BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 06, 2020 – Chính sách tạm thời tại Việt Nam: Giảm 50% lệ phí nhà nước trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ

Đăng ngày 02/06/2020

Nhằm đối phó với các tác động kinh tế của  dịch COVID-19, Bộ Tài Chính Việt Nam mới đây đã ban hành Thông tư số 45/2020/TT-BTC ngày 26 tháng 05 năm 2020 về giảm phí đăng ký sử dụng mã số mã vạch nước ngoài và một số lệ phí sở hữu công nghiệp nhất định (“Thông tư 45”) như tại Thông Tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp (“Thông tư 263”).

Các điểm nổi bật

Theo Thông tư 45, các lệ phí sau đây như  đã quy định trước đó tại Mục A của Biểu mức đính kèm Thông tư 263 sẽ tạm thời được giảm một nửa (50%) trong giai đoạn từ ngày 26 tháng 05 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020:

  • Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền Sở Hữu Công Nghiệp (bao gồm đơn tách và đơn chuyển đổi);
  • Lệ phí gia hạn trả lời thông báo của Cục Sở Hữu Trí Tuệ (“Cục SHTT”);
  • Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ;
  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền SHCN;
  • Lệ phí duy trì, gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ quyền SHCN (đối với VBBH sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp);
  • Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, công bố, đăng bạ đại diện sở hữu công nghiệp

Các lệ phí được áp dụng chính sách giảm kể trên nhìn chung là không đáng kể, trong khoảng từ VND 50,000 – VND 200,000 (khoảng $2 – $9 quy đổi sang Đô la Mỹ), so với tổng chi phí tính cho các thủ tục liên quan. Các chi phí SHCN được chiết khấu vì vậy thường là không nhiều.  Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người nộp đơn có thể được giảm đáng kể tổng chi phí nộp cho Cục SHTT bởi các lệ phí này đang được tính riêng cho từng đơn vị như nhóm, yêu cầu bảo hộ độc lập hoặc đơn.

Do dịch COVID-19 đang tiếp tục lan rộng một cách nghiêm trọng và phức tạp, việc ban hành Thông tư 45 được cho là thiết thực và đáng ghi nhận, thể hiện rõ ràng những nổ lực của chính phủ Việt Nam nhằm hỗ trợ và chia sẻ khó khăn đối với các cá nhân và doanh nghiệp mong muốn bảo hộ quyền SHCN.

Liên hệ

Vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn thêm về đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam:

Ông Nguyễn Anh Tuấn

Luật Sư Thành viên

Điện thoại:       +84 90 340 4242

E-mail:             [email protected]

CÔNG TY LUẬT TNHH BIZCONSULT

Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh

Việt Nam

www.bizconsult.vn

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 10, 2019

QUY ĐỊNH MỚI VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Phan Thị Minh – Trợ lý luật sư

Ngày 26/06/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 06/2019/TT-NHNN (“Thông tư số 06”) hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, chính thức có hiệu lực vào ngày 06/09/2019 và thay thế Thông tư số 19/2014/TT-NHNN ngày 11/08/2014 (“Thông tư số 19”).
Nhìn chung, Thông tư số 06 đã khắc phục được một số quy định chưa rõ ràng và không còn phù hợp với Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014 tại Thông tư số 19 như sau:

1. Bổ sung đối tượng phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp (“TKVĐTTT”)
Trước đây, Thông tư số 19 chỉ quy định hai đối tượng phải mở TKVĐTTT gồm: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (“Doanh nghiệp FDI”) và Nhà đầu tư nước ngoài (“NĐTNN”) tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh (“BCC”).
Thông tư số 06 bổ sung thêm một đối tượng nữa là NĐTNN tham gia hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (“PPP”) trong trường hợp không thành lập doanh nghiệp dự án.

2. Làm rõ khái niệm Doanh nghiệp FDI
Theo Thông tư số 06, Doanh nghiệp FDI bao gồm:
• Doanh nghiệp được thành lập bởi NĐTNN và NĐTNN phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC).
• Doanh nghiệp có NĐTNN sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên của doanh nghiệp do (i) có NĐTNN góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp hoặc (ii) được thành lập sau khi hợp chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc (iii) được thành lập mới theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
• Doanh nghiệp dự án do NĐTNN thành lập để thực hiện dự án PPP.

3. Mở rộng các tài liệu có thể sử dụng để mở TKVĐTTT ngoài Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Bên cạnh Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như quy định tại Thông tư số 19, Doanh nghiệp FDI và NĐTNN có thể sử dụng một trong các tài liệu sau đây để mở TKVĐTTT:
• Giấy phép thành lập và hoạt động;
• Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của NĐTNN;
• Hợp đồng PPP đã ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
• Tài liệu khác chứng minh việc góp vốn của NĐTNN phù hợp với quy định của pháp luật

4. Quy định rõ về các giao dịch chuyển nhượng vốn phải thực hiện thông qua TKVĐTTT
Thông tư 19 chưa có hướng dẫn cụ thể về các giao dịch chuyển nhượng vốn bắt buộc phải thực hiện thông qua TKVĐTTT. Theo Thông tư số 06, tài khoản để thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn tại Doanh nghiệp FDI được quy định cụ thể như sau:
• Bắt buộc phải thông qua TKVĐTTT đối với giao dịch chuyển nhượng vốn giữa người không cư trú và người cư trú. Đồng tiền thanh toán là đồng Việt Nam
• Không phải thông qua TKVĐTTT đối với giao dịch chuyển nhượng vốn giữa các nhà đầu tư là người cư trú. Đồng tiền thanh toán là đồng Việt Nam.
• Không phải thông qua TKVĐTTT đối với giao dịch chuyển nhượng vốn giữa các nhà đầu tư là người không cư trú. Đồng tiền thanh toán là đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ.

5. Được chuyển tiền trực tiếp từ nước ngoài để thanh toán chi phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Theo Thông tư số 06, NĐTNN được phép chuyển tiền trực tiếp từ nước ngoài để thanh toán các chi phí hợp pháp trong giai đoạn thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư tại Việt Nam, không buộc phải thông qua tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của NĐTNN mở tại ngân hàng trong nước như Thông tư số 19.

6. Bổ sung quy định về các trường hợp phải đóng TKVĐTTT đã mở
Theo Thông tư số 06, Doanh nghiệp FDI (trừ doanh nghiệp được thành lập bởi NĐTNN và thuộc diện cấp IRC) phải thực hiện đóng TKVĐTTT đã mở trong trường hợp: (i) Sau khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp hoặc phát hành thêm cổ phần, tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài xuống dưới 51% hoặc (ii) Sau khi trở thành công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Trong trường hợp này, NĐTNN là người không cư trú có sở hữu cổ phần, vốn góp trong doanh nghiệp đó phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để thực hiện các giao dịch thu, chi.

Download pdf version

Asian Legal Business ranks bizconsult as Tier 3 M&A law firm

Recently, Asian legal Business (ALB), the world’s leading source of intelligent information for businesses and professionals, has just published Asia Magazine of September 2014 where bizconsult is ranked in tier 3 Vietnamese law firm in M&A area.

Additionally, in this months, in our honor Mr Tuan Nguyen, bizconsult managing partner is the only one Vietnamese Continue reading “Asian Legal Business ranks bizconsult as Tier 3 M&A law firm”

New policies to take effect since June

Seven decrees of the government, one decision signed by the prime minister, and two ministerial-level circulars will take effect since June 2013.

Conditions for purchasing social housing

The government on April 22, 2013 issued Decree 34/2013/ND-CP to detail conditions for those eligible for purchasing and renting State-owned houses.

Accordingly, the eligible include (1) people with Continue reading “New policies to take effect since June”