BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 06, 2020 – TÓM TẮT DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ THỬ NGHIỆM CÓ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

Đăng ngày 23/06/2020

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước ban hành Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng để lấy ý kiến. Trong bối cảnh công nghệ tài chính phát triển nhanh chóng kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn, bản dự thảo có thể được coi là một trong những viên gạch đầu tiên, đặt nền móng cho việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động Fintech tại Việt Nam.

1. Định nghĩa Cơ chế thử nghiệm công nghệ tài chính (Fintech)

Theo định nghĩa tại Dự thảo, Cơ chế thử nghiệm Fintech (sau đây gọi tắt là Cơ chế thử nghiệm) là một cơ chế pháp lý được thiết lập bởi Chính phủ trong đó cho phép các tổ chức tín dụng, công ty cung ứng giải pháp Fintech và tổ chức đổi mới sáng tạo khác được thực hiện thử nghiệm trực tiếp các sản phẩm, dịch vụ Fintech trong môi trường được kiểm soát và giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan quản lý có liên quan.

2. Đối tượng và các lĩnh vực được tham gia Cơ chế thử nghiệm

Ba nhóm đối tượng có liên quan tới hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng dự kiến được tham gia thử nghiệm bao gồm các tổ chức tín dụng, công ty Fintech/Công ty cung ứng giải pháp Fintech hợp tác với ngân hàng; Công ty Fintech/Công ty cung ứng giải pháp Fintech độc lập. Các lĩnh vực Fintech được tham gia Cơ chế thử nghiệm là thanh toán, tín dụng, cho vay ngang hàng (P2P Lending), hỗ trợ định danh khách hàng; giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), các giải pháp ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo như Blockchain, các dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động ngân hàng (chấm điểm tín dụng, tiết kiệm, huy động vốn…).

Giải pháp Fintech của các đối tượng xin tham gia thử nghiệm phải đáp ứng toàn bộ các tiêu chí:

  • Là giải pháp mà hoàn toàn chưa có hoặc một phần chưa có quy định pháp lý điều chỉnh;
  • Là giải pháp Fintech sáng tạo lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam hoặc giải pháp Fintech được ứng dụng cho dịch vụ mới, có tính sáng tạo cao góp phần đem mang lại lợi ích cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, đặc biệt là các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy mục tiêu mở rộng phổ cập tài chính;
  • Là giải pháp được thiết kế quản lý rủi ro tốt, không có hoặc ít có khả năng gây ra tác động xấu tới các tổ chức tài chính nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung; có phương án xử lý, khắc phục các rủi ro xảy ra trong quá trình thử nghiệm;
  • Là giải pháp đã được công ty cung ứng giải pháp hoặc tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp đánh giá phù hợp và chính xác chức năng, công dụng và tính hữu ích;
  • Là giải pháp có tính khả thi và tính thương mại cao, có kế hoạch cung ứng ra thị trường cụ thể sau khi hoàn thành thử nghiệm;
  • Là giải pháp không tiềm ẩn rủi ro gây bất ổn đến thị trường tài chính – ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

3. Phạm vi thử nghiệm

Thời gian thử nghiệm các giải pháp Fintech là 01-02 năm tùy từng giải pháp và lĩnh vực cụ thể, tính từ thời điểm được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thử nghiệm. Tùy thuộc vào các giải pháp Fintech cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ thảo luận với tổ chức tham gia thử nghiệm để quyết định phạm vi cho hoạt động của các giải pháp bao gồm đồng thời 1 trong 3 yếu tố sau: Về địa lý, về hạn mức giao dịch và về số lượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ.

4. Đăng kí tham gia Cơ chế thử nghiệm

Tổ chức tín dụng, công ty Fintech/công ty cung ứng giải pháp Fintech phải thực hiện việc đăng kí khi tham gia Cơ chế thử nghiệm, hồ sơ đăng kí bao gồm: (1) Đơn đăng kí tham gia cơ chế thử nghiệm Fintech; (2) Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp và không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản theo quyết định đã được ban hành; (3) Văn bản mô tả về Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành đối với Giải pháp Fintech đăng kí thử nghiệm; (4) Đề án mô tả Giải pháp Fintech.

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đầu mối tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm.

5. Quy định về giám sát rủi ro, tổng kết đánh giá và xác nhận tốt nghiệp các tổ chức tham gia thử nghiệm

Kết thúc thời gian thử nghiệm, các tổ chức tham gia thử nghiệm phải xây dựng báo cáo tổng kết, bao gồm các thông tin: Sản phẩm đầu ra thử nghiệm, các chỉ số đánh giá thử nghiệm về thành công hay thất bại của giải pháp và kết quả thử nghiệm; báo cáo sự cố và giải quyết khiếu nại của khách hàng và bài học rút ra từ việc thử nghiệm. Ngân hàng Nhà nước căn cứ báo cáo tổng kết và quá trình giám sát trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý bao gồm dừng tham gia thử nghiệm; cấp giấy chứng nhận hoàn thành thử nghiệm hoặc gia hạn thử nghiệm. Việc được cấp giấy Chứng nhận hoàn thành thử nghiệm là căn cứ để các tổ chức triển khai chính thức ra thị trường. Đồng thời kết quả triển khai thử nghiệm dịch vụ cũng là căn cứ để các cơ quan nhà nước triển khai xây dựng hoàn thiện cơ sở pháp lý phù hợp với từng loại dịch vụ và công nghệ Fintech.

Download pdf version

LEGAL UPDATE – JUNE 2020 – SUMMARY OF THE DRAFT DECREE ON CONTROLLED TESTING MECHANISM FOR FINANCIAL TECHNOLOGY ACTIVITIES (FINTECH) IN THE BANKING SECTOR

June 23, 2020

Recently, the State Bank of Vietnam (SBV) issued a Decree on Controlled Testing Mechanism for Financial Technology Activities (Fintech) in the banking sector for public opinion. In the context of fast-growing financial technology entailing many potential risks, the draft decree can be considered as one of the first bricks, laying the foundations for building a regulatory framework for Fintech in Vietnam.

1. Definition of Controlled Testing Mechanism for Financial Technology Activities (Fintech)

According to the draft decree, the Fintech Testing Mechanism (hereinafter referred to as the Testing Mechanism) is a legal mechanism established by the Government that allows credit institutions, Fintech solution companies and innovative organization to directly conduct Fintech product and services testing in an environment that is strictly controlled and monitored by the relevant regulatory agencies.

2. Subjects and fields allowed to participate in the Testing Mechanism

Three group of subjects involved in Fintech activities in the banking sector are expected to be allowed to participate in the test include: credit institutions (credit institutions) as prescribed in the Law on Credit Institutions 2010; Fintech company/Fintech solution provider cooperating with banks; Fintech company/independent Fintech solution provider. Fintech fields participating in Fintech testing mechanism includes: payment; credit; peer-to-peer lending (P2P Lending); customer identification support; open application programming interface (Open API); innovative application technology solutions such as Blockchain; other services supporting banking activities (such as credit scoring, savings, capital mobilization, etc.).

To be approved to participate in the Fintech Testing Mechanism, the subjects must meet all the following criteria:

  • Being a solution that does not yet exist or is partially unregulated;
  • Being an innovative Fintech solution applied for the first time in Vietnam or a Fintech solution applied for a new, highly innovative service that contributes to the benefit of service users in Vietnam, especially solutions to support and promote the goal of expanding financial universalization;
  • Being a well-designed risk management solution that does not have or is likely to have a negative impact on financial institutions in particular and the financial system in general; have a plan to handle and overcome risks occurring during the testing process;
  • Being a solution that is implemented by Fintech companies/Fintech solution providers or credit institutions with appropriate and accurate assessment of functions, utilities and usefulness;
  • Being a feasible and commercial solution, with a plan to provide specific markets after the completion of the testing process;
  • Being a solution that contains no potential risk of destabilizing financial markets – banks in particular and the economy in general.

3. Scope of testing

The testing time for Fintech solutions is 1-2 years depending on the specific solutions and fields, counting from the time the Prime Minister approves the trial. Depending on the specific Fintech solutions, the SBV shall discuss with the testing organizations to decide the scope for the operation of the solutions, including at the same time or one of three factors: geography, transaction limit and number of customers participating in the service.

4. Registration for participation in the Testing Mechanism 

Credit institutions, Fintech companies/Fintech solution providers must carry out the registration when participating in the Testing Mechanism, the registration dossier includes: (1) Application for participation in Fintech Testing Mechanism; (2) Establishment license or incorporation registration certificate and not in the process of division, separation, consolidation, merger, conversion, dissolution or bankruptcy under an issued decision; (3) Written description of the organizational structure and executive management of the Fintech Solution registered for testing; (4) Scheme describing Fintech Solution.

The SBV is the focal point to receive, appraise dossiers, advise and submit to the Prime Minister for granting or withdrawal of certificates of participation in the Testing Mechanism.

5. Provisions on risk monitoring, reviewing and certifying test completion for organizations

At the end of the testing period, organizations participating in the test must develop a summary report, including information: test output, test evaluation of success or failure of the solution and test results; incident reports and customer complaints, handling and lessons learned from testing. The SBV shall base on the summary report and monitoring process to submit to the Prime Minister the next solution, including: ceasing the test, certifying the test completion or extending the test period. The issuance of the certificate of testing completion is the basis for organizations to officially deploy the solution to the market. At the same time, the results of service testing are also set the ground for state agencies to develop and complete suitable legal framework to each type of Fintech service and application.

Download pdf version