LEGAL UPDATE – OCTOBER 2022 – Decree 53/2022: Some notable points in implementation of Law on Cybersecurity

Issue October 2022

Nguyen Trong Nghia
Partner

Le Anh Kien 
Associate

On 12 June 2018, the National Assembly passed the Law on Cybersecurity and took effect from 01 January 2019, however, some provisions were not clearly specified and there were many obstacles in practical implementation. Therefore, recently on 15 August 2022, the Government issued the Decree No. 53/2022/ND-CP (“Decree 53”) in order to detail a number of articles of the Law on Cybersecurity.

Decree 53 takes effect from 01 October 2022 and has a number of noted key points as follows:

1. Data localization     

Data localization is considered as the most remarkable point of Decree 53. Accordingly, the subjects of data localization are foreign enterprises that conduct business in Vietnam in one of the following fields: Telecommunications services; services of data storage and sharing in cyberspace; supply of national or international domain names to service users in Vietnam; ecommerce; online payment services; payment intermediary; services of transport connectivity via cyberspace; social networks and social media; online video games; and services of provision, management, or operation of other information in cyberspace in the forms of messages, phone calls, video calls, emails or online chat, are obliged to comply with the data localization requirements and set up a branch or a representative office in Vietnam in case the service(s) provided by foreign enterprises used to commit a violation of the Law on Cybersecurity, which had been notified and requested to coordinate, prevent, investigate and handle in writing by the Department of Cybersecurity and High-tech Crime Prevention under the Ministry of Public Security but the foreign enterprises fail to comply, incompletely comply with, or prevent, obstruct, disable, or invalidate cybersecurity protection measures implemented by the cybersecurity protection specialized force. The time to set up a branch or representative office in Vietnam starts from the foreign enterprise receives the request to set up a branch or representative office in Vietnam until the foreign enterprise no longer operates in Vietnam or regulated services are no longer available in Vietnam.

With regard to the domestic enterprises, Clause 2 Article 26 of Decree 53 stipulates: “Domestic enterprises store data specified in Clause 1 of this Article in Vietnam”. This provision can be understood that all domestic enterprises are obliged to localize all types of data according to the law. However, there may be another viewpoint that only domestic enterprises “provide services on telecommunications networks and the Internet, value-added services in cyberspace in Vietnam have activities on collecting, exploiting, analyzing and processing data about personal information, data on the relationship of service users, data created by service users in Vietnam” is required to localize data in Vietnam (quoted from Clause 3, Article 26 of the Law on Cybersecurity 2018).

2. Data subject to data localization

According to Decree 53, the types of data that enterprises must localize in Vietnam include (i) Data regarding personal information of service users in Vietnam; (ii) Data generated by service users in Vietnam: user service account name, time of service use, credit card information, email address, network address (IP) of most recent login, logout, registered phone number for the account or data and (iii) Data about the relationship of service users in Vietnam: friends and groups with which the user connects or interacts.

3. Form and time period of data localization

The form of data localization in Vietnam is decided by the enterprises.

About the time period of data localization, Decree 53 stipulates: “The data localization period specified in Article 26 of this Decree starts from the time the enterprise receives the data localization request until the end of the request. Minimum localization period is 24 months.”

This regulation does not specify whether it is applicable to the domestic enterprises or foreign enterprises, however, it can be understood that this regulation only applies to foreign enterprises because such enterprises are obliged to localize data at the request of a competent state authority. For domestic enterprises, data localization can be understood that it must be carried out throughout the operation of such enterprises, from the date Decree 53 takes effect.

4. Other provisions

Other than the regulations of data localization, Decree 53 also contains other critical provisions related to the establishment of cybersecurity criteria for important information system for national security; cybersecurity conditions for important information systems for national security; order and procedures for applying cybersecurity protection measures; cybersecurity protection activities in State authorities, central and local political organizations./.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 09, 2022 – QUY ĐỊNH MỚI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÓ THƯỞNG DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Phát hành 09/2022

Trịnh Hoàng Liên
Thành viên

Phan T.Lan Phương 
Trợ lý Pháp lý

Các quy định về hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài có một số thay đổi đáng kể sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2021 quy định về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (“Nghị định số 121”) thay thế Nghị định số 86/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013, Nghị định 175/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2017 và Nghị định 151/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 (sau đây gọi chung là “Nghị định 86”). Nghị định 121 có hiệu lực từ ngày 12 tháng 02 năm 2022, được hướng dẫn bởi Thông tư 39/2022/TT-BTC (“Thông tư 39”) ngày 24 tháng 6 năm 2022 và Thông tư 09/2022/TT-NHNN (“Thông tư 09”) ngày 12 tháng 7 năm 2022. Bài viết này điểm lại một số quy định thay đổi có ý nghĩa đáng kể đối với loại hình kinh doanh này.

1. Đối tượng được phép tham gia trò chơi điện tử có thưởng

Đối tượng được phép tham gia trò chơi điện tử có thưởng theo quy định mới được quy định chặt hơn so với Nghị định 86 trước đây, cụ thể, người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và còn thời hạn cư trú tại Việt Nam; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam và tự nguyện chấp hành Thể lệ trò chơi cũng như các quy định khác của Nghị định 121.

Theo đó, Nghị định 121 không cho phép các đối tượng người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam hoặc nhập cảnh hợp pháp nhưng đã hết thời gian cư trú mà không xuất cảnh theo quy định được tham gia trò chơi điện tử có thưởng.

2. Điều kiện và giấy phép kinh doanh

Về cơ bản, doanh nghiệp kinh doanh loại hình này vẫn phải có đủ hai giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng do Bộ Tài chính cấp và giấy phép thu chi ngoại tệ và hoạt động ngoại hối khác do Ngân hàng Nhà nước cấp trước khi đi vào hoạt động.

Điều kiện doanh nghiệp phải đáp ứng để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo Nghị định 121 được xiết chặt hơn so với quy định cũ. Ngoài các quy định cơ bản giống như quy định tại Nghị định 86 như có cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng 5 sao; có khu vực để bố trí Điểm kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện quy định; có người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn (tốt nghiệp đại học và có kinh nghiệm quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng trên 3 năm), có phương án kinh doanh, Nghị định 121 đã xiết chặt điều kiện so với Nghị định 86 ở những điểm sau đây:

  • Nâng mức vốn điều lệ tối thiểu từ 200 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng và yêu cầu năm tài chính liền kề trước năm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh có lãi;
  • Tăng thời gian lưu trữ của thiết bị điện tử và hệ thống camera để theo dõi, giám sát thường xuyên toàn bộ hoạt động trong Điểm kinh doanh (24/24h) lên tối thiểu 180 ngày kể từ ngày ghi hình và đảm bảo hình ảnh rõ nét tại các vị trí sau: khu vực cửa ra, vào Điểm kinh doanh; khu vực bố trí các máy trò chơi điện tử có thưởng; khu vực thu ngân, kho quỹ kiểm đếm tiền mặt, đồng tiền quy ước và lưu giữ thiết bị đựng tiền mặt, đồng tiền quy ước. Quy định cũ chỉ chỉ yêu cầu thời gian lưu trữ 30 ngày đối với các khu vực này và 15 ngày đối với các khu vực khác.
  • Các máy trò chơi điện tử có thưởng mua, nhập khẩu để sử dụng phải là máy mới 100%, có thông số kỹ thuật do nhà sản xuất máy trò chơi điện tử có thưởng công bố và đã được tổ chức kiểm định độc lập hoạt động tại các nước G7 cấp chứng nhận kiểm định.
  •  Quy định chặt hơn về số lượng máy trò chơi điện tử được cấp phép. Tỷ lệ máy duy trì ở mức tối đa 1 máy trên 5 buồng lưu trú như quy định cũ nhưng chỉ tính trên số buồng lưu trú đã đi vào hoạt động.

3. Quản lý đồng tiền quy ước

Cơ chế phát hành và “đăng ký” đồng tiền quy ước theo mẫu mã, số lượng, chủng loại của đồng tiền quy ước của doanh nghiệp với Sở Tài chính và cơ quan thuế trước khi đưa vào kinh doanh và đăng ký lại những thông tin này khi có thay đổi đã được thay thế bằng cơ chế “thông báo” tới Sở Tài chính và cơ quan thuế làm cơ sở phát hành hóa đơn tính doanh thu của doanh nghiệp. Ngoài ra, Nghị định 121 cũng bãi bỏ các quy định về thông tin cơ bản mà đồng tiền quy ước của doanh nghiệp cần phải có, theo đó, đồng tiền quy ước chỉ cần đảm bảo có dấu và ký hiệu riêng để nhận dạng.

Với quy định mới này, Nghị định 121 đã đơn giản hóa điều kiện về hình thức, chất lượng của đồng tiền quy ước cũng như thủ tục để có thể áp dụng đồng tiền này tại doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng giảm được gánh nặng về việc xin cấp phép hoặc các chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng đồng tiền quy ước.

Việc thanh toán đồng tiền quy ước theo quy định tại Thông tư 09 không có sự khác biệt gì với các quy định cũ. Người chơi được thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản từ tài khoản ở nước ngoài hoặc tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ mở tại ngân hàng được phép ở Việt Nam của người chơi vào tài khoản chuyên dùng ngoại tệ của doanh nghiệp hoặc chấp nhận thẻ tín dụng. Chúng tôi đánh giá những quy định này khá hạn chế xét đến sự phát triển của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay.

4. Nới lỏng chi phí được hạch toán

Việc hạch toán chi phí theo quy định mới được nới lỏng hơn. Cụ thể, mức trần chi phí thuê quản lý trước đây bị giới hạn 4% doanh thu đã được bãi bỏ, doanh nghiệp được chủ động trong việc đàm phán chi phí thuê quản lý và hạch toán chi phí tính thuế.

Nghị định 121 và các văn bản hướng dẫn mới được đánh giá đảm bảo xiết chặt quản lý nhà nước đối với loại hình kinh doanh có điều kiện này nhưng vẫn tạo môi trường thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp sau khi đáp ứng đủ điều kiện.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 09, 2022 – NGHỊ ĐỊNH 25/2022: MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI VỀ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH TẠI VIỆT NAM

Phát hành 09/ 2022

Hà Hải
Luật sư Thành viên

Phan Thị Minh 
Luật sư Cộng sự

Kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/06/2011 quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính (“Nghị định 47”), tốc độ phát triển của ngành dịch vụ bưu chính tại Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, doanh thu dịch vụ bưu chính tăng từ khoảng 4.135 tỷ đồng năm 2010 lên tới 36.950 tỷ đồng năm 2020, đóng góp vào khoảng 0,8% vào GDP quốc gia. Tuy nhiên, sau gần 10 năm thực hiện, Nghị định 47 đã bộc lộ một số nội dung không còn phù hợp với thực tế và chưa theo kịp xu thế phát triển của công nghệ hiện đại. Do vậy, ngày 12/04/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 47 (“Nghị định 25”) nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế nói trên. Nghị định 25 có hiệu lực vào ngày 01/06/2022.  Dưới đây là một số điểm mới đáng chú ý của Nghị định 25:

1. Bãi bỏ quy định về thẩm tra dự án

Trước đây, Nghị định 47 quy định “Dự án có vốn đầu tư nước ngoài có mức vốn dưới 15 tỷ đồng Việt Nam phải được thẩm tra nhưng không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư” và “Dự án có vốn đầu tư nước ngoài có mức vốn từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên phải được thẩm tra trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư”. Tuy nhiên, hiện nay quy định này không còn phù hợp với Luật đầu tư 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành. Mặt khác, quy định này còn mang tính chất phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ bưu chính tại Việt Nam. Do đó, Nghị định 25 đã bãi bỏ quy định này.

2. Bãi bỏ quy định về điều kiện tài chính của doanh nghiệp bưu chính

Nghị định 25 chính thức bãi bỏ quy định doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh và mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế do quy định này không có hiệu quả về quản lý nhà nước và tạo rào cản gia nhập thị trường đối với doanh nghiệp.

3. Bổ sung quy định về thông báo, công khai giá cước dịch vụ bưu chính

Việc thông báo giá cước dịch vụ bưu chính không được quy định tại Nghị định 47 mà được quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2012/TT-BTTTT ngày 15 tháng 03 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính. Theo quy định này, doanh nghiệp phải thông báo có cơ quan cấp phép bưu chính khi có thay đổi về giá cước dịch vụ bưu chính đang áp dụng và giá cước dịch vụ mới phát sinh trong vòng 30 ngày kể từ ngày giá cước mới có hiệu lực.

Nghị định 25 đã nâng cấp, hoàn thiện quy định về thông báo giá cước dịch vụ bưu chính từ Thông tư 02/2012/TT-BTTTT, trong đó thời hạn doanh nghiệp phải thông báo thay đổi giá cước hoặc áp dụng giá cước phát sinh giảm xuống còn 05 ngày làm việc kể từ ngày giá cước có hiệu lực. Việc thông báo có thể thực hiện qua hệ thống thông tin trực tuyến. Cơ quan cấp phép bưu chính có quyền sử dụng thông tin giá cước mà doanh nghiệp, tổ chức đã thông báo vào mục đích phân tích, tổng hợp, dự báo biến động giá cả thị trường và xây dựng cơ sở dữ liệu và có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thanh tra nội dung thông báo giá cước dịch vụ bưu chính theo quy định pháp luật.

Ngoài nghĩa vụ thông báo nêu trên, doanh nghiệp còn có nghĩa vụ công khai giá cước dịch vụ bưu chính kể từ thời điểm doanh nghiệp cung ứng dịch vụ dưới một hoặc một số hình thức như niêm yết tại điểm phục vụ, thông báo bằng văn bản, đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc các hình thức khác để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của mọi tổ chức, cá nhân. Giá cước dịch vụ bưu chính được công khai phải thống nhất với giá cước mà doanh nghiệp, tổ chức đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.

4. Bãi bỏ yêu cầu phân tích tính khả thi và lợi ích kinh tế – xã hội trong hồ sơ đề nghj cấp giấy phép bưu chính

Trước đây, Nghị định 47 yêu cầu doanh nghiệp xin cấp giấy phép bưu chính phải phân tích tính khả thi và lợi ích kinh tế – xã hội của phương án kinh doanh thông qua các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, chi phí, số lượng lao động, thuế nộp ngân sách nhà nước, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư trong 03 năm tới kể từ năm đề nghị cấp phép trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, xem xét từ thực tiễn thẩm định hồ sơ cấp phép thì Bộ Thông tin và Truyền thông thấy rằng nội dung này có rất ít giá trị trong việc chứng minh tính khả thi của phương án kinh doanh, gây khó khăn, tốn kém cho doanh nghiệp, đồng thời quy định này có tính chất can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, Nghị định 25 đã bãi bỏ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi tham gia đầu tư, kinh doanh dịch vụ bưu chính.

5. Giá trị pháp lý của chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi điện tử

Trong bối cảnh dịch vụ bưu chính công nghệ ngày càng phổ biến trên thị trường, Nghị định 25 lần đầu tiên đã bổ sung quy định công nhận giá trị pháp lý của chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi điện tử giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi có giá trị pháp lý như hợp đồng ký kết bằng văn bản giữa các bên.

6. Hồ sơ cấp phép bưu chính phải được nộp trực tuyến

Nghị định 25 yêu cầu hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính phải được nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến thay vì nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền về bưu chính như trước đây. Hồ sơ phải nộp cũng được giảm bớt còn 01 bộ thay vì 03 bộ hồ sơ bản giấy (01 bộ gốc và 02 bộ sao) như trước đây. Quy định sửa đổi này phù hợp với bối cảnh các cơ quan nhà nước đang ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến và liên thông, đồng bộ với cải cách thể chế và thủ tục hành chính trên các lĩnh vực như hiện nay.

Việc thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính liên quan đến nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc từ chối hồ sơ sẽ được thực hiện bằng văn bản qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Kết quả giải quyết thủ tục cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính được trả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

7. Bổ sung quy định về khuyến mại trong cung ứng dịch vụ bưu chính

Nghị định 25 quy định rằng mức giảm giá cước tối đa đối với dịch vụ bưu chính được khuyến mại bằng hình thức giảm giá không được vượt quá 50% giá cước gần nhất đã công khai, thông báo theo quy định. Đây là quy định hoàn toàn mới của Nghị định 25. Quy định này nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng quy định của pháp luật chung về khuyến mại để thực hiện “khuyến mại, giảm giá” kéo dài đối với nhóm đối tượng khách hàng lớn, dẫn đến cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp bưu chính khác.

8. Sửa đổi, bổ sung các nội dung phải thông báo khi có thay đổi

Theo Nghị định 25, doanh nghiệp được cấp Giấy phép bưu chính và/hoặc văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính phải thực hiện thủ tục thông báo khi có thay đổi các nội dung sau:

  • Người đại diện theo pháp luật
  • Số điện thoại liên lạc của người đại diện theo pháp luật
  • Vốn điều lệ của doanh nghiệp
  • Giá cước dịch vụ bưu chính
  • Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính
  • Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính;
  • Các quy định về khiếu nại, bồi thường thiệt hại liên quan đến dịch vụ bưu chính do doanh nghiệp cung cấp

Theo đó, Nghị định 25 đã quy định rõ hơn các nội dung mà doanh nghiệp được xác nhận thông báo hoạt động bưu chính phải thông báo tới cơ quan cấp phép khi có thay đổi. Ngoài ra, so với quy định trước đây, Nghị định 25 đã bỏ yêu cầu thực hiện thông báo khi có thay đổi về địa chỉ trụ sở chính và số điện thoại liên hệ của doanh nghiệp.

9. Trách nhiệm lưu giữ thông tin, tài liệu của doanh nghiệp bưu chính

Nghị định 25 bổ sung trách nhiệm lưu trữ tài liệu và thông tin của doanh nghiệp bưu chính như sau: (i) Lưu trữ hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính và chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi tổi thiểu 5 năm; (ii) Lưu trữ thông tin về người gửi, người nhận (họ và tên, địa chỉ và số điện thoại) và thông tin liên quan đến bưu gửi (nội dung gói, kiện hàng hóa, giấy tờ đi kèm khi vận chuyển theo quy định của pháp luật) tối thiểu 01 năm kể từ ngày được cung cấp.

Download pdf version

LEGAL UPDATE – SEPTEMBER 2022 – NEW REGULATIONS ON E-GAMBLING FOR FOREIGNER BUSINESS

Issue September 2022

Trinh Hoang Lien
Partner

Phan T.Lan Phuong 
Legal Assistant

There are some changes in the regulations on electronic gambling for foreigners business after the issuance of the Decree No. 121/2021/ND-CP dated December 27, 2021 by the Government regulating the business of prize-winning electronic games for foreigners in the territory of the Socialist Republic of Vietnam (“Decree No. 121”) replacing Decree No. 86/2013/ND-CP dated 29th July, 2013, Decree 175/2016/ND-CP dated 15th February, 2017 and Decree 151/2018/ND-CP dated 7th November, 2018 (hereinafter collectively referred to as “Decree 86”). Decree 121 takes effect from 12th February, 2022 and is detailed by Circular 39/2022/TT-BTC (“Circular 39”) dated 24th June, 2022 and Circular 09/2022/TT-NHNN (“Circular 09”) dated 12th July, 2022. This article summarizes notable changes that have significant implications for this business.

1. Persons eligible for participating in e-gambling

Regulations on people eligible for participating in e-gambling under new regulations are stricter than those in the Decree 86, specifically, foreigners and overseas Vietnamese, who legally enter Vietnam with valid passports or international travel documents issued by foreign competent authorities and visa is in validity; have full civil act capacity as prescribed by Vietnamese law and willingly comply with Game Rules as well as other provisions under Decree 121.

Accordingly, Decree 121 does not allow foreigners and overseas Vietnamese illegally entering Vietnam or legally entering Vietnam but not leaving the country before visa expired   according to regulations to participate in e-gambling.

2. Business conditions and licenses

Basically, an enterprise operating this business must have two sublicenses, a certificate of eligibility for prize-winning electronic games business issued by the Ministry of Finance and a license for collection and payment in foreign currency and other foreign exchange operations issued by the State Bank before commencing its operation.

Conditions that enterprises shall fully satisfy for being issued the certificate of eligibility for prize-winning electronic games business under the Decree 121 are harder. Remaining basic regulations as those in Decree 86, such as having tourist accommodation establishments of five-star class; having an area for arranging Business Location satisfying the conditions under regulations; having managers or operators for Business Location who satisfy the conditions and standards (graduated from university and having experience in managing and operating prize-winning electronic game business for more than 3 years), having a business plan, Decree 121 sets higher conditions in respect of the followings:

  • Increasing the minimum charter capital from VND 200 billion to VND 500 billion and requiring that the profit of fiscal year preceding the year of application for the business eligibility certificate is gain;
  • Increasing the storage time of electronic equipment and camera systems for constant monitoring and surveillance of all activities in the Business Location (24/24h) to at least 180 days from the date of recording and ensuring the clear image of all footage at the following locations: the entrance and exit area of the Business Location; the area where slot machines are located; cashier area, treasury for counting cash, conventional currency and storing equipment for cash and conventional currency. The previous regulations only required minimum storage period of 30 days for such areas and 15 days for others.
  • The slot machines purchased or imported for operation shall be brand new, adhering to the technical specifications announced by manufacturers, and certified by an independent inspection organization from a state member of G7.
  • Strictly regulating the number of slot machines to be licensed. The maximum rate of machines is still 1 machine per 5 accommodation rooms as per the previous regulations, but only counted on the accommodation rooms that have been put into operation.

3. Management of conventional currency

The mechanism for issuing and “registering” conventional currency with the Department of Finance and the tax authority in respect of its model, quantity, and type before putting it into business and re-registering this information upon changes has been replaced by a mechanism of “notifying” to the Department of Finance and the tax authority as the basis for issuing invoices to calculate the revenue of the enterprise. In addition, Decree 121 also annuls the provision on basic information that the conventional currency of enterprise must contain, subsequently, the conventional currency only needs to have its mark and signs for identification.

Regarding this new regulation, Decree 121 has simplified the conditions for the form and quality of the conventional currency as well as the procedures to apply this currency in operation. Furthermore, the enterprises also ease the burden of obtaining licenses or approvals issued by competent authorities on using conventional currency.

The payment for conventional currency under the provisions of Circular 09 remain unchanged in comparison with previous regulations. Players can pay by cash, transference from overseas accounts or from their foreign currency payment accounts opened at permitted banks in Vietnam to the operator’s specialized foreign currency accounts, or by credit card. These regulations seem very limited in consideration of the emerging of numerous non-cash payment methods currently.

4. Loosen deductible expenses

Regulations on accounting expenses for such business are loosen. Specifically, the cap of hiring management fees, which was previously limited to 4% of revenue, is no longer applied.

Decree 121 and its guiding regulations shall tighten state management on such conditional business on the one hand and create a more proper environment for businesses after satisfying all regulated conditions.

Download pdf version

LEGAL UPDATE – SEPTEMBER 2022 – Decree 25/2022: New regulations on postal service business in Vietnam

Issue September 2022

Ha Hai
Partner

Phan Minh 
Associate

Since the Government issued Decree No. 47/2011/ND-CP dated June 17, 2011 detailing the implementation of a number of provisions of the Postal Law (“Decree 47”), the Postal service industry in Vietnam has experienced strong growth. The postal service revenue increased from approximately VND 4,135 billion in 2010 to VND 36,950 billion in 2020, contributing about 0.8 per cent to the national GDP. However, after nearly 10 years of implementation, some contents of Decree 47 have revealed to be inconsistent with reality and out of date with the modern technological development trends. To address these issues and limitations, the Government issued Decree No. 25/2022/ND-CP on April 12, 2022, amending and supplementing a number of articles of Decree 47 (“Decree 25”). On June 1, 2022, Decree 25 came into force. The followings are some salient points of Decree 25:

1. Abolishing requirements on appraisal of investment projects

Decree 47 previously stipulates that “Foreign-invested projects with a capital of less than 15 billion VND must be appraised but not required to submit to the Prime Minister for decision on investment policies” and “Foreign-invested project with a capital of 15 billion Vietnam dong or more must be appraised before submitting to the Prime Minister for decision on investment policies”. This regulation, however, is currently incompatible with the Investment Law 2020 and its guiding documents. On the other hand, this regulation also discriminates between domestic investors and foreign investors when they engage in postal services business in Vietnam. Therefore, Decree 25 abolished this provision.

2. Abolishing regulations on financial conditions of postal enterprise

Decree 25 officially abolishes the requirement that enterprises must have a minimum capital of 02 billion VND in case of providing intra – and inter – provincial postal services and 05 billion VND in case of providing international postal services due to the ineffectiveness of this regulation in terms of state management and the barriers on market entry.

3. Supplementing regulations on notification and publication of postal service charges

The notification of postal service charges is not specified in Decree 47 but specified in Article 5 of Circular 02/2012/TT-BTTTT dated March 15, 2012 of the Ministry of Information and Communications providing detailed regulations on the supply and use of postal services. Under this regulation, enterprises must notify the postal licensing agency of any changes to the applicable postal service charges and any newly arising postal service charges within 30 days from the effective date of the new postage rates.

Decree 25 has upgraded and accomplished regulations on notification of postal service charges from Circular 02/2012/TT-BTTTT, in which the time limit for enterprises to notify changes of postal charges or apply newly arising postal charges is reduced to 05 working days from the effective date of the new postal charges. Notifications can be made through the online information system. The postal licensing agency shall be entitled to use the postage rate information announced by companies for the purpose of analyzing, synthesizing, forecasting market price fluctuations and building a database and shall take responsibility for supervising, examining and inspecting the content of notices of postal service charges in accordance with law.

In addition to the aforementioned notification requirements, the enterprise is also obliged to publicize the postal service charges since it commences offering the service in one or several forms, such as posting at the service points, notifying in writing, publishing on the website, or in other forms to facilitate the observation and recognition of all entities. The postal service charges publicized by the companies must be consistent with those that are announced to the competent postal state agencies.

4. Abolishing the requirement to analyze the feasibility and socio-economic benefits in the application for a postal license

Previously, Decree 47 required enterprises applying for a postal license to provide analysis on the feasibility and socio-economic benefits of the business plan included in the application dossier through the indicators of output, revenue, cost, number of employees, tax payable to the state budget, rate of return on investment in the next 3 years from the year of application for a postal license. However, through the practice of appraising applications, the Ministry of Information and Communications found that this requirement contributes little in proving the feasibility of the business plan, causing difficulties and costly damage for enterprises as well as interfering deeply in production and business activities of enterprises. Therefore, Decree 25 has been abolished this regulation to facilitate enterprises in participating in investment and trading in postal services.

5. Legal validity of the electronic document certifying the acceptance of a postal articles

In the context that technology postal services becoming more and more popular in the market, Decree 25 for the first time has added regulations on recognition of the legal value of electronic documents certifying the acceptance of postal articles between postal enterprises and the senders which shall have the same legal validity as a written contract between the parties.

6. Postal licensing documents must be submitted online

Decree 25 requires that the application for a postal license and the written confirmation of postal activities notice must be submitted through the online public service system instead of a hard copy submitted in person or by post to the postal authority as previously. The quantity of the application dossier to be submitted is also reduced from 03 sets (01 set of original and 02 sets of copies) to 01 set. Those revised regulations are made in line with the context that state agencies are strongly applying information technology in providing online and connective public services and in sync with the current administrative procedures improvement in all areas.

Request to amend or supplement the dossier or refusal of the dossier by competent postal state agency shall be made in writing through the online public service system. The results of handling procedures for granting postal licenses, written confirmations of notifications of postal activities are delivered directly or via the public postal service.

7. Supplementing regulations on promotion in the provision of postal services

Decree 25 stipulates that the maximum postal charge discount must not exceed 50% of the most recent postal charge that has made public. This is a brand new regulation of Decree 25. This regulation is intended to avoid the situation where enterprises take advantage of the provisions of the general law on promotion to carry out prolonged “promotions and discounts” for large customer groups, leading to unfair competition with other postal enterprises.

8. Amending and supplementing the changes to be notified

According to Decree 25, enterprises obtained a postal license and/or a written confirmation of postal activities notice must notify on either of the following changes:

  • Legal representative
  • Phone number of legal representative;
  • Charter capital of the enterprise
  • Postal service charges;
  • Postal service quality indexes;
  • Sample contract for the supply and use of postal services;

Internal regulations on complaints and compensation for damage related to postal services provided by enterprises

Accordingly, Decree 25 stipulated more clearly the changes that enterprises granted with written confirmation of postal activities notice must notify to the licensing authority. In addition, compared with the previous regulations, Decree 25 has removed the requirement to notify when there is a change in the address of the head office and contact phone number of the enterprise. the address of the head office and contact phone number of the enterprise.

9. Responsibility for storing information and documents of postal enterprises

Decree 25 supplements the postal enterprise’s responsibility to keep records of documents as follows: (i) To archive contracts on provision and use of postal services and documents confirming the acceptance of postal items for at least 5 years; (ii) To store information about senders and recipients (i.e full name, address and phone number) and information related to postal items (i.e contents of packages and parcels, accompanying documents when transported according to the provisions of law) for at least 01 year from the receipt date.

Download pdf version

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

Ngày 25 tháng 05 năm 2022

bizconsult law firm là một công ty luật danh tiếng tại Việt Nam, được các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như Legal500 Asia Law Firms, Asian Legal Business (ALB), Getting The Deal Through (Tạp Chí Mergers & Acquisitions), Global Legal Experts, Asia IP (Tạp chí Sở Hữu Trí Tuệ Châu Á), asialaw (Tạp chí luật Châu Á) v.v… đánh giá và xếp hạng cao trong nhóm các công ty luật hàng đầu chuyên nghiệp tại Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính:

·       Mua Bán & Sáp Nhập Doanh Nghiệp ·       Doanh Nghiệp & Thương Mại
·       Tài Chính, Ngân Hàng & Trung Gian Thanh Toán ·       Giao Dịch Bất Động Sản & Hợp Đồng EPCs/Xây Dựng
·       Dự Án Đầu Tư (Trong Nước & Nước Ngoài) ·       Sở Hữu Công Nghiệp & Quyền Tác Giả
·       Các Vấn Đề Lao Động ·       Nhượng Quyền Thương Mại & Chuyển Giao Công Nghệ
·       Thị Trường Vốn ·       Hợp Đồng & Đàm Phán Hợp Đồng
·       TMDT & Fintech ·       Giải Quyết Tranh Chấp & Tranh Tụng

Khách hàng của Công ty là các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam. Nhằm đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng tăng của Công ty, chúng tôi cần tuyển dụng một số vị trí sau đây làm việc tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh:

1. VỊ TRÍ LUẬT SƯ TƯ VẤN Số lượng: 02

Mô tả công việc:

  • Hành nghề tư vấn pháp luật theo quy định của công ty và pháp luật;
  • Thực hiện các nghiên cứu, ghi nhớ pháp lý về các lĩnh vực;
  • Dự thảo nội dung tư vấn pháp luật theo yêu cầu của luật sư cấp cao hơn;
  • Theo yêu cầu của luật sư cấp cao hơn, tham gia các cuộc họp giữa luật sư cấp cao hơn với khách hàng, các tổ chức liên quan; thực hiện ghi chép, ghi nhớ nội dung cuộc họp đó; thực hiện các hỗ trợ luật sư cấp cao hơn về thông tin pháp luật, thông tin công việc cần thiết trong cuộc họp và sau cuộc họp;
  • Viết các bài cập nhật văn bản pháp luật, phân tích pháp luật theo chủ đề, chuyên đề theo sự phân công của công ty;
  • Thực hiện các hỗ trợ cần thiết khác theo yêu cầu của luật sư cấp cao hơn trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Yêu cầu:

  • Làm việc toàn thời gian;
  • Đã được cấp Thẻ luật sư, hoặc đã đáp ứng các điều kiện để được cấp Thẻ luật sư và đang chờ cấp Thẻ;
  • Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm hành nghề tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực đầu tư (đặc biệt là đầu tư nước ngoài), thành lập doanh nghiệp và các vấn đề liên quan, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp; soạn thảo, rà soát, tư vấn và đàm phán hợp đồng; các giao dịch bất động sản; rà soát, tư vấn về các giao dịch vay;
  • Kỹ năng làm việc theo nhóm tốt;
  • Kỹ năng tư vấn, trình bày, thuyết trình bằng tiếng Việt và tiếng Anh tốt;
  • Kỹ năng ứng xử, giao tiếp và giải quyết tình huống tốt;
  • Sử dụng thành thạo các chức năng cơ bản của các phần mềm xử lý văn bản và thuyết trình (MS Word, Excel, Power Point);
  • Thận trọng trong công việc; tinh thần trách nhiệm cao; chịu áp lực cao trong công việc;
  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật kinh tế loại khá/giỏi (bằng cao học luật sẽ có lợi thế trong đánh giá hồ sơ năng lực tuyển dụng).

Quyền lợi:

  • Được trực tiếp tham gia hỗ trợ, xử lý hồ sơ công việc dưới sự hướng dẫn của các luật sư cấp cao hơn;
  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và thân thiện;
  • Tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng tư vấn, kỹ năng hành nghề luật sư do công ty tổ chức;
  • Được tham dự các diễn đàn, hội thảo trong nước và quốc tế tổ chức tại Việt Nam nhằm mở rộng kiến thức và quan hệ;
  • Lương theo năng lực và thỏa thuận, được review hàng năm;
  • Thưởng (performance) cuối năm theo quy định của công ty;
  • Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội;
  • Được hưởng các phúc lợi theo quy định của công ty;
  • Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp công bằng.

2. VỊ TRÍ TRỢ LÝ LUẬT SƯSố lượng: 02

Mô tả công việc:

  • Thực hiện các nghiên cứu, ghi nhớ pháp lý về các lĩnh vực theo yêu cầu của luật sư;
  • Tham gia dự thảo nội dung tư vấn pháp luật theo yêu cầu của luật sư;
  • Theo yêu cầu của luật sư, tham gia các cuộc họp giữa luật sư với khách hàng, các tổ chức liên quan; thực hiện ghi chép, ghi nhớ nội dung cuộc họp đó; thực hiện hỗ trợ luật sư về thông tin pháp luật, thông tin công việc cần thiết trong cuộc họp và sau cuộc họp;
  • Viết các bài cập nhật văn bản pháp luật, phân tích pháp luật theo chủ đề, chuyên đề theo sự phân công của công ty;
  • Thực hiện các hỗ trợ cần thiết khác theo yêu cầu của luật sư trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Yêu cầu:

  • Làm việc toàn thời gian;
  • Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm hành nghề tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực đầu tư (đặc biệt là đầu tư nước ngoài), thành lập doanh nghiệp và các vấn đề liên quan, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp; soạn thảo, rà soát, tư vấn và đàm phán hợp đồng; các giao dịch bất động sản; rà soát, tư vấn về các giao dịch vay;
  • Kỹ năng làm việc theo nhóm tốt;
  • Kỹ năng tư vấn, trình bày, thuyết trình bằng tiếng Việt và tiếng Anh tốt;
  • Kỹ năng ứng xử, giao tiếp và giải quyết tình huống tốt;
  • Sử dụng thành thạo các chức năng cơ bản của các phần mềm xử lý văn bản và thuyết trình (MS Word, Excel, Power Point);
  • Thận trọng trong công việc; tinh thần trách nhiệm cao; chịu áp lực cao trong công việc;
  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật kinh tế loại khá/giỏi (bằng cao học luật sẽ có lợi thế trong đánh giá hồ sơ năng lực tuyển dụng).

Quyền lợi:

  • Được trực tiếp tham gia hỗ trợ, xử lý hồ sơ công việc dưới sự hướng dẫn của các luật sư;
  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và thân thiện;
  • Tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng tư vấn, kỹ năng hành nghề luật sư do công ty tổ chức;
  • Được tham dự các diễn đàn, hội thảo trong nước và quốc tế tổ chức tại Việt Nam nhằm mở rộng kiến thức và quan hệ;
  • Lương theo năng lực và thỏa thuận, được review hàng năm;
  • Thưởng (performance) cuối năm theo quy định của công ty;
  • Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội;
  • Được hưởng các phúc lợi theo quy định của công ty;
  • Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp công bằng.

HỒ SƠ YÊU CẦU CHO TẤT CẢ CÁC VỊ TRÍ

Thành phần hồ sơ:

  1. Đơn xin việc (tiếng Việt và tiếng Anh);
  2. 02 ảnh 4x6cm mới nhất trong 3 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
  3. Bản mô tả chi tiết kinh nghiệm phù hợp với vị trí dự tuyển;
  4. Bản sao các bằng cấp, chứng chỉ đào tạo chuyên môn;
  5. Sơ yếu lý lịch tự khai.

Lưu ý: Nếu ứng viên đáp ứng điều kiện sơ tuyển, công ty sẽ yêu cầu bản sao xác nhận công chứng đối với các tài liệu số (4), xác nhận của chính quyền địa phương đối với tài liệu số (5). Công ty không hoàn trả các tài liệu nếu ứng viên không được tuyển dụng.

Hình thức nhận hồ sơ:

  • Gửi bưu điện đến:
     

    bizconsult law firm              

    Số 20 phố Trần Hưng Đạo

    Quận Hoàn Kiếm

    Thành phố Hà Nội

    (cho vị trí ứng cử tại Hà Nội)

     

    bizconsult law firm

    Phòng 1103, Lầu 11, Sailing Tower

    111A đường Pasteur, Quận 1

    Thành phố Hồ Chí Minh

    (cho vị trí ứng tuyển tại TP HCM)

  • Hoặc qua e-mail : [email protected]

Thời hạn nhận hồ sơ : Từ ngày 25/05/2022

Liên hệ:        Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: Vũ Mai Trang: [email protected]

                       Vui lòng không liên hệ qua điện thoại.

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 04, 2022 – NGHỊ ĐỊNH SỐ 15/2022/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 01 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM THUẾ THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 NGÀY 11 THÁNG 01 NĂM 2022 CỦA QUỐC HỘI

Phát hành 04/2022 

Nguyễn T. Thu Trang
Luật sư Cộng sự

Nguyễn T. Liên Liên
Trợ lý Pháp lý

Ngay sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội (“Nghị quyết 43”), ngày 28 tháng 01 năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế (“Nghị định 15”) theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội để triển khai chính sách miễn, giảm thuế trong chính sách tài khóa của Quốc hội.

Gim Thuế Giá Tr Gia Tăng T Ngày 01 Tháng 2 Năm 2022 Đến Ngày 31 Tháng 12 Năm 2022

Để thuận tiện cho các tổ chức, cá nhân và cơ quan quản lý thuế, đảm bảo thống nhất áp dụng với các hệ thống pháp luật thuế chuyên ngành, Nghị định 15 quy định việc giảm thuế giá trị gia tăng (“GTGT”) đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% và đồng thời nêu rõ hàng hóa, dịch vụ không được áp dụng giảm thuế GTGT, cụ thể bao gồm:

  • Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất;
  • Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
  • Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin.

Việc giảm thuế giá trị gia tăng được áp dụng thống nhất tại tất cả các công đoạn bao gồm nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại, trừ trường hợp đối với mặt hàng than, việc giảm thuế GTGT chỉ được áp dụng đối với khâu khai thác bán ra. Theo đó, mức giảm thuế GTGT được xác định theo phương pháp tính thuế của cơ sở kinh doanh và được áp dụng từ ngày 01 tháng 2 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, cụ thể bao gồm:

  • Trường hợp áp dụng phương pháp khấu trừ, cơ sở kinh doanh được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% đối với hàng hóa, dịch vụ;
  • Trường hợp áp dụng phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu, cơ sở kinh doanh được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ.

Th Tc Gim Thuế GTGT

Để được áp dụng mức thuế GTGT, cơ sở kinh doanh phải thực hiện lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Trong trường hợp không lập hóa đơn riêng, việc giảm thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Nghị định 15 sẽ không được áp dụng. Đối với các trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT chưa được giảm trừ, người bán và người mua phải lập biên bản ghi rõ sai sót, và người bán lập và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua để được áp dụng mức giảm thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng theo Tờ khai “giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 43” cùng với Tờ khai thuế giá trị gia tăng.

 Gim tr chi phí tài tr, ng h hot động phòng, chng dch Covid-19

Ngoài các khoản chi được quy định tại pháp luật thuế chuyên ngành, trong kỳ tính thuế thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi ủng hộ, tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật thông qua một số đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ theo quy định bao gồm Ủy bản Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, cơ quan báo chí và các cơ quan khác được liệt kê tại Nghị định 15.

Ngoài ra, Nghị định 15 đã quy định bổ sung trường hợp doanh nghiệp thực hiện việc ủng hộ, tài trợ thông qua việc chuyển khoản ủng hộ, tài trợ này về công ty mẹ. Trong trường hợp doanh nghiệp là đơn vị thành viên, phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau để được giảm trừ các chi phí ủng hộ, tài trợ khi xác định chi phí được trừ:

  • Công ty mẹ phải có biên bản/văn bản xác nhận khoản chi ủng hộ, tài trợ có chữ ký, đóng dấu của người đại diện doanh nghiệp đơn vị thành viên và công ty mẹ;
  • Doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ hợp pháp đối với khoản ủng hộ, tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật theo quy định của pháp luật;
  • Công ty mẹ có văn bản xác nhận về khoản ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp đơn vị thành viên; và
  • Công ty mẹ thực hiện việc ủng hộ, tài trợ thông qua đơn vị nhận ủng hộ, tài trợ được liệt kê tại Nghị định 15.

Đây là một quy định mới tại Nghị định 15 so với quy định tương ứng tại Nghị định 44/2021/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện về chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 và được bổ sung trên cơ sở phát sinh các khoản chi ủng hộ, tài trợ từ các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam.

Nghị định 15 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 04, 2022 – Phiên tòa trực tuyến tại Việt Nam theo quy định mới: Từng bước tiếp cận hệ thống Tòa án điện tử

Phát hành 04/2022 

Nguyễn Đăng Việt
Luật sư thành viên

Nguyễn Ngọc Ly
Trợ lý Luật sư

1. Tổng quan

Đối mặt với vô số khó khăn và trì hoãn giữa bối cảnh dịch COVID-19 diễn ra, các tòa án trên toàn cầu đã và đang tối ưu hệ thống điện tử của mình để triển khai các tòa án trực tuyến. Sự đổi mới này là giải pháp thích hợp để cân bằng các chỉ thị y tế công cộng với nhu cầu duy trì pháp quyền, và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Trên thực tế, Chính phủ Việt Nam đã và đang áp dụng hàng loạt giải pháp công nghệ để phát triển hệ thống làm việc trực tuyến, giúp các thủ tục tại tòa án được vận hành thông suốt.

Trong vòng 02 năm trở lại đây, được coi là một yếu tố cấu thành nên nền tảng Tòa án điện tử, thuật ngữ “phiên tòa trực tuyến” đã dần được tiếp cận và đề cập đến ở Việt Nam như một giải pháp khả thi để bổ trợ cho các phiên tòa trực tiếp, nhất là khi đại dịch tiếp tục gây gián đoạn hoạt động tố tụng. Tại nhiều quốc gia, nhờ có phiên tòa ảo mà các bên đã không cần đến các phòng xử án thông thường vốn quen thuộc trước đây.

Liên quan đến vấn đề này, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Nghị quyết 33/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 (“Nghị quyết 33”) quy định về tổ chức phiên tòa trực tuyến như một phương thức song hành với các phiên tòa trực tiếp sẵn có.

Đáng lưu ý là Thông tư liên tịch do Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp ban hành ngày 15/12/2021 (Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP, “Thông tư liên tịch 05”) đưa ra hướng dẫn và quy trình tổ chức phiên tòa trực tuyến có hiệu lực từ ngày 01/02/2022.

Phiên tòa trực tuyến là phiên tòa được tổ chức bằng các thiết bị nghe nhìn, cho phép người tham gia không cần trực tiếp đến phòng xử án. Dưới góc độ pháp lý, phiên tòa trực tuyến được tổ chức tại phòng xử án, có sử dụng các thiết bị điện tử kết nối với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại địa điểm ngoài phòng xử án do Tòa án quyết định nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia các trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng liên tục, công khai, vào cùng một thời điểm.[1]

 2. Các trường hợp và thẩm quyền tổ chức phiên tòa trực tuyến

Theo Nghị quyết 33/2021/QH15 (Điều 1.1), Tòa án Nhân dân được tổ chức phiên tòa trực tuyến để xét xử sơ thẩm và phúc thẩm các vụ án đáp ứng đủ 02 điều kiện sau đây:

  • Các vụ án hình sự, dân sự, hành chính có tình tiết, tính chất đơn giản;
  • Các tài liệu, chứng cứ trong vụ án rõ ràng.

Tuy nhiên, các phiên tòa trực tuyến sẽ không được áp dụng cho:

  • Vụ án hình sự, dân sự, hành chính liên quan đến bí mật Nhà nước;
  • Vụ án hình sự đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật Hình sự;
  • Vụ án hình sự về một trong các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật Hình sự.

3. Hướng dẫn chung về việc tổ chức phiên tòa trực tuyến

Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến được thực hiện theo nguyên tắc chung về tổ chức xét xử các vụ án được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Bộ luật Tố tụng hành chính 2015. Bên cạnh đó, các cơ sở pháp lý quan trọng để Tòa án Nhân dân tổ chức xét xử trực tuyến là Nghị quyết 33 và Thông tư liên tịch 05 với một số điểm đáng chú ý như sau:

3.1 Nghĩa vụ của các cơ quan thẩm quyền.

Trong giai đoạn chuẩn bị phiên tòa trực tuyến Tòa án điện tử và quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án và các cơ quan hữu quan (bao gồm Viện kiểm sát, cơ sở giam giữ và trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước) phải phối hợp có hiệu quả để đảm bảo phiên tòa trực tuyến được tổ chức trong tuân thủ các quy định hiện hành.[2]

Tòa án, với tư cách chủ trì phiên tòa trực tuyến, phải đảm bảo đã có thông báo hợp lý tới tất cả các bên tham gia phiên tòa trực tuyến, từ đó các bên này sẽ có sắp xếp tổ chức kỹ thuật cần thiết để kiểm tra và kết nối nền tảng điện tử.

3.2 Yêu cầu về kỹ thuật và quy trình

Các phiên tòa trực tuyến sẽ được tổ chức bằng cách thiết lập 02 loại điểm cầu.

Điểm cầu trung tâm hoặc phòng xử án trực tuyến có thể đặt tại trụ sở Tòa án hoặc địa điểm do Tòa án lựa chọn, tổ chức theo quy định tại Thông tư 01/2017/TT-TANDTC với các thành phần bắt buộc tham gia (Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án và Kiểm sát viên được phân công thụ lý vụ án).

Phòng xử án ảo này phải được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ phiên tòa trực tuyến như hệ thống chiếu sáng, đường truyền và thiết bị mạng, hệ thống âm thanh và thiết bị hiển thị hình ảnh, dữ liệu và nguồn điện, v.v.

Đối với hầu hết các phiên tòa dân sự, hành chính hoặc hình sự, các điểm cầu thành phần chỉ cần đáp ứng các điều kiện cơ bản về không gian, chất lượng hình ảnh, âm thanh để đảm bảo phiên xét xử được truyền trực tuyến. Đối với phiên tòa hình sự có điểm cầu thành phần đặt tại nơi giam giữ thì còn phải đáp ứng  các quy định của Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2018 của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao quy định phòng xử án.

Những người tham gia không phải là Hội đồng xét xử sẽ tham gia thông qua tối đa 03 điểm cầu thành phần được Tòa án chấp nhận.

Ngoài các thủ tục thông thường theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự và Luật Tố tụng Hành chính, phiên tòa trực tuyến cũng đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu khác, [3]ví dụ: kiểm tra giấy tờ tùy thân của người tham gia phiên tòa; phổ biến một số thông tin về phiên tòa trực tuyến khi khai mạc bởi chủ tọa phiên tòa.

3.3.   Yêu cầu chung đối với người tham gia

Để tham dự một phiên tòa trực tuyến, người tham gia phải tuân thủ các quy định đáng chú ý như sau:

  • Luôn để bật camera và âm thanh micro;
  • Không tạo ra tạp âm gây ảnh hưởng mất tập trung;
  • Trang phục phù hợp khi tham dự phiên tòa qua thiết bị ghi hình;
  • Không đi lại hoặc rời đi trong thời gian xét xử trực tuyến trừ khi được chủ tọa phiên tòa cho phép;
  • Đảm bảo bảo mật và an toàn của phiên tòa, không chụp ảnh, ghi âm, phát tán tài liệu trên các phương tiện truyền thông, v.v.
  • Xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của tòa án.

4. Kết

Nền Công nghiệp 4.0 ở Việt Nam đang ở giai đoạn đầu nhưng được ứng dụng kịp thời vào các phiên tòa trực tuyến, sẽ có khả năng mang lại nhiều lợi ích thực sự cho các bên. Phiên tòa trực tuyến còn tiết kiệm thời gian và chi phí, và dễ dàng tiếp cận. Nếu triển khai tốt, Việt Nam có thể nâng cao năng lực của hệ thống toà án và đảm bảo quy trình tố tụng được giải quyết kịp thời tránh bì trì hoãn và tồn đọng.

[1] Điều 1.2 Nghị quyết 33/2021/QH15

[2] Chương II Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP

[3] Điều 13 Thông tư liên tịch 05

Download pdf version

LEGAL UPDATE – APRIL 2022 – DECREE NO. 15/2022/ND-CP DATED JANUARY 28, 2022 OF THE GOVERNMENT ON TAX EXEMPTION AND REDUCTION POLICIES ACCORDING TO RESOLUTION NO. 43/2022/QH15 DATED JANUARY 28, 2022 OF THE NATIONAL ASSEMBLY

Issue April 2022

Nguyen T. Thu Trang
Associate

Nguyen T. Lien Lien 
Legal Assistant

After the issuance of the National Assembly’s Resolution No. 43/2022/QH15 on fiscal and monetary policies to support the socio-economic development and recovery program (“Resolution 43”), on January 28, 2022, the Government issued Decree No. 15/2022/ND-CP on tax exemption and reduction policies (“Decree 15”) according to the above-mentioned Resolution 43/2022/QH15 to implement the tax exemption and reduction policy in the National Assembly’s fiscal policy.

Value-added Tax Reduction from February 1, 2022 to December 31, 2022

In order to facilitate entities, individuals and tax administration departments in application with specialized tax legal regulations, Decree 15 provides the reduction of value-added tax (“VAT”) for goods and services subject to the VAT rate of 10%, and also clearly states the goods and services not eligible for VAT reduction, as particulars:

  1. Telecommunication, financial activities, banking activities, securities, insurance, trading of real estate, metal and precast metal products, mining products (excluding coal mining), coke mining, refined oil, chemical products;
  2. Goods and services subject to excise tax;
  3. Information technology as prescribed in the laws on information technology.

The reduction of VAT shall be applied consistently in all stages including import, production, processing, trading, except for coal products which the reduction of VAT is only applied to the stage of mining for purpose of sale. Accordingly, the VAT reduction is determined according to the tax calculation method and shall be applied from February 1, 2022 to December 31, 2022, specifically including:

  1. For businesses whose VAT payable is calculated by tax credit method, the businesses are entitled to the VAT tax rate of 8% for their goods and services;
  2. For businesses whose VAT payable is calculated per percentage on revenue, the businesses are entitled to reduction of 20% of the percentage rate to calculate VAT for their goods and services.

Procedures for VAT Reduction

In order to apply the deducted VAT rate, businesses must issue separate invoices for goods and services subject to VAT reduction. In case the businesses fail to issue separate invoices, the VAT reduction prescribed under Decree 15 will not be applied. For cases where the businesses issued an invoice and declared at the tax rate or percentage to calculate VAT that has not yet been deducted, the seller and the buyer shall make a minutes detailing the mistakes and the seller must issues and deliver an adjusted invoice to the buyer for the application of VAT reduction. Businesses declare goods and services eligible for VAT reduction according to the declaration on “VAT reduction according to Resolution 43” together with the value-added tax declaration.

Reduction of Expenses for Supporting and Financing the Covid-19 Prevention and Control

Decree 15 has additionally provided for the case that an enterprise provides support and sponsorship through the transfer of this donation to its parent company. In case the enterprise is a member unit, it is required to meet following conditions to be eligible for deduction of support and sponsorship expenses upon determination of deductible expenses:In addition to the expenses prescribed in laws on excise tax, in the corporate income tax period of 2022, expenses for supporting and financing the Covid-19 prevention and control in cash and in kind are included in deductible expenses for determination of taxable income for corporate income tax amounts through certain organizations including Vietnam Fatherland Front Committee at all levels, medical facilities, educational institutions, press agencies and other agencies specified under Decree 15.

  1. The parent company must have a minutes or document certifying the expenses of support or sponsorship signed and stamped by the representatives of enterprises being the member unit and parent company;
  2. The enterprise has legal invoices and documents for support or finances in cash or in kind as prescribed by law;
  3. The parent company has a written confirmation of the supports and finances of the member unit; and
  4. The parent company provides supports and finances through certain organizations  listed in Decree 15.

This is a new regulation in Decree 15 compared to the corresponding regulations in Decree 44/2021/ND-CP on guidelines for deductible expenses upon determination of income subject to corporate income tax regarding enterprise/organization’s grants to prevention and control of Covid-19 pandemic and is supplemented on the basis of arising expenses of supports and finances from economic groups in Vietnam.

Decree 15 takes effect from February 1, 2022.

Download pdf version

LEGAL UPDATE – APRIL 2022 – Vietnam’s Virtual Hearings under new regulations: Step-by-step approaches for e-Court system

Issue April 2022

Nguyen Dang Viet
Partner

Nguyen Ngoc Ly 
Assisting Lawyer

1. Overview

Facing numerous difficulties and delays amid the on-going COVID-19 pandemic, courts across the globe have been utilizing their electronic systems in order to implement remote courts.  Such movement is an appropriate solution to balance public health directives with the need to continue upholding the rule of law and thus Vietnam is no exception. Indeed, the Vietnamese government has been applying a series of technological solutions to develop electronic court system.

Within the past 2 years, considered as a component of the e-court platform, term “virtual court hearing” has been gradually used in Vietnam as the possible solution to support physical hearings specially when the pandemic continues to disrupt litigation practice. In many countries, thanks to virtual hearings stakeholders dont have to come to courtrooms.

In this regard, the National Assembly of Vietnam issued Resolution 33/2021/QH15 dated 12 November 2021 (“Resolution 33”) to regulate virtual hearings as a coexistent method with the current method of hearings.

Notably, a Joint Circular issued by the People’s Supreme Court of Vietnam, the Supreme People’s Procuracy, the Ministry of Public Security, the Ministry of Defence and the Ministry of Justice on December 15, 2021 (Joint Circular 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP, “Joint Circular 05”) aims to set out the guidelines and procedures on organizing online court hearings which took effect from February 1, 2022.

A virtual hearing may be conducted by using videoconference or teleconference facilities, where cases are progressed without the need for participants to attend the court in person. From the current legal perspective, a  virtual hearing court is held in a courtroom, using electronic devices connected to each other via a network, allowing the defendant, victims, litigants and other participants to join the court session from outside the courtroom, but still ensuring they are able to fully follow the hearings through images and sounds, and to fully take part in the hearing by verbalizing and actions continuously and publicly proceeding at the same time of the court’s proceedings.[1]

2. Cases and authority of holding online hearings

According to Resolution 33/2021/QH15 (Art.1.1), the People’s Court is entitled to hold online court sessions for first-instance trial and appellate trial of the cases that satisfy the following 02 conditions: Cases and authority of holding online hearings

  • Criminal, civil and administrative cases having simple facts and characteristics;
  • Cases having clear factual documents and evidences.

However, e-hearings shall be not applied for:

  • Criminal, civil and administrative cases related to State secrets;
  • Criminal cases for crimes in national security specified in Chapter XIII of the Penal Code;
  • Criminal cases for crimes of against peace, humanity and war crimes specified in Chapter XXVI of the Penal Code.

3. General guides on holding Virtual Hearings

The organization of online court hearings is carried out according to the general principles of organizing the hearings of cases specified in the 2015 Criminal Procedure Code, the Civil Procedure Code 2015 and the Law on Administrative Procedure 2015. Besides, an important legal basis for the People’s Court to organize an online trial is the Resolution 33 and the Joint Circular 05 with some notable points as follows:

3.1  Obligation of the competent authorities

In the stage of preparation for an e-court hearing and decision to bring a case to trial, the court and relevant authorities (including procuracies, detainment centres and legal aid centers) have to coordinate effectively to ensure that the e-hearing is organized in compliance with applicable regulations.[2]

The court as the host of the virtual hearing shall ensure that all parties are properly notified of the virtual hearing so that necessary technical arrangements are made by the parties to test and connect to the e-platform.

3.2  Technical and procedural requirements

Online hearings shall be held by setting up 02 types of connecting points.

The main connecting point or an online courtroom may be at the Court’s headquarters or at a location selected by the Court, held in accordance with the provisions of Circular 01/2017/TT-TANDTC with the compulsory participants (the Trial Panel, the Court Clerk and the procurator assigned to handle the case).

The aforementioned e-courtroom shall be fully equipped with the devices for the online hearing such as lighting system, transmission lines and network equipment, sound systems and image display device, data and power and, etc.

For most civil, administrative or criminal trials, the component points only need to meet the basic conditions of space, image quality and sound to ensure online transmission of the trial. For a criminal court hearing where a component pount is located at a detention facility, separate regulations must be met according to Circular No. 01/2017/TT-TANDTC dated July 28, 2018 of the Chief Justice of the People’s Court. The Supreme People regulates the courtroom.

The participants other than the judges shall joint the hearing through a maximum of 03 component connecting points accepted by the Court.

In addition to the normal procedures as prescribed by the Criminal Procedure Code, the Civil Procedure Code and the Administrative Procedures Law, the online court hearing has other requirements,[3]  e.g. identifying participants in the e-hearing; the dissemination of some information about the online hearing at the opening of the same by the presiding judge.

3.3 General requirements for participants

To attend a hearing virtually, the participants have to comply with the notable etiquettes as follows:

·       Keep the camera and audio on at all times;

·       Do not create any extraneous and distracting noises.

·       Dress appropriately for court when appearing via videoconference;

·       Do not walk around or step away during a videoconference meeting unless allowed by the judge;

·       Ensure the confidentiality and the safety of the court, do not take photos, record audio or distributing documents on the media, etc.

·       Present ID documents as required by the court.

4. Conclusion

Vietnam is applying timely IR4.0 to virtual court hearings, which may bring benefits for stakeholders. virtual court hearings shall save time and costs, and be accessible. If Vietnam develop well such system, it shall improve the court capacity and to avoid the stagnancy of case settlements.

[1] Article 1.2 Resolution 33/2021/QH15

[2] Chapter II Joint Circular 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP

[3] Article 13 Joint Circular 05

Download pdf version