BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 02, 2021 – Những điểm mới của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)

Vol 2 phát hành 02/2021

 

Nguyễn Thị Ngân
Trợ lý Pháp lý

Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) đã được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2020 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Luật PPP bao gồm 11 chương và 101 điều, được soạn thảo để thu hút nhiều nguồn lực hơn từ khu vực tư nhân, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời cũng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, “PPP vì con người” (people-first-PPP) như khuyến cáo của Liên Hợp Quốc. Luật PPP có nhiều điểm mới nổi bật, làm rõ một số quy định chưa cụ thể của Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Nghị định 63), tích hợp các quy định liên quan từ Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công,… tạo ra hành lang pháp lý mạnh mẽ hơn cho việc triển khai các dự án PPP.

1. Giảm số lượng lĩnh vực đầu tư

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định 5 lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP, ít hơn so với 9 lĩnh vực được quy định tại Nghị định 63. Năm lĩnh vực bao gồm (i) Giao thông vận tải (ii) Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực (iii) Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải (iv) Y tế; giáo dục – đào tạo (v) Hạ tầng công nghệ thông tin.

Trong đó, quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án thuộc lĩnh vực Y tế; giáo dục – đào tạo không thấp hơn 100 tỷ đồng và quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của các dự án còn lại không thấp hơn 200 tỷ đồng, trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng.

2. Quy định mi v Hp đồng d án PPP

Phân loi hp đồng d án (Điều 45 Luật PPP)

Hợp đồng dự án PPP gồm 2 nhóm chính (i) Nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng hoặc tổ chức bao tiêu sản phẩm, dịch vụ công, bao gồm: Hợp đồng BOT (build-operate-transfer); Hợp đồng BTO (build-transfer-operate); Hợp đồng BOO (build-own-operate); Hợp đồng O&M (operate-maintain); (ii) Nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế Nhà nước thanh toán trên cơ sở chất lượng sản phẩm, dịch vụ công, bao gồm: Hợp đồng BTL (build-transfer-lease) và  BLT (build-lease-transfer). Ngoài ra, các bên có thể ký kết hợp đồng theo hình thức hỗn hợp kết hợp giữa các loại hợp đồng trên.

Loi b hình thc hp đồng BT (build-transfer)

Hình thức hợp đồng BT trong Nghị định 63 đã bị loại bỏ khi xét đến các hệ lụy và bản chất không phù hợp với nguyên tắc hợp tác công tư.

Pháp lut Điu chnh hp đồng là lut Vit Nam

Khác với quy định tại Nghị định 63 cho phép các bên ký kết có thể thỏa thuận việc áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh hợp đồng dự án và các hợp đồng, thỏa thuận khác có liên quan theo quy định của Bộ luật dân sự ( Điều 46 Nghị định 63), Điều 55 Luật PPP quy định hợp đồng dự án PPP và các phụ lục hợp đồng, các văn bản có liên quan khác được ký kết giữa cơ quan nhà nước Việt Nam với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam, đối với những vấn đề pháp luật Việt Nam không có quy định, các bên có thể thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng dự án PPP trên cơ sở không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

3. Quy định v Hi đồng thm định d án PPP

Luật PPP quy định cụ thể về nguyên tắc thành lập và cơ chế hoạt động của hội đồng thẩm định dự án PPP. Phụ thuộc vào cấp quyết định chủ trương đầu tư, việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi sẽ do hội đồng thẩm định nhà nước; Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc Hội đồng thẩm định cấp cơ sở. (Điều 6 Luật PPP)

4. Quy định v vn nhà nước tham gia thc hin d án PPP

Theo Điều 69.2 Luật PPP, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP không quá 50% tổng mức đầu tư của dự án. Luật cũng quy định chi tiết mục đích sử dụng vốn nhà nước trong các dự án PPP. Khi chưa có nghị định hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng nguồn vốn nhà nước trong các dự án PPP, quy định về mục đích sử dụng của nguồn vốn nhà nước rất hạn chế, chỉ giới hạn ở các mục đích sau, đây có thể là một cản trở cho việc thực hiện các dự án PPP sau này:

  1. Hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc dự án PPP;
  2. Thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
  3. Chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công hình tạm;
  4. Chi trả phần giảm doanh thu;
  5. Chi phí của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, đơn vị chuẩn bị dự án PPP, bên mời thầu để thực hiện các hoạt động thuộc nhiệm vụ của mình quy định tại Điều 11 của Luật này;
  6. Chi phí của Hội đồng thẩm định dự án PPP, đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP.

5. Tích hp quy định v quy trình la chn nhà đầu tư

Quy trình lựa chọn nhà đầu tư được quy định trong đấu thầu lần đầu tiên được tích hợp trong các quy định của luật PPP thay vì được dẫn chiếu đến Luật Đấu thầu như trước đây. Cụ thể, việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy trình sau đây (Điều 28.1 Luật PPP):

  1. Lựa chọn danh sách ngắn (nếu áp dụng);
  2. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư;
  3. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
  4. Đánh giá hồ sơ dự thầu;
  5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
  6. Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng dự án PPP, công khai thông tin hợp đồng.

6. Đảm bo d thu

Căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư theo mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư của dự án. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp Nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu trong thời gian hồ sơ dự thầu còn hiệu lực hoặc Nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu hoặc Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành đàm phán, hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký kết hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc Doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư thành lập không thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định. (Điều 33 Luật PPP)

 7. Các cơ chế bo đảm ca Nhà nước

 Cơ chế chia s phn tăng, gim doanh thu

Theo quy định tại Điều 82 Luật PPP, khi doanh thu thực tế đạt cao hơn 125% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phần chênh lệch giữa doanh thu thực tế và mức 125% doanh thu trong phương án tài chính. Ngược lại, đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BOO, trong trường hợp quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi làm doanh thu thực tế đạt thấp hơn 75% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP thì Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần chênh lệch giữa mức 75% doanh thu trong phương án tài chính và doanh thu thực tế.

Việc chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu này của Nhà nước điều được áp dụng sau khi đã điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP và được kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán phần tăng/giảm doanh thu.

 Cơ chế đảm bo cân đối ngoi t đối vi d án PPP

Theo quy định tại Điều 81 Luật PPP, chỉ dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ mới được Chính phủ xem xét quyết định việc áp dụng cơ chế bảo đảm cân đối ngoại tệ trên cơ sở chính sách quản lý ngoại hối, khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ.

Download pdf version