THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG LUẬT SƯ CỘNG SỰ

Ngày 02 tháng 04 năm 2025

bizconsult law firm là một công ty luật danh tiếng tại Việt Nam, được các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như Legal500 Asia Law Firms, Asian Legal Business (ALB), Getting The Deal Through (Tạp Chí Mergers & Acquisitions), Global Legal Experts, Asia IP (Tạp chí Sở Hữu Trí Tuệ Châu Á), asialaw (Tạp chí luật Châu Á) v.v… đánh giá và xếp hạng cao trong nhóm các công ty luật hàng đầu chuyên nghiệp tại Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính:

·       Mua Bán & Sáp Nhập Doanh Nghiệp ·       Doanh Nghiệp & Thương Mại
·       Tài Chính, Ngân Hàng & Trung Gian Thanh Toán ·       Giao Dịch Bất Động Sản & Hợp Đồng EPCs/Xây Dựng
·       Dự Án Đầu Tư (Trong Nước & Nước Ngoài) ·       Sở Hữu Công Nghiệp & Quyền Tác Giả
·       Các Vấn Đề Lao Động ·       Nhượng Quyền Thương Mại & Chuyển Giao Công Nghệ
·       Thị Trường Vốn ·       Hợp Đồng & Đàm Phán Hợp Đồng
·       TMDT & Fintech ·       Giải Quyết Tranh Chấp & Tranh Tụng

Khách hàng của Công ty là các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam. Nhằm đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng tăng của Công ty, chúng tôi cần tuyển dụng một số vị trí sau đây làm việc tại thành phố Hà Nội:

VỊ TRÍ LUẬT SƯ CỘNG SỰ (ASSOCIATE) Số lượng: 01

Mô tả công việc:

  • Thực hiện các nghiên cứu, ghi nhớ pháp lý về các lĩnh vực theo yêu cầu của luật sư cấp cao hơn;
  • Tham gia dự thảo nội dung tư vấn pháp luật theo yêu cầu của luật sư cấp cao hơn;
  • Theo yêu cầu của luật sư cấp cao hơn, tham gia các cuộc họp giữa luật sư với khách hàng, các tổ chức liên quan; thực hiện ghi chép, ghi nhớ nội dung cuộc họp đó; thực hiện hỗ trợ luật sư về thông tin pháp luật, thông tin công việc cần thiết trong cuộc họp và sau cuộc họp;
  • Chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết cho khách hàng;
  • Viết các bài cập nhật văn bản pháp luật, phân tích pháp luật theo chủ đề, chuyên đề theo sự phân công của công ty;
  • Thực hiện các công việc pháp lý cần thiết khác theo yêu cầu của luật sư trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Yêu cầu:

  • Làm việc toàn thời gian;
  • Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm hành nghề tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực: giải quyết tranh chấp, tư vấn về đầu tư (đặc biệt là đầu tư nước ngoài), doanh nghiệp, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp; soạn thảo, tư vấn và đàm phán hợp đồng; các giao dịch bất động sản; tư vấn về các giao dịch tài chính …;
  • Kỹ năng đọc viết, trình bày bằng tiếng Việt và tiếng Anh tốt;
  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật loại khá/giỏi (bằng cao học luật sẽ có lợi thế trong đánh giá hồ sơ năng lực tuyển dụng).

Quyền lợi:

  • Được trực tiếp tham gia hỗ trợ, xử lý hồ sơ công việc dưới sự hướng dẫn của các luật sư;
  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và thân thiện;
  • Tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng tư vấn, kỹ năng hành nghề luật sư do công ty tổ chức;
  • Được tham dự các diễn đàn, hội thảo trong nước và quốc tế tổ chức tại Việt Nam nhằm mở rộng kiến thức và quan hệ;
  • Lương theo năng lực và thỏa thuận, được review hàng năm;
  • Thưởng (performance) cuối năm theo quy định của công ty;
  • Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội;
  • Được hưởng các phúc lợi theo quy định của công ty;
  • Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

 HỒ SƠ YÊU CẦU

Thành phần hồ sơ:

  1. Đơn xin việc (tiếng Việt và tiếng Anh);
  2. Bản mô tả chi tiết kinh nghiệm phù hợp với vị trí dự tuyển;
  3. Bản sao các bằng cấp, chứng chỉ đào tạo chuyên môn;

Hình thức nhận hồ sơ:

Gửi bưu điện đến: Công ty Luật TNHH bizconsult – Số 20 phố Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Hoặc qua e-mail : [email protected]

Thời hạn nhận hồ sơ: Từ ngày 02/04/2025

 Liên hệ:         Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: [email protected]

                        Vui lòng không liên hệ qua điện thoại.

Download PDF

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG LUẬT SƯ TRANH TỤNG

Ngày 02 tháng 04 năm 2025

bizconsult law firm là một công ty luật danh tiếng tại Việt Nam, được các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như Legal500 Asia Law Firms, Asian Legal Business (ALB), Getting The Deal Through (Tạp Chí Mergers & Acquisitions), Global Legal Experts, Asia IP (Tạp chí Sở Hữu Trí Tuệ Châu Á), asialaw (Tạp chí luật Châu Á) v.v… đánh giá và xếp hạng cao trong nhóm các công ty luật hàng đầu chuyên nghiệp tại Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính:

·       Mua Bán & Sáp Nhập Doanh Nghiệp ·       Doanh Nghiệp & Thương Mại
·       Tài Chính, Ngân Hàng & Trung Gian Thanh Toán ·       Giao Dịch Bất Động Sản & Hợp Đồng EPCs/Xây Dựng
·       Dự Án Đầu Tư (Trong Nước & Nước Ngoài) ·       Sở Hữu Công Nghiệp & Quyền Tác Giả
·       Các Vấn Đề Lao Động ·       Nhượng Quyền Thương Mại & Chuyển Giao Công Nghệ
·       Thị Trường Vốn ·       Hợp Đồng & Đàm Phán Hợp Đồng
·       TMDT & Fintech ·       Giải Quyết Tranh Chấp & Tranh Tụng

Khách hàng của Công ty là các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam. Nhằm đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng tăng của Công ty, chúng tôi cần tuyển dụng một số vị trí sau đây làm việc tại thành phố Hà Nội:

VỊ TRÍ LUẬT SƯ TRANH TỤNG Số lượng: 01

Mô tả công việc:

  • Nghiên cứu các vấn đề pháp lý của vụ việc, dự thảo các văn bản cần thiết và chuẩn bị hồ sơ chứng cứ phục vụ cho quá trình tố tụng;
  • Theo yêu cầu của luật sư cấp cao hơn, tham gia các cuộc họp giữa luật sư với khách hàng, các bên liên quan, thực hiện ghi chép nội dung cuộc họp và triển khai công việc sau cuộc họp;
  • Tham gia tố tụng tại tòa án, trọng tài ở Hà Nội và các tỉnh thành khác;
  • Làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu phát sinh) nhằm phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án;
  • Tham gia viết các bài phân tích pháp luật theo sự phân công của công ty;
  • Thực hiện các hỗ trợ cần thiết khác cho luật sư cấp cao hơn, thành viên của công ty trong việc thực hiện các dịch vụ cho khách hàng.

Yêu cầu:

  • Đã được cấp Thẻ luật sư;
  • Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm hành nghề tư vấn pháp luật trong lĩnh vực tranh tụng;
  • Kỹ năng làm việc theo nhóm tốt;
  • Kỹ năng tư vấn, trình bày, thuyết trình bằng tiếng Việt và tiếng Anh tốt;
  • Kỹ năng ứng xử, giao tiếp và giải quyết tình huống tốt;
  • Sử dụng các chức năng cơ bản của các phần mềm xử lý văn bản và thuyết trình (MS Word, Excel, Power Point);
  • Có trách nhiệm và chịu áp lực cao trong công việc;
  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật loại khá/giỏi, bằng cao học luật sẽ có lợi thế trong đánh giá hồ sơ năng lực tuyển dụng.

Quyền lợi:

  • Được trực tiếp tham gia hỗ trợ, xử lý hồ sơ công việc dưới sự hướng dẫn của các luật sư;
  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và thân thiện;
  • Tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng tư vấn, kỹ năng hành nghề luật sư do công ty tổ chức;
  • Được tham dự các diễn đàn, hội thảo trong nước và quốc tế tổ chức tại Việt Nam nhằm mở rộng kiến thức và quan hệ;
  • Lương theo năng lực và thỏa thuận, được review hàng năm;
  • Thưởng (performance) cuối năm theo quy định của công ty;
  • Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội;
  • Được hưởng các phúc lợi theo quy định của công ty;
  • Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

 HỒ SƠ YÊU CẦU

Thành phần hồ sơ:

  1. Đơn xin việc (tiếng Việt và tiếng Anh);
  2. Bản mô tả chi tiết kinh nghiệm phù hợp với vị trí dự tuyển;
  3. Bản sao các bằng cấp, chứng chỉ đào tạo chuyên môn;

Hình thức nhận hồ sơ:

Gửi bưu điện đến: Công ty Luật TNHH bizconsult – Số 20 phố Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Hoặc qua e-mail : [email protected]

Thời hạn nhận hồ sơ: Từ ngày 02/04/2025

 Liên hệ:         Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: [email protected]

                        Vui lòng không liên hệ qua điện thoại.

Download PDF

BIZCONSULT KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ QUỐC TẾ TẠI DIỄN ĐÀN ĐẦU TƯ THƯỢNG HẢI 2025

Ngày 11 tháng 03 năm 2025

Từ ngày 22/2/2025 đến 23/2/2025, Công ty Luật TNHH Bizconsult đã vinh dự tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp Trung Quốc Mở rộng Toàn cầu & Dịch vụ Chuyên nghiệp Toàn cầu năm 2025 (2025 China Enterprises Going Global & Global Professional Services Forum), diễn ra tại Thượng Hải, Trung Quốc. Đây là một trong những diễn đàn đầu tư quốc tế uy tín nhất, quy tụ các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực để thảo luận về xu hướng toàn cầu hóa của doanh nghiệp Trung Quốc cũng như đề ra các giải pháp pháp lý, tài chính và chiến lược nhằm tối ưu hóa quá trình mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Bizconsult – Cầu nối chiến lược đưa doanh nghiệp Trung Quốc đến Việt Nam

Trong khuôn khổ diễn đàn, các phiên thảo luận chuyên sâu theo khu vực đã mang đến những đánh giá sắc bén về các thị trường đầu tư trọng điểm. Các chuyên gia đã phân tích chi tiết về yếu tố pháp lý, tài chính, thuế và tuân thủ, cung cấp những định hướng thiết yếu giúp doanh nghiệp:
✔ Xây dựng chiến lược gia nhập thị trường phù hợp
✔ Đánh giá và nắm bắt cơ hội đầu tư tiềm năng
✔ Hoạch định và quản lý tài sản hiệu quả
✔ Chuẩn bị IPO và giải quyết các vấn đề pháp lý quan trọng khác

Với tư cách là diễn giả chính trong diễn đàn, Luật sư Nguyễn Anh Tuấn và Luật sư Nguyễn Thu Huyền, đại diện Công ty Luật Bizconsult, đã có những bài tham luận chuyên sâu, cung cấp cái nhìn tổng quan và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về việc hỗ trợ doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Những nội dung được trình bày không chỉ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về môi trường pháp lý và chính sách đầu tư tại Việt Nam, mà còn nhấn mạnh những lợi thế cạnh tranh mà Việt Nam mang lại trong khu vực.

Khẳng định vị thế tiên phong của Bizconsult trên trường quốc tế

Sự tham gia của Bizconsult tại diễn đàn không chỉ thể hiện vai trò tiên phong của công ty trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và đầu tư quốc tế, mà còn góp phần củng cố vị thế của Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Với bề dày kinh nghiệm trong việc tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam, Bizconsult đã và đang đóng vai trò cầu nối chiến lược giúp các doanh nghiệp định hướng rõ ràng, tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh và đảm bảo tuân thủ pháp lý khi đầu tư vào Việt Nam.

Diễn đàn lần này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế của Bizconsult, đồng thời khẳng định tầm nhìn dài hạn và cam kết mạnh mẽ của công ty trong việc tạo dựng môi trường đầu tư minh bạch, thuận lợi và bền vững.

Với những đóng góp thiết thực tại diễn đàn, Bizconsult tiếp tục khẳng định vị thế một trong những công ty luật hàng đầu Việt Nam, không ngừng nâng cao năng lực, mở rộng kết nối quốc tế và thúc đẩy các cơ hội đầu tư chiến lược cho khách hàng và đối tác trên toàn cầu.

Dưới đây là một số hình ảnh các luật sư của Công ty Luật Bizconsult tham gia thuyết trình tại Diễn đàn quốc tế.

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 2, 2025 – DỰ ÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI ĐƯỢC THỰC HIỆN TRÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP, ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT Ở?

Phát hành tháng 02 năm 2025

Nguyễn Bích Vân
Thành viên

Nguyễn H. Phương Uyên
Luật sư Cộng sự

DẪN NHẬP:

Chiều ngày 30/11/2024, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Nghị quyết số 171/2024/QH15 về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất (“Nghị Quyết 171”).  Nghị Quyết 171 đánh dấu một giai đoạn thí điểm mang tính đột phá tại Việt Nam với những điểm nổi bật như sau:

  • Cơ chế thí điểm linh hoạt: Nghị quyết cho phép triển khai các dự án nhà ở thương mại không chỉ thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất mà còn áp dụng cho các loại đất không thuộc diện đất ở.
  • Thúc đẩy phát triển nhà ở thương mại: Việc tháo gỡ các rào cản pháp lý sẽ kích thích sự phát triển của thị trường bất động sản, đặc biệt trong các khu vực đô thị lớn nơi nhu cầu về nhà ở rất cao;
  • Tăng cường quản lý và minh bạch: Nghị quyết đặt mục tiêu tạo ra một thị trường bất động sản minh bạch và bền vững.
  • Khuyến khích đầu tư: Nghị quyết mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực phát triển nhà ở thương mại một cách dễ dàng hơn.
  • Hỗ trợ giải quyết vấn đề nhà ở: Nghị quyết 171 được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm nhà ở, đặc biệt cho người có thu nhập thấp và trung bình tại các đô thị lớn.

1. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Nghị Quyết 171 thực hiện thí điểm trên phạm vi toàn quốc đối với dự án của tổ chức kinh doanh bất động sản trong các trường hợp sau đây:

  • Dự án nhận quyền sử dụng đất;
  • Dự án đang có quyền sử dụng đất;
  • Dự án đang có quyền sử dụng đất và nhận quyền sử dụng đất;
  • Dự án được các tổ chức đang sử dụng đất thành lập để thực hiện dự án nhà ở thương mại trên diện tích của cơ sở sản xuất kinh doanh phải di dời do ô nhiễm môi trường hoặc phải di dời theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.

Trên cơ sở kế thừa và đảm bảo tính nhất quán với Luật Đất Đai, các dự án nhà ở thương mại của tổ chức kinh doanh bất động sản (i) nhận quyền sử dụng đất ở hoặc (ii) đang có quyền sử dụng đất ở hoặc đất ở và đất khác sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị Quyết 171 mà sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh và được thực hiện theo quy định Luật Đất Đai hiện hành.

Việc thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án thí điểm được thực hiện thông qua việc chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp trong phạm vi khu đất, thửa đất thực hiện thí điểm có diện tích đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước quản lý nhưng không tách được thành dự án độc lập thì diện tích đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước quản lý được đưa vào tổng diện tích đất để lập dự án và được Nhà nước thu hồi để giao, cho thuê cho nhà đầu tư thực hiện dự án không phải thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, không phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.

2. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Nghị Quyết 171 áp dụng với 03 nhóm đối tượng chính là (i) cơ quan nhà nước, (ii) tổ chức kinh doanh bất động sản và (iii) người sử dụng đất.  Theo đó, các đối tượng áp dụng thực hiện quyền và nghĩa vụ tương ứng của mình theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN DỰ ÁN THÍ ĐIỂM

Điều kiện về khu đất, thửa đất:

  • Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện hoặc quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
  • Phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt;
  • Thuộc danh mục các khu đất dự kiến thực hiện dự án thí điểm do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.

Điều kiện về chủ thể thực hiện dự án (tổ chức kinh doanh bất động sản):

  • Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất để thực hiện dự án thí điểm đối với trường hợp quy định tại điểm (a) và điểm (c) Mục 1 nêu trên hoặc có văn bản chấp thuận của Bộ Quốc phòng đối với đất quốc phòng, Bộ Công an đối với đất an ninh.

Điều kiện về loại đất:

  • Đất nông nghiệp;
  • Đất phi nông nghiệp không phải đất ở;
  • Đất ở và đất khác trong cùng thửa đất đối với trường hợp thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất quốc phòng, đất an ninh đã được quy hoạch đưa ra khỏi đất quốc phòng, đất an ninh.

4. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN DỰ ÁN THÍ ĐIỂM

  • Được thực hiện tại khu vực đô thị hoặc khu vực được quy hoạch phát triển đô thị;
  • Tổng diện tích đất ở trong các dự án thí điểm (bao gồm đất ở hiện hữu và đất dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở) không vượt quá 30% của phần diện tích đất ở tăng thêm trong kỳ quy hoạch (so với hiện trạng sử dụng đất ở) theo phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030 đã được phê duyệt;
  • Không thuộc các dự án quy định tại khoản 4 Điều 67 của Luật Đất đai;
  • Đối với trường hợp quy định tại điểm (a) Mục 1 nêu trên, khu đất thực hiện dự án thí điểm phải không thuộc danh mục công trình, dự án phải thu hồi đất được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua theo quy định tại khoản 5 Điều 72 của Luật Đất đai.

5. HIỆU LỰC VÀ THI HÀNH

Nghị Quyết 171 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2025 và được thực hiện trong 05 năm. Khi Nghị Quyết 171 hết hiệu lực, tổ chức kinh doanh bất động sản đang thực hiện dự án thí điểm theo tiến độ ghi trong dự án đầu tư được tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc dự án. Người nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong dự án thí điểm có quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN:

Nghị Quyết 171 là một bước tiến đột phá trong việc cải cách và nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam, mở ra cơ hội mới cho các dự án nhà ở thương mại mà vẫn giữ được tính nhất quán với các quy định pháp luật về đất đai, đảm bảo tính công bằng trong quá trình tiếp cận dự án của các bên tham gia. Đồng thời, Nghị Quyết 171 tạo ra nền tảng cho sự ổn định về nguồn cung nhà ở thương mại và góp phần phát triển thị trường bất động sản minh bạch, lành mạnh và bền vững.

Download pdf version

[GIẢI THƯỞNG VÀ DANH HIỆU] DANH SÁCH A-LIST – TOP 100 LUẬT SƯ CHO KHU VỰC VIỆT NAM

Ngày 10 tháng 02 năm 2025

Công ty Luật TNHH bizconsult tự hào vì năm 2024 là năm thứ 5 liên tiếp 3 Luật sư Thành viên của Công ty: ông Nguyễn Anh Tuấn, ông Nguyễn Đăng Việt và ông Lê Hồng Phong được liệt kê trong Danh sách hạng A (A-list) – top 100 luật sư có thực tiễn hành nghề nổi bật tại Việt Nam của Tạp chí Luật Kinh doanh Châu Á (Asia Business Law Journal).

Đây là kết quả từ những nghiên cứu sâu rộng và đề cử từ các luật sư pháp chế và các đối tác của các công ty luật quốc tế tại Việt Nam. Nhận xét đến từ khách hàng là bảo chứng cho sự giàu kinh nghiệm, luôn giữ vững tiêu chuẩn đạo đức và sự chuyên nghiệp, nhiệt huyết trong công việc của các luật sư.

Xin chúc mừng các luật sư! Thành tích này không chỉ là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực và cống hiến của các luật sư mà còn khẳng định vị thế vững chắc của bizconsult trong lĩnh vực pháp lý. Chúng tôi tin rằng với sự tận tâm, chuyên môn sâu rộng và tinh thần không ngừng đổi mới, các luật sư sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai!

Đọc thêm tại https://bit.ly/4hpB1BH

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập http://www.bizconsult.vn/https://www.linkedin.com/company/bizconsult-law-firm-02

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 12, 2024 – ĐỔI MỚI PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG: LUẬT NĂM 2023 VÀ NGHỊ ĐỊNH 55/2024/NĐ-CP

Phát hành Tháng 12/2024

Trần Công Quốc
Luật sư Thành viên

Nguyễn Ngọc Ly
Luật sư Cộng sự Cấp cao

Người tiêu dùng luôn là nhóm đối tượng quan trọng và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của bất kỳ quốc gia nào. Quyền lợi của người tiêu dùng nên được ưu tiên bảo vệ bởi đây là nguồn lực và động lực chính cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, người tiêu dùng thường gặp phải bất lợi trong các giao dịch hàng hóa, dịch vụ với các tổ chức, cá nhân kinh doanh do thiếu thông tin hoặc những hạn chế về khả năng lựa chọn. Tình trạng này dẫn đến sự mất cân bằng quyền lợi, làm tổn hại đến quyền lợi của người tiêu dùng. Vì vậy, pháp luật nên có sự điều chỉnh và Nhà nước cần giám sát để đảm bảo cân bằng quyền lợi giữa người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh, từ đó giúp người tiêu dùng được đối xử công bằng, có quyền truy cập thông tin chính xác và được bảo vệ khỏi những hành vi kinh doanh bất hợp pháp.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi đã được Quốc hội khóa XV thông qua vào ngày 20/6/2023 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 (“Luật năm 2023”), thay thế cho Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 (“Luật năm 2010”). Việc sửa đổi này được thực hiện nhằm bắt kịp xu hướng toàn cầu và tuân theo các quy định pháp lý quốc tế, giúp cập nhật và hoàn thiện các quy định trong Luật, bao gồm 7 chương và 80 điều, phù hợp với xu hướng tiêu dùng và kinh doanh hiện đại. Đồng thời, Nghị định 55/2024/NĐ-CP, ban hành vào ngày 16/5/2024 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 (“Nghị định 55”), thay thế Nghị định 99/2011/NĐ-CP, tập trung vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong môi trường số, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương và tổ chức Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam. Mục tiêu của việc sửa đổi này là để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tốt hơn trong bối cảnh Việt Nam có thị trường tiêu dùng lớn và đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong Cách mạng Công nghiệp 4.0. (4IR) với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ như AI, blockchain và Internet Vạn Vật (IoT).

A. CÁC ĐIỂM MỚI NỔI BẬT

1.Quy định chung

a. Đối tượng áp dụng

Luật năm 2023 đã mở rộng đối tượng áp dụng (Điều 2), bao gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội và tổ chức xã hội. Đặc biệt, đối với các giao dịch xuyên biên giới và giao dịch trực tuyến, Luật cũng áp dụng cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài có liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Định nghĩa “người tiêu dùng” trong Luật năm 2023 (Điều 3.1) bổ sung cụm từ “không vì mục đích thương mại” để nhấn mạnh rằng chỉ tập trung vào việc tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, Luật năm 2023 vẫn giữ thuật ngữ “người” để định nghĩa người tiêu dùng, điều này dẫn đến sự không rõ ràng liệu tổ chức hay hộ gia đình có thể được coi là người tiêu dùng hay không.

b. Người có ảnh hưởng (influencers)

Luật năm 2023 đưa ra các định nghĩa mới về “người có ảnh hưởng” (Điều 3.9). Khái niệm này được làm rõ tại Điều 2.1 Nghị định 55. Người có ảnh hưởng được hiểu là chuyên gia, cá nhân có uy tín, hoặc người được xã hội chú ý trong một lĩnh vực cụ thể, được các tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh tài trợ để sử dụng hình ảnh, lời khuyên, hoặc khuyến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hoặc khuyến khích tiêu dùng. Các trường hợp cụ thể bao gồm: (i) người có chuyên môn hoặc kinh nghiệm, được công nhận bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong lĩnh vực, ngành nghề cụ thể; (ii) người tiêu biểu hoặc có uy tín có đóng góp nổi bật và được xã hội ghi nhận, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận; và/hoặc (iii) người được xã hội chú ý hoặc có lượng theo dõi lớn đặc biệt trên các phương tiện truyền thông hoặc nền tảng số, đáp ứng các điều kiện tham gia quảng cáo hoặc kinh doanh trực tuyến. Quy định này nhằm minh bạch hóa vai trò của người có ảnh hưởng trong hoạt động quảng cáo và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong môi trường kinh doanh hiện đại.

Ngoài ra, theo Điều 22 của Luật năm 2023, người có ảnh hưởng có các nghĩa vụ sau:

  • Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng và yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp tài liệu chứng minh tính chính xác của thông tin thông qua mình.
  • Chịu trách nhiệm liên đới nếu cung cấp thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ, trừ khi có bằng chứng chứng minh đã thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm tra tính chính xác của thông tin.
  • Thông báo trước cho người tiêu dùng về việc mình được tài trợ để cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

c. Người tiêu dùng dễ bị tổn thương

Khái niệm “người tiêu dùng dễ bị tổn thương” được học hỏi và lấy cảm hứng từ các hệ thống pháp lý của các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia phát triển và các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nơi đã thiết lập các tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong các luật và quy định của họ. Khái niệm này được định nghĩa tại Điều 8.1 nhằm bảo vệ 07 nhóm đối tượng người tiêu dùng có khả năng gặp bất lợi trong giao dịch tiêu dùng, như người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ mang thai, hoặc các nhóm dân cư sống ở khu vực xa xôi, khó khăn v.v. Đồng thời, Điều 8 yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong quá trình giao dịch, đảm bảo quyền khiếu nại và giải quyết tranh chấp. Thương nhân phải tiếp nhận và xử lý các yêu cầu bảo vệ từ nhóm này, không được chuyển cho bên thứ ba trừ khi bên thứ ba có trách nhiệm liên quan.

Nếu chậm trễ, từ chối ưu tiên hoặc không chấp nhận yêu cầu, thương nhân phải bồi thường cho người tiêu dùng dễ bị tổn thương theo pháp luật dân sự (Điều 8.2). Thương nhân cũng phải xây dựng và công khai quy trình bảo vệ quyền lợi cho nhóm này, đảm bảo quyền khiếu nại, giải quyết tranh chấp, và thông báo công khai tại trụ sở, địa điểm kinh doanh hoặc trên trang web, ứng dụng (Điều 8.3).

d. Giao dịch đặc thù

So với Luật năm 2010, Luật năm 2023 đã giải thích cụ thể các giao dịch đặc thù (Điều 3.8) nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh 4IR, bao gồm:

  • Giao dịch từ xa: giao dịch qua mạng, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác, trong đó người tiêu dùng không thể kiểm tra trực tiếp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi giao dịch (Điều 3.5);
  • Cung cấp dịch vụ liên tục: cung cấp dịch vụ có thời hạn từ 03 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn như viễn thông, internet, truyền hình cáp v.v. (Điều 3.6);
  • Bán hàng trực tiếp: tổ chức, cá nhân kinh doanh chủ động tiếp cận người tiêu dùng để giới thiệu và bán sản phẩm, dịch vụ thông qua các hình thức: (i) Bán hàng tận cửa: bán sản phẩm, dịch vụ tại nơi ở hoặc làm việc của người tiêu dùng; (ii)Bán hàng đa cấp: bán hàng qua mạng lưới cá nhân với nhiều cấp, nơi người tham gia nhận hoa hồng từ bán hàng của mình và của người khác trong mạng lưới; và (iii) Bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên: bán sản phẩm, dịch vụ tại các địa điểm không phải là cửa hàng bán lẻ cố định (Điều 3.7).

Luật năm 2010, thông qua Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 (“Nghị định 99”) đã từng đưa ra các khái niệm về “Hợp đồng giao kết từ xa”, “Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục” hay “Bán hàng tận cửa” (Điều 3 Nghị định 99). Tuy nhiên về cơ bản, hệ thống luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũ chỉ tập trung vào các giao dịch truyền thống. Trong khi đó, Luật năm 2023 đã bắt kịp xu thế bằng việc chú trọng đến các giao dịch từ xa và các dịch vụ trực tuyến, đáp ứng nhu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời đại số, giúp giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng khi tham gia vào các giao dịch mà họ không thể kiểm tra trực tiếp sản phẩm hoặc dịch vụ.

e. Hành vi bị nghiêm cấm

Điều 10 Luật năm 2023 đã chi tiết và toàn diện hóa danh mục các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể là bổ sung các hành vi sau đây:

  • Không đền bù, hoàn tiền hoặc đổi lại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng do nhầm lẫn của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc khi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đúng với thông tin đã đăng ký, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu hoặc cam kết.
  • Đánh tráo, gian lận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng.
  • Không thông báo trước việc tài trợ cho người có ảnh hưởng để sử dụng hình ảnh, lời khuyên, khuyến nghị nhằm xúc tiến thương mại hoặc khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm, dịch vụ.
  • Ngăn cản người tiêu dùng kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Yêu cầu người tiêu dùng phải mua thêm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như là điều kiện bắt buộc để giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng.
  • Quy định điều khoản không hợp pháp trong hợp đồng với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
  • Thu thập, lưu trữ, sử dụng, chỉnh sửa, cập nhật, hủy bỏ thông tin của người tiêu dùng trái quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Luật năm 2023 còn liệt kê bổ sung các nhóm hành vi bị nghiêm cấm có tính chất đặc thù đối với hình thức bán hàng đa cấp và đối với hoạt động kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số, cụ thể như sau:

  • Bán hàng đa cấp (Điều 10.2): yêu cầu đặt cọc hoặc mua hàng hóa để tham gia bán hàng đa cấp; cung cấp thông tin gian dối; kinh doanh không có giấy chứng nhận; bán hàng đa cấp đối với dịch vụ hoặc hình thức không phải là mua bán hàng hóa; phát triển mạng lưới không dựa trên giao dịch mua bán hàng hóa. Trong đó, một số hành vi được đề cập tương tự theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (“Nghị định 40”);
  • Nền tảng số (Điều 10.3): ép buộc hoặc ngăn cản người tiêu dùng sử dụng nền tảng trung gian khác để như là điều kiện bắt buộc để sử dụng dịch vụ; hạn chế quyền lựa chọn sản phẩm mà không công khai tiêu chí lựa chọn; hiển thị không trung thực các phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ; ngăn cản đăng ký hoặc hiển thị phản hồi của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; ngăn cản gỡ bỏ phần mềm hoặc yêu cầu cài đặt phần mềm không cần thiết.

2. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng

Luật năm 2023 đã củng cố, nâng cao vai trò của người tiêu dùng trong bối cảnh tiêu dùng hiện đại, đồng thời đảm bảo cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của họ. Các quyền mới bao gồm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, bảo vệ thông tin (Điều 4.1), quyền lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững (Điều 4.9) và quyền được bảo vệ khi sử dụng dịch vụ công theo quy định của pháp luật (Điều 4.10). Bên cạnh đó, Điều 5 bổ sung các nghĩa vụ của người tiêu dùng bao gồm tuân thủ điều kiện, hướng dẫn vận chuyển, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; quy định về kiểm định, bảo vệ môi trường, tiêu dùng bền vững (Điều 5.3) và nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh (Điều 5.5) và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Giao dịch đặc thù

a. Giao dịch từ xa

Khái niệm “giao dịch trên không gian mạng” được đề cập tại “giao dịch từ xa”, trong đó tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng bao gồm (Điều 39.1 Luật năm 2023):

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ qua hệ thống thông tin do mình thiết lập hoặc qua nền tảng số;
  • Tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian.

Mặc dù Luật năm 2023 không định nghĩa “nền tảng số” hoặc “nền tảng số trung gian”, tuy nhiên Luật này tiếp tục đưa ra các quy định liên quan đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh, thiết lập, vận hành cung cấp “nền tảng số”, bao gồm liệt kê các hành vi bị cấm (Điều 10.1, Điều 10.3), trách nhiệm đối với người tiêu dùng (Điều 38, Điều 39 Luật năm 2023; Điều 22, Điều 23 Nghị định 55). Ngoài ra, sau này, Nghị định 55 đã bổ sung khái niệm về “nền tảng số lớn” là nền tảng phục vụ giao dịch điện tử đáp ứng một trong các tiêu chí sau (i) có từ 3 triệu tài khoản người dùng hoạt động hàng năm tại Việt Nam và tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tự xác định số lượng tài khoản người sử dụng trên nền tảng của mình; (ii) là nền tảng số trung gian quy mô lớn, rất lớn phục vụ giao dịch điện tử.

b. Cung cấp dịch vụ liên tục

Tại Mục 2 Chương III Luật năm 2023, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp dịch vụ liên tục và hình thức hợp đồng của loại hình dịch vụ này được quy định lần lượt tại Điều 41 và 42 Luật năm 2023, trong đó nổi bật là:

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp dịch vụ liên tục tại Việt Nam phải công khai thông tin về đại diện pháp lý tại Việt Nam. Nếu không có đại diện pháp lý, họ phải chỉ định một đại diện ủy quyền và công khai thông tin của đại diện này. Đại diện phải thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, quy định này có thể không rõ ràng trong việc thực thi quy định và tạo ra khó khăn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh khi áp dụng thực tế, cụ thể trong các trường hợp như: áp dụng cho tổ chức có hiện diện thương mại hay tổ chức nước ngoài?; vai trò của đại diện ủy quyền (nhân viên của tổ chức hay chỉ định qua hợp đồng ủy quyền?)v.
  • Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ liên tục, theo hợp đồng, phải thông báo cho người tiêu dùng về (i) việc nộp phí để tiếp tục sử dụng dịch vụ, tối thiểu 07 ngày làm việc trước khi hết hạn sử dụng dịch vụ; (ii) Thời điểm kết thúc hợp đồng, tối thiểu 07 ngày làm việc trước khi hợp đồng kết thúc.

c. Bán hàng trực tiếp

  i, Bán hàng đa cấp

Luật năm 2023 đưa ra định nghĩa về “bán hàng đa cấp” thuộc loại hình “bán hàng trực tiếp” (Điều 3.7.b) và các nghĩa vụ đối với các tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, ngoại trừ một số nghĩa vụ mới được quy định tại Điều 45, Luật năm 2023 này cơ bản quy định tương tự như trong Nghị định 40 hiện đang còn hiệu lực. Tuy nhiên, do Luật năm 2023 áp dụng đối với các nhà bán hàng đa cấp trong quan hệ với người tiêu dùng thay vì tất cả các nhà bán hàng đa cấp theo Nghị định 40 nên có khả năng dẫn đến chồng chéo về nghĩa vụ của các nhà bán hàng đa cấp.

  ii, Bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên

Luật năm 2023 quy định khái niệm mới về “bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên” (Điều 3.7.c), bao gồm việc giới thiệu và bán sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ tại các địa điểm không phải là địa điểm cố định, nơi mà sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ được bán hoặc cung cấp thường xuyên.

Theo Điều 47, các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại địa điểm không cố định, khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với tổng giá trị trên 10 triệu đồng, phải tuân thủ:

  • Thông báo với UBND cấp xã: Cung cấp thông tin chi tiết về tổ chức bán hàng với cách thức, hồ sơ và trách nhiệm của UBND được hướng dẫn tại Điều 26 và Điều 27 Nghị định 55. Mẫu thông báo và mẫu sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục 10 và 11 của Nghị định 55.
  • Niêm yết thông tin công khai tại địa điểm bán.
  • Duy trì thông tin liên hệ để giải quyết phản ánh và khiếu nại trong và sau bán hàng.
  • Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về sản phẩm, dịch vụ và tổ chức kinh doanh.
  • Nhận lại hàng hóa, dịch vụ trong vòng 30 ngày nếu còn nguyên tem, nhãn mác, bao bì, và trong hạn sử dụng.
  • Cung cấp hóa đơn, chứng từ cho giao dịch mua bán.
  • Hợp đồng bằng văn bản phải được gửi cho người tiêu dùng, cho phép người tiêu dùng có 03 ngày làm việc để thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng và thông báo lại; trong thời gian này không được yêu cầu người tiêu dùng đặt cọc, thanh toán hoặc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

4. Phương thức giải quyết tranh chấp

Luật năm 2023 duy trì bốn phương thức giải quyết tranh chấp bao gồm thương lượng, hòa giải, trọng tài và tố tụng tại tòa án giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.

a. Thương lượng

Về phương thức thương lượng, Luật năm 2023 bổ sung quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hỗ trợ thương lượng khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm (Điều 56.3). Quy định bổ sung này nhằm cải thiện phương thức thương lượng trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Ngoài ra, Luật năm 2023 còn quy định rõ hơn về hình thức thương lượng, cho phép thực hiện trực tuyến phù hợp với xu hướng công nghệ hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian cho các bên liên quan (Điều 54.3); bổ sung quy định chi tiết về thủ tục, thời hạn, và các trách nhiệm của các bên trong thương lượng, nhằm giảm thiểu sự tùy tiện và nâng cao trách nhiệm (Điều 57) và quyền và trách nhiệm của các bên trong thương lượng (Điều 59).

 b. Hòa giải

 Luật năm 2023 không đưa ra khái niệm “hòa giải” như trong Luật năm 2010 mà thay vào đó áp dụng quy định từ các luật khác, như Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Nghị định về hòa giải thương mại. Luật năm 2023 bổ sung thêm một trường hợp không được hòa giải là vi phạm điều cấm của luật hoặc đạo đức xã hội (Điều 54.2). Hòa giải viên phải đáp ứng các điều kiện về năng lực, phẩm chất đạo đức và kỹ năng hòa giải; đặc biệt, đối với các tranh chấp có yếu tố dân tộc thiểu số, phải có hòa giải viên phù hợp (Điều 64). Luật năm 2023 yêu cầu lập văn bản ghi nhận kết quả hòa giải thành và quy định các nội dung chi tiết của văn bản này. Nếu không đạt kết quả hòa giải thành, không cần lập văn bản (Điều 65); đồng thời có cơ chế công nhận kết quả hòa giải thành và trách nhiệm thực hiện trong thời hạn đã thỏa thuận (Điều 66). Nhìn chung, những sửa đổi trong Luật năm 2023 làm rõ hơn các quy định về hòa giải, nâng cao hiệu quả và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia.

c. Tòa án

Đối với phương thức giải quyết tại tòa, Luật năm 2023 đã hoàn thiện quy định về thủ tục rút gọn áp dụng cho các vụ án dân sự liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể, các vụ án có giá trị giao dịch dưới 100 triệu VND (khoảng 4,000 USD) (Điều 70.2) sẽ được giải quyết theo thủ tục rút gọn mà không cần phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 317.1 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích công cộng, nếu không xác định được đối tượng thụ hưởng, sẽ được sử dụng cho các hoạt động chung vì quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Chính phủ hoặc nộp vào ngân sách nhà nước (Điều 73.2 Luật năm 2023). Nếu tổ chức xã hội tham gia khởi kiện ở phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trở lên, tiền bồi thường sẽ nộp vào ngân sách trung ương; nếu chỉ ở một tỉnh, thành phố, tiền bồi thường sẽ nộp vào ngân sách địa phương (Điều 28 Nghị định 55). Các điều chỉnh này đã góp phần củng cố vai trò của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời tạo cơ chế công bằng và minh bạch trong việc sử dụng tiền bồi thường thiệt hại.

 B. KẾT LUẬN

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và Nghị định số 55/2023/NĐ-CP đã thể hiện bước đổi mới quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam. Được ban hành trong bối cảnh 4IR với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và các giao dịch điện tử đã tác động sâu rộng đến quyền lợi người tiêu dùng, hai văn bản này đã ghi nhận nhiều điểm tiến bộ so với các quy định trước đây.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 đã mở rộng phạm vi bảo vệ, đặc biệt là quyền lợi của người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến và thương mại điện tử trong khi các quy định trước chủ yếu tập trung vào giao dịch truyền thống. Luật năm 2023 đã quy định rõ hơn về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ và bảo đảm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng; tăng cường vai trò của các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần tạo dựng niềm tin để họ có điều kiện tiếp cận với sự trợ giúp pháp lý khi quyền lợi bị xâm phạm. Luật năm 2023 yêu cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hoặc hàng hóa phải bảo đảm tính minh bạch trong thông tin, đồng thời có trách nhiệm trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng, tránh các hành vi xâm phạm quyền riêng tư, bắt kịp xu hướng bảo mật thông tin trong một thế giới số hóa ngày một phát triển.

Bên cạnh đó, Nghị định số 55/2023/NĐ-CP đã bổ sung các cơ chế thực thi và điều chỉnh chi tiết các vấn đề như giải quyết khiếu nại, tranh chấp và các biện pháp xử lý vi phạm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định này đã làm rõ hơn các quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ và giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng cũng như quy định liên quan đến việc giải quyết khiếu nại và tranh chấp trong các giao dịch trực tuyến.

Tổng thể, việc nâng cấp hệ thống luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong năm 2023 đã thể hiện sự đồng hành của pháp luật với sự phát triển của nền kinh tế số, là bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phù hợp với các thay đổi mạnh mẽ trong kỷ nguyên 4IR.

Download pdf version

[GIẢI THƯỞNG VÀ DANH HIỆU] CHUYÊN GIA VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2024 TẠI VIỆT NAM

Ngày 2 tháng 12 năm 2024

Công ty Luật TNHH bizconsult vinh dự khi Luật sư Điều hành của bizconsult – Ông Nguyễn Anh Tuấn và Luật sư Cộng sự Cấp cao – Bà Nguyễn Ngọc Ly được liệt kê là hai trong danh sách bao gồm 50 luật sư được Tạp chí Sở hữu trí tuệ Châu Á (Asia IP) xếp hạng tại Việt Nam cho năm 2024.
Danh sách này nằm trong khuôn khổ đánh giá thường niên được Tạp chí Sở hữu trí tuệ Châu Á ghi nhận dựa trên nghiên cứu biên tập sâu rộng và phản hồi từ cố vấn pháp chế của các doanh nghiệp trên toàn cầu để chỉ mặt đặt tên các luật sư hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dương.
Đây là sự công nhận và vinh danh xứng đáng cho những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, khẳng định vị thế và uy tín của đội ngũ luật sư của chúng tôi trong cộng đồng pháp lý quốc tế. bizconsult tự hào tiếp tục đồng hành cùng quý Khách hàng, bạn đọc và đối tác trên con đường bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của họ.
Tìm hiểu thêm tại https://bit.ly/4icjNbT

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG LUẬT SƯ CỘNG SỰ

Ngày 04 tháng 09 năm 2024

bizconsult law firm là một công ty luật danh tiếng tại Việt Nam, được các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như Legal500 Asia Law Firms, Asian Legal Business (ALB), Getting The Deal Through (Tạp Chí Mergers & Acquisitions), Global Legal Experts, Asia IP (Tạp chí Sở Hữu Trí Tuệ Châu Á), asialaw (Tạp chí luật Châu Á) v.v… đánh giá và xếp hạng cao trong nhóm các công ty luật hàng đầu chuyên nghiệp tại Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính:

·       Mua Bán & Sáp Nhập Doanh Nghiệp ·       Doanh Nghiệp & Thương Mại
·       Tài Chính, Ngân Hàng & Trung Gian Thanh Toán ·       Giao Dịch Bất Động Sản & Hợp Đồng EPCs/Xây Dựng
·       Dự Án Đầu Tư (Trong Nước & Nước Ngoài) ·       Sở Hữu Công Nghiệp & Quyền Tác Giả
·       Các Vấn Đề Lao Động ·       Nhượng Quyền Thương Mại & Chuyển Giao Công Nghệ
·       Thị Trường Vốn ·       Hợp Đồng & Đàm Phán Hợp Đồng
·       TMDT & Fintech ·       Giải Quyết Tranh Chấp & Tranh Tụng

Khách hàng của Công ty là các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam. Nhằm đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng tăng của Công ty, chúng tôi cần tuyển dụng một số vị trí sau đây làm việc tại thành phố Hà Nội:

VỊ TRÍ LUẬT SƯ CỘNG SỰ (ASSOCIATE) Số lượng: 01

Mô tả công việc:

  • Thực hiện các nghiên cứu, ghi nhớ pháp lý về các lĩnh vực theo yêu cầu của luật sư cấp cao hơn;
  • Tham gia dự thảo nội dung tư vấn pháp luật theo yêu cầu của luật sư cấp cao hơn;
  • Theo yêu cầu của luật sư cấp cao hơn, tham gia các cuộc họp giữa luật sư với khách hàng, các tổ chức liên quan; thực hiện ghi chép, ghi nhớ nội dung cuộc họp đó; thực hiện hỗ trợ luật sư về thông tin pháp luật, thông tin công việc cần thiết trong cuộc họp và sau cuộc họp;
  • Chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết cho khách hàng;
  • Viết các bài cập nhật văn bản pháp luật, phân tích pháp luật theo chủ đề, chuyên đề theo sự phân công của công ty;
  • Thực hiện các công việc pháp lý cần thiết khác theo yêu cầu của luật sư trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Yêu cầu:

  • Làm việc toàn thời gian;
  • Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm hành nghề tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực: giải quyết tranh chấp, tư vấn về đầu tư (đặc biệt là đầu tư nước ngoài), doanh nghiệp, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp; soạn thảo, tư vấn và đàm phán hợp đồng; các giao dịch bất động sản; tư vấn về các giao dịch tài chính …;
  • Kỹ năng đọc viết, trình bày bằng tiếng Việt và tiếng Anh tốt;
  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật loại khá/giỏi (bằng cao học luật sẽ có lợi thế trong đánh giá hồ sơ năng lực tuyển dụng).

Quyền lợi:

  • Được trực tiếp tham gia hỗ trợ, xử lý hồ sơ công việc dưới sự hướng dẫn của các luật sư;
  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và thân thiện;
  • Tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng tư vấn, kỹ năng hành nghề luật sư do công ty tổ chức;
  • Được tham dự các diễn đàn, hội thảo trong nước và quốc tế tổ chức tại Việt Nam nhằm mở rộng kiến thức và quan hệ;
  • Lương theo năng lực và thỏa thuận, được review hàng năm;
  • Thưởng (performance) cuối năm theo quy định của công ty;
  • Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội;
  • Được hưởng các phúc lợi theo quy định của công ty;
  • Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

 HỒ SƠ YÊU CẦU

Thành phần hồ sơ:

  1. Đơn xin việc (tiếng Việt và tiếng Anh);
  2. Bản mô tả chi tiết kinh nghiệm phù hợp với vị trí dự tuyển;
  3. Bản sao các bằng cấp, chứng chỉ đào tạo chuyên môn;

Hình thức nhận hồ sơ:

Gửi bưu điện đến: Công ty Luật TNHH bizconsult – Số 20 phố Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Hoặc qua e-mail : [email protected]

Thời hạn nhận hồ sơ: Từ ngày 04/09/2024

 Liên hệ:         Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: [email protected]

                        Vui lòng không liên hệ qua điện thoại.

Download PDF

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 08, 2024 – LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 2023

Phát hành 08/ 2024

Lê Hồng Phong
Luật sư Thành viên

Nguyễn Hoàng Quân
Luật sư Cộng sự Cấp cao

Trong bối cảnh kinh tế số phát triển mạnh mẽ, các giao dịch điện tử ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng. Điều này đòi hỏi cần có một hành lang pháp lý chặt chẽ nhằm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia giao dịch điện tử. Chính vì thế, Luật Giao Dịch Điện Tử năm 2023 đã được ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2023 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2024 với nhiều quy định mới và điều chỉnh quan trọng không chỉ mở rộng khung pháp lý hiện hành mà còn tạo điều kiện thuận lợi và an toàn hơn cho các bên tham gia vào các giao dịch điện tử. Với việc chú trọng đến bảo vệ dữ liệu cá nhân, xác thực và chữ ký điện tử, cũng như các quy định chi tiết về hợp đồng điện tử, luật mới hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thay đổi tích cực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua những thay đổi đáng chú ý của Luật Giao Dịch Điện Tử năm 2023 cùng những tác động và lưu ý pháp lý đối với doanh nghiệp và cá nhân.

A. CÁC ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

1. Chữ ký điện tử

Một trong những điểm nhấn của Luật Giao Dịch Điện Tử năm 2023 là quy định về chữ ký điện tử. Để đảm bảo tính pháp lý và bảo mật, chữ ký điện tử phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định như: tiêu chuẩn an ninh, tiêu chuẩn xác thực, tiêu chuẩn về khả năng truy vết và tiêu chuẩn về tính pháp lý của chữ ký điện tử. So với các quy định trước đây, những điểm mới này đã góp phần nâng cao tiêu chuẩn an ninh khi đưa ra yêu cầu rõ ràng về việc sử dụng xác thực hai yếu tố và các thuật toán mã hóa mạnh, tăng cường bảo mật cho chữ ký điện tử. Quy định này cũng góp phần giúp cho việc xác thực danh tính nghiêm ngặt hơn khi yêu cầu chữ ký điện tử phải được xác thực bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực đã được cấp phép, với quy trình xác thực danh tính nghiêm ngặt. Đồng thời, quy định tại Luật Giao dịch điện tử năm 2023 cũng tạo ra khả năng truy vết tốt hơn của chữ ký điện tử khi hệ thống ký điện tử theo quy định mới phải có khả năng ghi nhận và lưu trữ lịch sử các lần ký kết, đảm bảo tính minh bạch và khả năng kiểm tra lại. Cuối cùng, quy định mới khẳng định rõ ràng chữ ký điện tử có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay, được chấp nhận làm chứng cứ trước tòa án. Cùng với các quy định mới liên quan tới chữ ký điện tử, Luật Giao dịch điện tử cũng quy định rõ các tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký điện tử phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, và chữ ký điện tử phải được xác thực bởi các tổ chức này để có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay.

2. Bảo vệ Dữ liệu và Quyền riêng tư

a. Quản lý dữ liệu

Luật Giao Dịch Điện Tử năm 2023 đặt ra các quy định nghiêm ngặt về việc thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu cá nhân nhằm bảo vệ quyền riêng tư của người dùng:

  • Thu Thập Dữ Liệu: Các tổ chức, doanh nghiệp chỉ được thu thập dữ liệu cá nhân khi có sự đồng ý rõ ràng của người dùng, trừ những trường hợp pháp luật cho phép.
  • Lưu Trữ Dữ Liệu: Dữ liệu cá nhân phải được lưu trữ một cách an toàn, sử dụng các biện pháp mã hóa và bảo mật để ngăn chặn truy cập trái phép, mất mát hoặc rò rỉ dữ liệu.
  • Xử Lý Dữ Liệu: Việc xử lý dữ liệu cá nhân phải tuân thủ các nguyên tắc bảo mật và chỉ được thực hiện cho các mục đích đã được người dùng chấp thuận.

b. Quyền của Người Dùng

Người dùng có quyền truy cập, chỉnh sửa và yêu cầu xóa bỏ dữ liệu cá nhân của mình. Các doanh nghiệp phải cung cấp cơ chế rõ ràng và thuận tiện để người dùng thực hiện các quyền này, đảm bảo rằng dữ liệu cá nhân được quản lý và bảo vệ một cách chặt chẽ.

3. Hợp Đồng Điện Tử

Các quy định về hợp đồng điện tử đã có từ Luật Giao dịch điện tử 2005, tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng điện tử hiện nay vẫn còn khá hạn chế. Điều này một phần xuất phát từ việc thiếu các quy định cụ thể để hướng dẫn việc giao kết hợp đồng điện tử. Không những vậy, việc giao kết hợp đồng điện tử trước đây do các bên thỏa thuận và rất khó để bảo đảm tính toàn vẹn của hợp đồng mà các bên đã giao kết. So với các quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 tập trung thiết lập cơ sở pháp lý cho việc công nhận hợp đồng điện tử có giá trị tương đương với hợp đồng giấy, bao gồm các quy định về nội dung và hình thức hợp đồng, Luật Giao dịch điện tử năm 2023 mở rộng và chi tiết hóa các quy định về hợp đồng điện tử, bao gồm các yêu cầu về ghi nhận và lưu trữ lịch sử giao dịch, bảo vệ tính toàn vẹn dữ liệu và cơ chế giải quyết tranh chấp.

a. Hình Thức và Nội Dung

Hợp đồng điện tử phải được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử và phải đáp ứng các yêu cầu về nội dung tương tự như hợp đồng giấy truyền thống. Điều này bao gồm các điều khoản cơ bản, quyền và nghĩa vụ của các bên, cũng như các điều khoản về giải quyết tranh chấp.

b. Chứng Cứ Pháp Lý

Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng giấy và có thể được sử dụng làm chứng cứ trước tòa án. Điều này yêu cầu các bên phải tuân thủ quy trình ký kết và lưu trữ hợp đồng điện tử một cách chặt chẽ để đảm bảo tính pháp lý.

Chứng Cứ Pháp Lý: Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng giấy và có thể được sử dụng làm chứng cứ trước tòa án. Điều này yêu cầu các bên phải tuân thủ quy trình ký kết và lưu trữ hợp đồng điện tử một cách chặt chẽ để đảm bảo tính pháp lý.

B. TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ VÀ CÁC ĐIỂM PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý DÀNH CHO CÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC

Khi Luật Giao dịch điện tử năm 2023 có hiệu lực cùng với bối cảnh nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư vào các giải pháp công nghệ bảo mật, bao gồm hệ thống xác thực hai yếu tố, mã hóa dữ liệu và hệ thống quản lý chữ ký điện tử. Việc này không chỉ giúp tuân thủ các quy định pháp luật mà còn bảo vệ doanh nghiệp khỏi các rủi ro về an ninh mạng. Đồng thời, doanh nghiệp cần xây dựng và duy trì các chính sách bảo vệ dữ liệu, đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo mật và quyền riêng tư của khách hàng. Điều này bao gồm việc đào tạo nhân viên về các quy định mới và các biện pháp bảo mật cần thiết.

Đối với các cá nhân, mọi người cần nâng cao nhận thức về việc bảo vệ thông tin cá nhân trực tuyến. Điều này bao gồm việc sử dụng các biện pháp bảo mật như xác thực hai yếu tố, không chia sẻ thông tin cá nhân qua các kênh không an toàn và thường xuyên kiểm tra các quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân của mình. Người dùng cần hiểu rõ quyền của mình trong việc truy cập, chỉnh sửa và xóa bỏ dữ liệu cá nhân, cũng như biết cách yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các quyền này. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi cá nhân và đảm bảo dữ liệu cá nhân được quản lý một cách an toàn.

KẾT LUẬN

Luật Giao Dịch Điện Tử Việt Nam năm 2023 đưa ra các quy định rõ ràng và chi tiết nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch điện tử, đồng thời tạo ra một môi trường kinh doanh số an toàn và minh bạch. Các quy định mới về xác thực danh tính, bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử không chỉ đảm bảo tính pháp lý của các giao dịch mà còn nâng cao niềm tin của người dùng vào các hoạt động trực tuyến. Doanh nghiệp và cá nhân cần tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định này để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong các giao dịch điện tử, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế số Việt Nam.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 08, 2024 – CÁC QUY ĐỊNH MỚI CỦA LUẬT NHÀ Ở 2023 TRONG VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÀ CHUNG CƯ

Phát hành 08/ 2024

Hà Thị Hải
Luật sư Thành viên

Nguyễn Trần Liên Liên
Luật sư Cộng sự 

Ngày 29 tháng 06 năm 2024, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật số 43/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, trong đó nổi bật có nội dung Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2023 (“Luật Nhà ở 2023”) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024, tức sớm hơn 05 tháng so với thời điểm có hiệu lực trước đó quy định tại Luật Nhà ở 2023. Với kỳ vọng và yêu cầu của Quốc hội về việc khắc phục các tồn đọng của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 (“Luật Nhà ở 2014”), Luật Nhà ở 2023 đã luật hóa một số quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành và bổ sung nhiều quy định rõ ràng hơn trong việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Liên quan đến việc quản lý và sử dụng nhà chung cư, Luật Nhà ở 2023 đã bổ sung các quy định mới như sau:

Thứ nhất, Luật Nhà ở 2014 chỉ quy định cấm các hành vi liên quan đến việc sử dụng sai mục đích nhà chung cư và lấn chiếm không gian chung, Luật Nhà ở 2023 đã có nhóm các quy định cụ thể về các hành vi cấm trong việc quản lý và sử dụng nhà chung cư với nhiều hành vi cấm được bổ sung.

So với Luật Nhà ở 2014, Luật Nhà ở 2023 đã bổ sung nhiều quy định cấm mới nhằm tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường sống của cư dân, cụ thể, Luật Nhà ở 2023 đã ghi nhận việc không đóng kinh phí bảo trì và sử dụng không đúng kinh phí quản lý vận hành và kinh phí bảo trì là những hành vi bị nghiêm cấm. Quy định này đảm bảo các quỹ tài chính cần thiết cho việc bảo trì và vận hành nhà chung cư được thu và sử dụng đúng mục đích, giúp duy trì chất lượng và an toàn của công trình, bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu nhà chung cư tuân thủ quy định khác. Luật Nhà ở 2023 đồng thời nghiêm cấm các hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự và cảnh quan nhà chung cư, bao gồm việc sơn, trang trí mặt ngoài không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc, hay việc chăn, thả gia súc, gia cầm, giết mổ gia súc trong khu vực nhà chung cư, góp phần bảo vệ môi trường sống chung, đảm bảo trật tự và mỹ quan, tạo ra môi trường sống văn minh và sạch đẹp cho tất cả chủ sở hữu nhà chung cư.

Ngoài ra, Luật Nhà ở 2023 còn nghiêm cấm hành vi chia tách căn hộ chung cư khi không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (“CQNN”) cho phép. Quy định cấm này giúp bảo đảm an toàn kết cấu của nhà chung cư, đảm bảo tính đồng bộ trong quy hoạch, tránh gây ra tình trạng quá tải cho cơ sở hạ tầng và các vấn đề an toàn khác trong quá trình sử dụng nhà chung cư.

Thứ hai, Luật Nhà ở 2023 đã bổ sung một số quy định cụ thể trong việc đầu tư xây dựng chỗ để xe của nhà chung cư, cũng như đã luật hóa một số quy định trong Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư để bảo đảm tính pháp lý trong áp dụng và thực hiện.

Thiết kế nhà chung cư phải phân định khu vực dành cho từng loại xe: Trong khi Luật Nhà ở 2014 chỉ quy định chung về việc đảm bảo xây dựng chỗ để xe theo quy chuẩn xây dựng và thiết kế được phê duyệt, Luật Nhà ở 2023 đã luật hóa quy định trong Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư khi bổ sung quy định cụ thể về việc chỗ để xe có thể được bố trí tại tầng hầm hoặc tại phần diện tích khác trong hoặc ngoài nhà chung cư. Đồng thời, Luật Nhà ở 2023 bổ sung thêm yêu cầu chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà chung cư (“CĐT”) phải thực hiện phân định rõ ràng từng khu vực dành cho từng loại xe trong thiết kế nhà chung cư. Yêu cầu cụ thể này đảm bảo để CQNN có đánh giá đầy đủ và chính xác hơn về chất lượng và an toàn của công trình, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của dự án nhà chung cư đối với hệ thống giao thông của khu vực xung quanh nhà chung cư, tránh việc CĐT thay đổi mục đích sử dụng của từng khu vực trong chỗ để xe trái với thiết kế đã được phê duyệt và đảm bảo quyền sở hữu, sử dụng chung của các chủ sở hữu nhà chung cư đối với chỗ để xe (ngoài chỗ để xe ô tô).

Quy định về khu vực sạc điện: Ngoài quy định bố trí khu vực riêng biệt cho từng loại xe, việc bổ sung quy định yêu cầu khu vực sạc điện cho xe động cơ điện được bố trí theo tiêu chuẩn quy chuẩn xây dựng là điểm mới đáng chú ý, thể hiện sự chuẩn bị của Luật Nhà ở 2023 đối với sự phát triển của các công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu và xu hướng sử dụng xe điện ngày càng tăng của xã hội. Tuy nhiên, quy định việc bố trí khu vực sạc điện này của Luật Nhà ở 2023 lại không đề cập rõ ràng có yêu cầu bắt buộc tất cả thiết kế nhà chung cư phải có khu vực sạc điện hay không. Trước thực trạng người dân sạc điện cho xe động cơ điện tuỳ tiện, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, và nhiều vụ hoả hoạn bắt nguồn từ cháy nổ do sạc điện xe động cơ điện trong thời gian gần đây, việc có các hướng dẫn cụ thể rõ ràng tiêu chuẩn thiết kế khu vực sạc điện tại toà nhà chung cư là rất cấp thiết. Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng và công bố 11 Tiêu chuẩn Việt Nam về trạm sạc xe điện (gồm 9 tiêu chuẩn về trạm sạc và 2 tiêu chuẩn về hoàn đổi pin xe điện), và đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo sửa đổi các quy định pháp luật và xây dựng bổ sung thêm 18 tiêu chuẩn khác liên quan đến trạm sạc xe điện và các thiết bị điện liên quan (như được đề cập trong Công văn số 149/BKHCN-TĐC ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Bộ Khoa học và Công nghệ). Đây sẽ là cơ sở để các CĐT thực hiện và tuân thủ trong việc xây dựng và thiết kế khu vực sạc điện trong nhà chung cư, nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản và tính mạng của các cư dân sinh sống trong khu vực nhà chung cư.

Công khai chi phí đầu tư xây dựng chỗ để xe ô tô: Luật Nhà ở 2023 quy định rõ ràng về việc trong trường hợp người mua căn hộ không mua hoặc không thuê chỗ để xe ô tô, chỗ để xe ô tô này thuộc quyền quản lý của CĐT và CĐT không được tính vào giá bán căn hộ chi phí đầu tư xây dựng chỗ để xe ô tô. Đồng thời, Luật Nhà ở 2023 yêu cầu CĐT phải công khai chi phí đầu tư xây dựng chỗ để xe ô tô, nhằm mục đích giúp người mua hiểu rõ cấu phần giá bán căn hộ mà mình chi trả có bao gồm chi phí xây dựng chỗ để xe ô tô hay không. Quy định này giúp khắc phục tình trạng thực tế CĐT của một số dự án nhà ở xác định chỗ để xe ô tô thuộc sở hữu riêng của CĐT nhưng không rõ ràng trong việc có phân bổ chi phí đầu tư xây dựng chỗ để ô tô vào giá bán căn hộ cho người mua hay không. Tuy nhiên, quy định này cần hướng dẫn cụ thể hơn về thời điểm, cũng như phương thức để CĐT công khai chi phí xây dựng chỗ để xe ô tô, đảm bảo để người mua nắm được trước khi quyết định ký kết hợp đồng mua bán căn hộ.

Thứ ba, Luật Nhà ở 2023 bổ sung cách xác định diện tích lô gia trong việc xác định diện tích sử dụng căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư.

Theo đó, diện tích lô gia được tính toàn bộ diện tích sàn từ mép trong của tường chung hoặc tường bao căn hộ. Quy định cụ thể này giúp xác định cách thức tính chính xác diện tích lô gia trong căn hộ, hạn chế sự không rõ ràng trong quy định để các CĐT mập mờ trong cách thức tính, làm tăng diện tích căn hộ khi xác định giá bán hoặc giá thuê mua của nhà chung cư.

Đồng thời tại quy định này, Luật Nhà ở 2023 quy định rõ ràng về quyền sở hữu đối với trang thiết bị, cấu kiện gắn liền với ban công, lô gia của căn hộ chung cư. Trong trường hợp trang thiết bị, cấu kiện gắn liền với ban công, lô gia nhưng thuộc mặt đứng của công trình theo hồ sơ thiết kế thì trang thiết bị, cấu kiện đó được xác định thuộc phần sở hữu chung của nhà chung cư. Đây là quy định tạo thuận lợi cho CĐT cũng như người mua trong việc xác định rõ ràng phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung khi trang thiết bị được gắn vào phần sở hữu riêng, hạn chế sự không rõ ràng tại Luật Nhà ở 2014 khi quy định phần sở hữu riêng bao gồm hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ hoặc gắn liền với phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng.

Thứ tư, Luật Nhà ở 2023 đã loại bỏ thêm một số chi phí khỏi giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư so với Luật Nhà ở 2014.

Luật Nhà ở 2023 bổ sung thêm việc loại trừ khỏi giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư hai loại phí bao gồm (i) kinh phí mua bảo hiểm cháy, nổ, và (ii) thù lao cho Ban quản trị nhà chung cư. Quy định mới này dường như nhằm mục đích tách bạch rõ ràng giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư và các khoản chi phục vụ hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư, theo đó thù lao Ban quản trị nhà chung cư sẽ được Hội nghị nhà chung cư quyết định việc đóng góp riêng, và tránh ảnh hưởng tới việc quyết định, đóng góp và sử dụng phí dịch vụ quản lý vận hành và tránh các tranh chấp có thể xảy ra liên quan đến giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư.

Luật Nhà ở 2023 đồng thời bổ sung trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư để làm cơ sở cho các bên tham khảo. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được về giá dịch vụ thì sẽ áp dụng giá trong khung giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Thứ năm, Luật Nhà ở 2023 đã bổ sung quy định cụ thể về việc bàn giao công trình hạ tầng khu vực có nhà chung cư.

Luật Nhà ở 2014 không có quy định về vấn đề bàn giao công trình hạ tầng, cũng như thời điểm và cách thức bàn giao các công trình trình hạ tầng từ CĐT cho CQNN. Luật Nhà ở 2023 đã bổ sung quy định cụ thể về vấn đề này. Theo đó, trong trường hợp phải bàn giao công trình hạ tầng theo thiết kế/chủ trương dự án được phê duyệt, công trình hạ tầng phải được bàn giao cho CQNN sau khi có nghiệm thu công trình và theo đề nghị của CĐT. Quá trình bàn giao và tiếp nhận phải được ghi nhận bằng văn bản giữa CĐT và CQNN. Quy định tại Điều 157 và 158 Luật Nhà ở 2023 đồng thời xác định rõ ràng về trách nhiệm bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật, theo đó, trường hợp công trình hạ tầng kỹ thuật chưa được bàn giao cho CQNN, CĐT vẫn phải bảo trì, quản lý và vận hành theo nội dung dự án đã được phê duyệt, đảm bảo công trình không gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và môi trường sống của cư dân nhà chung cư.

Các nội dung trên đây là một số thay đổi đáng chú ý của Luật Nhà ở 2023 trong vấn đề quản lý và sử dụng nhà chung cư, góp phần tăng cường sự rõ ràng và minh bạch trong quản lý nhà chung cư, nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan, góp phần xây dựng môi trường sống tốt đẹp, an toàn và bền vững cho cư dân theo đúng định hướng của Quốc hội khi xây dựng và ban hành Luật Nhà ở 2023. Tuy nhiên, để các quy định mới này được áp dụng hiệu quả trên thực tế và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam thì còn cần các hướng dẫn thi hành cụ thể của Chính phủ và các Bộ, ngành quản lý có liên quan trong thời gian tới.

Download pdf version