụng.

Quyền lợi:

  • Được trực tiếp tham gia hỗ trợ xử lý các hồ sơ công việc dưới sự hướng dẫn của các Luật sư Cấp cao của Công ty;
  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và thân thiện;
  • Được các Luật sư Cấp cao của Công ty hướng dẫn, đào tạo các kỹ năng tư vấn và hành nghề luật sư;
  • Được tham dự các diễn đàn, hội thảo trong nước và quốc tế tổ chức tại Việt Nam nhằm mở rộng kiến thức và quan hệ;
  • Lương theo năng lực/thỏa thuận;
  • Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội;
  • Các phúc lợi theo quy định của Công ty;
  • Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

2. VỊ TRÍ TRỢ LÝ LUẬT SƯ – Số lượng: 01 

Mô tả công việc:

  • Chuẩn bị các nghiên cứu, ghi nhớ pháp luật; dự thảo nội dung tư vấn pháp luật theo yêu cầu của luật sư cấp cao hơn;
  • Tham gia viết các bài phân tích pháp luật theo sự phân công của công ty;
  • Thực hiện các hỗ trợ cần thiết cho luật sư cấp cao hơn, thành viên của công ty trong việc thực hiện các dịch vụ cho khách hàng.

Yêu cầu:

  • Tốt nghiệp hoặc sinh viên năm cuối chuyên ngành luật đối với vị trí Trợ lý Luật sư. Có kinh nghiệm thực tập hoặc làm việc tại các công ty luật/văn phòng luật sư là lợi thế.
  • Làm việc toàn thời gian.
  • Tiếng Anh 4 kỹ năng tốt, sử dụng thành thạo tin học văn phòng
  • Có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm.
  • Trung thực, có tính kỷ luật, tận tâm với công việc.

Quyền lợi:

  • Được trực tiếp tham gia hỗ trợ xử lý các hồ sơ công việc dưới sự hướng dẫn của các Luật sư Cấp cao của Công ty;
  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và thân thiện;
  • Được các Luật sư Cấp cao của Công ty hướng dẫn, đào tạo các kỹ năng tư vấn và hành nghề luật sư;
  • Được tham dự các diễn đàn, hội thảo trong nước và quốc tế tổ chức tại Việt Nam nhằm mở rộng kiến thức và quan hệ;
  • Lương theo năng lực/thỏa thuận;
  • Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội;
  • Các phúc lợi theo quy định của Công ty;
  • Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp

3. HỒ SƠ YÊU CẦU CHO TẤT CẢ CÁC VỊ TRÍ

Thành phần hồ sơ (bằng Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt)

  • Đơn xin việc;
  • CV năng lực cho vị trí dự tuyển (có ảnh cá nhân trong 01 năm gần nhất).

Hình thức nhận hồ sơ:

  • Trực tiếp tại Văn phòng Hồ Chí Minh:
  • Phòng 1103, Lầu 11,
  • Sailing Tower, 111A đường Pasteur,
  • Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Liên hệ: Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ :

  • Ông Trần Công Quốc: 0934778119

 

BIZCONSULT THAM GIA ĐÓNG GÓP Ý KIẾN THAM LUẬN TẠI HỘI THẢO “LẤY Ý KIẾN GÓP Ý ĐỐI VỚI CÁC DỰ THẢO ÁN LỆ VÀ DỰ THẢO BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN ÁN LỆ TẠI VIỆT NAM”

“Ngày 09/12/2019, Hội thảo “Lấy ý kiến góp ý đối với các dự thảo án lệ và dự thảo báo cáo nghiên cứu về phát triển án lệ tại Việt Nam” do Tòa án Nhân dân Tối cao phối hợp cùng liên minh Châu Âu trong khuôn khổ chương trình “Tăng cường pháp luật và tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) đã diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo được chủ trì bởi PGS.TS Nguyễn Hòa Bình, Bí thư TW Đảng, Chánh án TANDTC, Tham gia Hội thảo còn có các Phó Chánh án TANDTC, Thẩm phán TANDTC, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc TANDTC, lãnh đạo các Tòa án tỉnh và các nhà khoa học thuộc các Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hội Luật gia Việt Nam… Về phía UNDP, có sự tham dự của bà Caitlin Wiesen – Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam.

Tại hội thảo, Luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa – Thạc sĩ Luật Dân sự, Thương mại Cộng hòa Pháp, Luật sư thành viên của Công ty Luật TNHH bizconsult đã đóng góp ý kiến tham luận và đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng và phát triển án lệ tại Việt Nam. Bà Caitlin Wiesen cho biết UNDP và cộng đồng quốc tế rất quan tâm đến vấn đề công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài nên họ rất mong trong tương lai gần sẽ có án lệ về lĩnh vực này. Đây cũng là nội dung do bizconsult đề xuất khi trình bày tham luận.
Dự kiến trong thời gian sắp tới, các luật sư tranh tụng của Công ty Luật Bizconsult sẽ quan tâm và cố gắng tham dự các hội thảo, đóng góp ý kiến cho các dự thảo… về các lĩnh vực, vấn đề liên quan đến pháp luật về tố tụng của Việt Nam.”

https://tapchitoaan.vn/bai-viet/thoi-su/hoi-thao-ve-phat-trien-an-le-tai-viet-nam

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 11, 2019 – LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM

QUY ĐỊNH MỚI VỀ LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM


Nguyễn Thu Trang
Trợ lý pháp lý

Luật Kinh doanh bảo hiểm, sau gần 20 năm thi hành, đã có những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Để đáp ứng cam kết tại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Quốc hội đã thông qua Luật số 42/2019/QH14 ngày 14/06/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ (“Luật số 42”). Luật số 42 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2019, trong đó một số nội dung đáng chú ý liên quan đến kinh doanh bảo hiểm như sau:

1. Bổ sung quy định về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

Đây là loại hình kinh doanh bảo hiểm mới được quy định, cụ thể, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là một bộ phận cấu thành của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, do doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm mục đích sinh lợi. Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm 5 hoạt động: tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.

Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cũng được bổ sung vào Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư sửa đổi theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật số 42.

2. Bổ sung quy định về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

Tư vấn bảo hiểm với tư cách là một dịch vụ phụ trợ bảo hiểm độc lập có sự khác biệt so với việc tư vấn bán sản phẩm bảo hiểm do đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện theo Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành, do đó, Luật số 42 đã bổ sung khái niệm và quy định điều kiện về trình độ chuyên môn của cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm tại Khoản 4, Điều 1 Luật số 42 (Khoản 1 Điều 93b). Theo đó, ngoài điều kiện về năng lực hành vi dân sự, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có văn bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm hoặc văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm.

Bên cạnh đó, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tư cách pháp nhân và điều kiện đối với cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm nêu trên theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Luật số 42 (Khoản 2 Điều 93b).

Nhằm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đang hoạt động phụ trợ bảo hiểm có thời gian chuẩn bị để đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ và đảm bảo chế tài thực hiện, Khoản 1, Điều 4 Luật số 42 đã quy định thời hạn 1 năm để tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm đáp ứng các điều kiện trên.

3. Bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp khi cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

Khoản 4, Điều 1 Luật số 42 (Khoản 3 Điều 93a) quy định cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm; tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cũng phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 11, 2019 – NGHỊ ĐỊNH 75/2019

NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH

Nguyễn Tú Oanh – Trợ lý luật sư

Nhìn chung, Nghị định 75/2019 ban hành đã đáp ứng và tương thích với những thay đổi, điểm mới tại Luật cạnh tranh 2018 như sau:Ngày 26/09/2019, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 75/2019/NĐ-CP (“Nghị định 75/2019”) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, chính thức có hiệu lực vào ngày 01/12/2019 và thay thế Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/07/2014 (“Nghị định 71/2014”).

Đối tượng áp dụng của Nghị định 75 tương tự với Luật cạnh tranh 2018. Theo đó, Nghị định 75/2019 áp dụng cả đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan. Trường hợp tổ chức nước ngoài vi phạm Luật cạnh tranh 2018 có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 75/2019.

Nghị định 75/2019 quy định chi tiết hành vi vi phạm cạnh tranh hơn so với Nghị định 71/2014. Cụ thể, hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh theo Nghị định 75/2019 gồm: (i) Hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; (ii) Hành vi vi phạm quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; (iii) Hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế; (iv) Hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh; và (v) Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.

Ngoài chi tiết về hành vi vi phạm cạnh tranh, Nghị định 75/2019 còn nêu chi tiết các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ (trước đây được quy định tại Điều 85 Nghị định 116/2005/ND-CP). Trong đó các tình tiết giảm nhẹ chủ yếu phát sinh từ việc tự nguyện khai báo, khắc phục vi phạm, vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc, vi phạm lần đầu. Ngược lại, tình tiết tăng năng áp dụng đối với vi phạm có tổ chức, vi phạm nhiều lần, tái phạm, cố ý che dấu hành vi vi phạm…

Nghị định 75/2019 đã sửa đổi, bổ sung quy định về mức phạt tiền tương ứng với các quy định được thay đổi tại Luật cạnh tranh 2018. Cụ thể, Nghị định 75/2019 quy định từng mức phạt riêng tối đa cho từng hành vi vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền; và tập trung kinh tế và dựa trên tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Điều này giúp các cơ quan có thẩm quyền xác định mức phạt đối với từng hành vi một cách chính xác về bản chất cũng như thuận tiện cho việc áp dụng.

Một điểm thay đổi đáng chú ý nữa là mức phạt tối đa cho hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại Nghị định 75/2019 tăng hơn 10 lần so với Nghị định 71/2014, cụ thể là tăng từ 200 triệu VNĐ lên đến 2 tỷ VND. Sự thay đổi này cho thấy sự quan tâm của các nhà làm luật đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cũng như ý định kiểm soát/hạn chế các vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

Đáp ứng theo các điều khoản mới của Luật cạnh tranh 2018, Nghị định 75/2019 đã bổ sung thêm hành vi vi phạm và mức phạt tiền đối với hành vi cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh. Theo đó, hình thức xử phạt chính cho hành vi này có thể lên đến 50 triệu VNĐ, ngoài ra đối tượng vi phạm còn bị áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính công khai.

Cơ quan có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh là Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Thanh tra hoặc Chánh thanh tra Bộ Công thương, trong đó Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan mới được thành lập trên cơ sở hợp nhất Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng với Hội đồng Cạnh tranh.

Download pdf version