Author: Vu Mai Trang
ORDINANCE ON FOREIGN EXCHANGE CONTROL 2005
LAW ON PUBLIC-PRIVATE PARTNERSHIP INVESTMENT 2020
LAND LAW 2013
LAW ON INVESTMENT 2020
LAW ON SECURITIES 2019
LAW ON ENTERPRISES 2020
BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 11, 2022 – NGHỊ ĐỊNH SỐ 65/2022/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 9 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 153/2020/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2020 QUY ĐỊNH VỀ CHÀO BÁN, GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP RIÊNG LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Phát hành 11/2022
![]() Lê Hồng Phong |
![]() Lê Thị Tuyết Mai |
Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế ban hành ngày 31/12/2020, hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021. Sau 18 tháng thi hành, trước dấu hiệu tăng trưởng “nóng” kèm theo đó tiềm ẩn nhiều rủi ro, cơ quan quản lý đã liên tục phát ra những cảnh báo đối với các tổ chức phát hành và nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn có tình trạng cố tình vi phạm để chào bán thứ cấp cho nhà đầu tư cá nhân để mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hoặc góp vốn thông qua hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo pháp luật dân sự. Việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp phát hành trái phiếu chưa nghiêm và tuân thủ hàng rào pháp lý, nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng xảy ra.
Để phát triển bền vững thị trường trái phiếu nên Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có các văn bản chỉ đạo về việc quản lý, đặc biệt là đẩy mạnh thanh tra hoạt động phát hành, đầu tư, cung cấp dịch vụ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp[1].
Trước thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhanh và phát sinh nhiều rủi ro, Chính phủ đã ban hành hành lang pháp lý mới an toàn cho nhà đầu tư, thúc đẩy thị trường minh bạch và nâng cao trách nhiệm giám sát của cơ quan nhà nước.
Những điểm mới đáng lưu ý của Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
1. Mục đích phát hành trái phiếu
Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi quy định về mục đích phát hành trái phiếu nhằm tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành trong việc sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu đúng mục đích.
Theo đó, mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư[2].
Nghị định 65/2022 cho phép các doanh nghiệp được phát hành trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu nợ. Đây là một trong những điểm trọng yếu theo hướng nới lỏng hơn giúp các doanh nghiệp với mục đích tái cơ cấu nợ (theo đúng quy định) vẫn có thể tiếp cận được với kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
2. Tăng mệnh giá chào bán trái phiếu trong nước lên 100 triệu đồng
Mệnh giá trái phiếu được sửa đổi tăng từ 100.000 đồng hoặc bội số của 100.000 đồng lên 100 triệu đồng hoặc bội số của 100 triệu đồng. Sự gia tăng này cũng giới hạn phạm vi của các nhà đầu tư đủ điều kiện và dường như được thiết kế để loại trừ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Cụ thể, Nghị định 65/2022/NĐ-CP nêu rõ: “Trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, mệnh giá là một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam”[3].
3. Đối tượng mua trái phiếu
Nghị định 65/2022/NĐ-CP cũng quy định cụ thể về nhà đầu tư mua trái phiếu. Theo đó, đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.
Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán để mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ phải đảm bảo danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch do nhà đầu tư nắm giữ có giá trị tối thiểu 02 tỷ đồng được xác định bằng giá trị thị trường bình quân theo ngày của danh mục chứng khoán trong thời gian tối thiểu 180 ngày liền kề trước ngày xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, không bao gồm giá trị vay giao dịch ký quỹ và giá trị chứng khoán thực hiện giao dịch mua bán lại. Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại điểm này có giá trị trong vòng 03 tháng kể từ ngày được xác nhận.
Nghị định mới hướng dẫn về các yêu cầu đối với các nhà đầu tư đủ điều kiện, cũng như các tài liệu làm bằng chứng cho việc đủ điều kiện đó, theo đó khẳng định rõ ràng trách nhiệm của cả tổ chức phát hành và công ty chứng khoán trong việc xác định và xác nhận tư cách nhà đầu tư tham gia phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Nghị định 65/2022/NĐ-CP bổ sung trách nhiệm của nhà đầu tư mua trái phiếu “Thực hiện giao dịch trái phiếu theo quy định tại Điều 16 Giao dịch trái phiếu tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP; không được bán hoặc cùng góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp dưới mọi hình thức. Việc huy động vốn và mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty quản lý quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành”[4].
Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư[5].
4. Bổ sung nguyên tắc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
Điều kiện phát hành trái phiếu tuân thủ quy định tại Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp. Nghị định bổ sung quy định về hồ sơ chào bán trái phiếu bao gồm: (i) kết quả xếp hạng tín nhiệm theo các trường hợp và lộ trình thực hiện như quy định đối với chào bán trái phiếu ra công chúng, từ 1/1/2023; (ii) hợp đồng ký kết với đại diện người sở hữu trái phiếu trong trường hợp chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân và (iii) xác nhận của ngân hàng thương mại về việc mở tài khoản nhận tiền mua trái phiếu.
Sau khi hoàn thành đợt chào bán, trái phiếu phải được (i) đăng ký và lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) và (ii) đăng ký giao dịch với Sở Giao dịch Chứng khoán. Trước đây, không có hướng dẫn cụ thể về các yêu cầu này, trái phiếu phát hành riêng lẻ có thể được đăng ký với thành viên lưu ký của VSD. Những quy định mới này sẽ làm tăng giao dịch thứ cấp và tạo ra một thị trường thứ cấp minh bạch hơn.
Sở giao dịch trái phiếu sẽ cần được thiết lập trong vòng 9 tháng sau khi Nghị định 65/2022 ban hành. Hệ thống đăng ký, lưu ký trái phiếu của VSD và hệ thống giao dịch trái phiếu của Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ đi vào hoạt động từ tháng 6/2023. Trong khi chờ thiết lập sở giao dịch trái phiếu, trái phiếu do tư nhân phát hành có thể tiếp tục được giao dịch theo Nghị định 153/2020.
Nghị định 65/2022/NĐ-CP nêu rõ: Đối với trái phiếu đã phát hành tại thị trường trong nước, doanh nghiệp chỉ được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu khi đáp ứng các quy định sau[6]:
a) Được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phát hành thông qua;
b) Được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.
Thông tin về việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu phải được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin bất thường[7].
5. Người đại diện sở hữu trái phiếu
Nghị định bổ sung quy định về đại diện người sở hữu trái phiếu để tăng cường việc giám sát mục đích sử dụng vốn trái phiếu của doanh nghiệp phát hành cũng như tăng cường giám sát việc thực hiện các cam kết khác của doanh nghiệp phát hành.
Đại diện người sở hữu trái phiếu tăng cường việc giám sát mục đích sử dụng vốn trái phiếu của doanh nghiệp phát hành, cũng như tăng cường giám sát việc thực hiện các cam kết khác của doanh nghiệp phát hành.
Trường hợp chào bán trái phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân, hồ sơ chào bán trái phiếu phải bao gồm hợp đồng ký kết với Đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định tại khoản 7 Điều 14 Nghị định 65/2022/NĐ-CP và quy định của pháp Luật Chứng khoán[8].
Ngoài ra, đại diện người sở hữu trái phiếu thực hiện chế độ báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, sở giao dịch chứng khoán định kỳ hàng quý, hàng năm và báo cáo trong trường hợp phát hiện tổ chức phát hành có hành vi vi phạm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sở hữu trái phiếu[9].
6. Sửa đổi thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ
Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán không vượt quá 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán. Tổng thời gian chào bán trái phiếu thành nhiều đợt tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày phát hành của đợt chào bán đầu tiên.
Theo Nghị định 65/2022/NĐ-CP, thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán không vượt quá 30 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán. Tổng thời gian chào bán trái phiếu thành nhiều đợt tối đa không quá 06 tháng kể từ ngày phát hành của đợt chào bán đầu tiên.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải ký hợp đồng với đơn vị tư vấn phát hành trái phiếu là công ty chứng khoán trong mọi trường hợp. Trước khi có Nghị định 65/2022, công ty phát hành trái phiếu là công ty chứng khoán được miễn tham gia tư vấn phát hành trái phiếu.
Tổ chức phát hành trái phiếu riêng lẻ phải được cơ quan xếp hạng tín nhiệm (1) xếp hạng tín nhiệm nếu tổng mệnh giá trái phiếu đã phát hành của tổ chức phát hành đó trong mỗi kỳ hạn 12 tháng trước ngày phát hành lớn hơn 500 tỷ đồng và 50% vốn chủ sở hữu được ghi nhận trên báo cáo tài chính mới nhất của nó; hoặc (2) tổng mệnh giá trái phiếu đang lưu hành của tổ chức phát hành đó tại thời điểm đăng ký phát hành lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính gần nhất. Trước Nghị định 65/2022, yêu cầu này chỉ áp dụng cho việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng.
Nghị định 65/2022 hiện yêu cầu đại lý phát hành trái phiếu (hoặc người bảo lãnh phát hành) xác nhận rằng công ty phát hành trái phiếu đã nhận được tiền thu được từ trái phiếu vào tài khoản của mình.
7. Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành
Nghị định mới quy định (i) chỉ các công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý và (ii) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ đại lý phát hành khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán[10]. Các “tổ chức trung gian” này không được là các bên liên quan của tổ chức phát hành và phải ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với doanh nghiệp phát hành, trong đó nêu rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên.
Nghị định mới cũng quy định thêm trách nhiệm của các tổ chức trung gian này trong việc cung cấp thông tin trung thực, chính xác về việc phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư và đảm bảo chỉ phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư đủ điều kiện. Đây là một bước đi rõ ràng nhằm thúc đẩy trách nhiệm hơn từ phía các tổ chức này.
8. Các trường hợp mua lại trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trước hạn[11]:
Đây là quy định hoàn toàn mới so với Nghị định 153/2020/NĐ-CP, theo đó Nghị định 65/2022/NĐ-CP yêu cầu trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành. Nghị định bổ sung quy định doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu trước hạn bắt buộc khi vi phạm phương án phát hành (trong đó có phương án sử dụng vốn) hoặc vi phạm pháp luật; trước và sau khi phát hành phải có công bố thông tin về khả năng đảm bảo thanh toán, báo cáo kiểm toán tình hình tài chính và kiểm toán tình hình sử dụng vốn theo mục đích phát hành đã được công bố.
Các trường hợp mua lại trái phiếu trước hạn bao gồm:
- Mua lại trước hạn theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành và người sở hữu trái phiếu.
- Bắt buộc mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư khi:
- Doanh nghiệp phát hành vi phạm pháp luật về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền mà vi phạm đó không thể khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.
- Doanh nghiệp phát hành vi phạm phương án phát hành trái phiếu mà vi phạm đó không thể khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.
- Các trường hợp khác được nêu cụ thể tại phương án phát hành trái phiếu quy định tại Điều 13 Nghị định 65/2022/NĐ-CP (nếu có).
Lưu ý: Trường hợp bắt buộc mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư không áp dụng đối với trường hợp trái phiếu bị thu hồi theo quyết định của cấp có thẩm quyền[12].
Đánh giá
Với việc ban hành quy định mới về phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, sẽ thúc đẩy việc hình thành các định chế đầu tư dài hạn chuyên nghiệp trên thị trường minh bạch và bền vững. Tăng cường công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành trong điều hành và quản lý giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu với thị trường tiền tệ, tín dụng ngân hàng và chủ động thông tin tuyền truyền, định hướng thị trường. Thiết lập thị trường giao dịch có tổ chức và hoàn thiện quy định về cơ chế quản lý, giám sát.
Những điều này thể hiện một bước quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch và bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu mà các chuyên gia trong ngành cho là còn thiếu.
Các chủ thể tham gia thị trường ngoài tìm hiểu về trái phiếu doanh nghiệp thì cần tuân thủ quy định của pháp luật trước và trong quá trình tham gia giao dịch. Các doanh nghiệp phát hành phải đảm bảo tính trung thực của hồ sơ chào bán trái phiếu, sử dụng vốn đúng mục đích, có trách nhiệm giải thích cho nhà đầu tư các thông tin liên quan đến phương án phát hành, các rủi ro pháp lý, rủi ro đầu tư, rủi ro sử dụng vốn, quyền, lợi ích và trách nhiệm pháp lý của các bên khi phát hành và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
[1] Chỉ thị số 01/CT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2022 của Bộ Tài Chính
[2] Khoản 2 Điều 5 Nghị định 65/2022/NĐ-CP
[3] Điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 65/2022/NĐ-CP
[4] Điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 65/2022/NĐ-CP
[5] Điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 65/2022/NĐ-CP
[6] Khoản 4 Điều 5 Nghị định 65/2022/NĐ-CP
[7] Điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định 65/2022/NĐ-CP
[8] Điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định 65/2022/NĐ-CP
[9] Khoản 2 Điều 33 Nghị định 65/2022/NĐ-CP
[10] Khoản 4 Điều 14 Nghị định 65/2022/NĐ-CP
[11] Khoản 3 Điều 7 Nghị định 65/2022/NĐ-CP
[12] Khoản 4 Điều 7 Nghị định 65/2022/NĐ-CP
LEGAL UPDATE – NOVEMBER 2022 – DECREE No. 65/2022/ND-CP SEPTEMBER 16, 2022 AMENDMENTS TO GOVERNMENT’S DECREE NO. 153/2020/ND-CP DATED DECEMBER 31, 2020 PRESCRIBING PRIVATE PLACEMENT AND TRADING OF PRIVATELY PLACED CORPORATE BONDS IN DOMESTIC MARKET AND OFFERING OF CORPORATE BONDS IN INTERNATIONAL MARKET
Issue November 2022
![]() Le Hong Phong |
![]() Le Thi Tuyet Mai |
Decree 153/2020/ND-CP prescribing private placement and trading of privately placed corporate bonds in domestic market and offering of corporate bonds in international market, issued on December 31, 2020, effective into force on January 1, 2021. After 18 months implemented of the decree, before signs of “hot” growth accompanied by many potential risks, state management agencies have issued consecutive warnings to issuers and investors, especially individual investors. However, the reality shows that there is still a deliberate violation to offer secondary sale to individual investors to buy individual corporate bonds or contribute capital through investment cooperation contracts with securities investors under Civil Code. The law observance of the bond issuer is not strict and in compliance with the legal framework, many serious violations have occurred.
To the corporate bond market, the Prime Minister and the Minister of Finance have issued guiding documents on the management, especially stepping up the inspection of issuance, investment, and service providing services in the corporate bond market [1].
In the face of the fast-growing corporate bond market and many risks, the Government has issued a new legal framework that is safe for investors, promotes a transparent market and enhances the supervisory responsibility of investors in state agencies.
The most notable aspects of the New Decree 65/2022/ND-CP amendments to Government’s Decree NO. 153/2020/ND-CP dated December 31, 2020 prescribing private placement and trading of privately placed corporate bonds in domestic market and offering of corporate bonds in international market.
1. Purpose of issuing bonds
Decree 65/2022/ND-CP amending regulations on bond issuance purposes in order to strengthen the responsibilities and obligations of issuers in using proceeds from bond issuance for the right purposes.
According to, bonds are issued for executing investment projects/programs, restructuring the issuer’s debts or serving other purposes as prescribed in specialized laws. The issuer is required to clearly indicate purposes of the bond issue in its bond issuance plan, and disclose the same to investors to serve their subscription for the bond issue. The funds raised from a bond issue shall be used for the purposes which have been defined in the issuer’s bond issuance plan and notified to investors[2].
Decree 65/2022 allows issuers to issue corporate bonds for the purpose of debt restructuring. This is one of the key points in the direction of easing to help businesses with the purpose of debt restructuring (by regulations) still have access to the corporate bond issuance channel.
2. Increase the par value of domestic bonds to 100 million
The New Decree has increased the par value of bonds from VND 100,000 (about US$4.20) (and a multiple of VND 100,000 or about US$4.20) to VND 100 million (about US$4,200) (and a multiple of VND 100 million or about US$4,200). This increase also limits the scope of eligible investors and seems designed to exclude small retail investors. Specifically, Decree 65/2022/ND-CP states: “Face value of a bond offered in the domestic market is VND 100.000.000 (one hundred million) or a multiple of VND 100.000.000 (one hundred million)”[3].
3. Bond buyers
Decree 65/2022/ND-CP also stipulates specifically about Bond buyers. Accordingly, Buyers of non-convertible bonds without warrant are professional investors as defined in the Law on securities.
An individual that is identified as a professional investor as prescribed in Point d Clause 1 Article 11 of the Law on Securities shall be eligible to buy privately placed bonds if he/she holds a quantity of listed or registered securities, excluding securities borrowed to conduct margin transactions and those of REPO* transactions, of which the daily average price determined in a minimum period of 180 consecutive days preceding the date on which he/she is identified as a professional investor shall not be lower than VND 02 billion. The certification of a professional investor status as prescribed in this Point shall be valid for 03 months from the date of certification.
The New Decree guides on requirements for eligible investors, as well as documentation as evidence for such eligibility, accordingly confirms the responsibilities of both issuers and securities companies in the determination and certification of investor eligibility with respect to participation in private bond issuances.
Decree 65/2022/ND-CP adds responsibilities of bond buyers “Conduct bond transactions according to the provisions of Article 16 Bond trading of Decree 65/2022/ND-CP; not sell bonds to or make joint investment in bonds with investors who are not professional investors in any forms. Capital mobilization and purchase/investment in corporate bonds by credit institutions, FBBs and fund management companies shall comply with specialized laws”[4].
Buyers of convertible bonds and warrant-linked bonds are professional investors and strategic investors of which the number of strategic investors of an issue is limited to 100[5].
4. Supplementing the principle of private corporate bond issuance
Bond issuance conditions comply with the Law on Securities and the Law on Enterprises. The Decree supplements regulations on bond offering documents including: (i) credit rating results according to cases and implementation schedule as prescribed for bond offering to the public, from January 1st, 2023; (ii) the contract signed with the representative of the bondholder in case of offering to individual professional securities investors and (iii) the commercial bank’s confirmation on the opening of an account to receive money for purchase bonds.
Upon completion of the offering, bonds must be (i) registered and deposited with the Vietnam Securities Depository (VSD) and (ii) registered for trading with the Stock Exchange. Previously, there was no particular guidance on these requirements, private issued bonds could be registered with a depository member of the VSD. These new provisions should increase secondary trading and create a more transparent secondary market.
The bond exchange will need to be set up within nine months after issuance of Decree 65/2022. The VSD’s bond registration and depository and the bond trading system of the Stock Exchange are targeted to come into operation in June 2023. Pending the setting up of the bond exchange, privately-issued bonds could continue to be traded under Decree 153/2020.
Decree 65/2022/ND-CP provides: With regard to bonds issued in the domestic market, their terms and conditions as prescribed in Article 6 of this Decree may be changed if the change is approved by [6]:
a) The issuer’s competent authority; and
b) A number of bondholders that represents at least 65% of total outstanding bonds of the same type
Information on the change of conditions and terms of bonds must be unusually disclosed by the issuing enterprise [7].
5. Representative of bondholders
The Decree adds regulations on the representative of bondholders to strengthen the supervision of the purpose of using the bond capital of the issuer as well as strengthen the supervision of the implementation of other commitments of the issuer.
The representative of bondholders strengthens the supervision of the purpose of using the bond capital of the issuer, as well as strengthens the supervision of the implementation of other commitments of the issuer.
Where bonds are offered to professional investors that are individuals, the bond offering dossier must include the contract signed with the representative of bondholders as prescribed in Clause 7 Article 14 of this Decree and the Law on securities [8].
In addition, the representative of bondholders shall report to the State Securities Commission and the Stock Exchange on a quarterly and annual basis and report in case the issuer is found to violations affect the interests of bondholders [9].
6. Modify time of bonds offered in each wave
Decree 153/2020/ND-CP stipulates that bonds offered in each wave must be distributed within 90 days from the date of disclosure of information before offering. Total duration for offering of bonds in multiple waves shall not exceed 12 months from the issue date of the first offering wave
According to Decree 65/2022/ND-CP, Bonds offered in each offering wave must be distributed within 30 days from the date of disclosure of information before offering. Total duration for a multiple-wave offering shall not exceed 06 months from the issue date of the first offering wave.
A bond issuer must sign a contract with a bond issuance consultant which is securities company in all cases. Before Decree 65/2022, a bond issuer being a securities company is exempted from engaging a bond issuance consultant.
A private bond issuer must obtain a credit rating from a rating agency (1) if the total par value of issued bonds of such issuer in each 12-month period prior to the issuance date is greater than VND500 billion and 50% equity recorded on its latest financial statements; or (2) the total par value of outstanding bonds of such issuer as at the time of registration for issuance is greater than 100% equity recorded on its latest financial statement. Before Decree 65/2022, this requirement only applies to public issuance of corporate bonds.
Decree 65/2022 now requires the bond issuance agent (or the underwriter) to certify that the bond issuer has received the bond proceeds into its account.
7. Enhanced Responsibilities of bidding, underwriting and brokerage services:
The New Decree provides that (i) only securities companies are permitted to provide services of auction, guarantee and agency, and (ii) commercial banks and branches of foreign banks are permitted to provide agency services if approved by the State Bank of Vietnam and licensed to engage in depository service by the State Securities Commission[10]. These “intermediaries” must not be related parties of the issuer and enter into a service contract with the relevant issuer, in which rights and responsibilities of each party must be specified.
The New Decree also imposes additional responsibilities of these intermediaries to provide true and accurate information on the bond issuance to the investors and ensure distribution of bonds only to eligible investors. This is a clear step towards promoting more responsibility on the part of these intermediaries.
8. Cases in which bonds are redeemed before maturity[11]:
This is a completely new regulation compared to Decree 153/2020/ND-CP, whereby Decree 65/2022/ND-CP requires the responsibility of the issuer. Additional Decree stipulates that Bonds must be compulsorily redeemed before maturity when the issuer fails to comply with the bond issuance plan (including the capital use plan), and that violation cannot be rectified or violate the law; Before and after the bond issuance, there must be a disclosure of information on solvency, an audit report on the financial position and an audit of the use of capital for the bond issuance purpose.
Cases in which bonds are redeemed before maturity:
a) The redemption is made under an agreement between the issuer and bondholder.
b) Bonds shall be compulsorily redeemed at the request of investors in the following cases:
- The issuer commits violations against regulations of law on offering and trading of corporate bonds according to decision issued by a competent authority, and such violations cannot be rectified or a number of bondholders that represents at least 65% of total outstanding bonds of the same type refuses to give approval for remedial measures for such violations.
- The issuer fails to comply with the bond issuance plan, and that violation cannot be rectified or a number of bondholders that represents at least 65% of total outstanding bonds of the same type refuses to give approval for remedial measures for that violation.
- Other cases defined in the bond issuance plan which is prepared according to Article 13 of Decree 65/2022/ND-CP (if any).
Note: The case of compulsory redemption at the request of the investor does not apply to the case where the bonds are withdrawn under the decision of the competent authority [12].
Recognize
With the bond issuance of new regulations on the issuance and trading of privately placed corporate bonds, it will promote the formation of professional long-term investment institutions in a transparent and sustainable market. Strengthen coordination between Ministries and sectors in operating, managing and supervising the stock market, bond market, money market, bank credit and proactively informing, propagating and orienting the market. Establish an organized trading market and complete regulations on management and supervision mechanisms.
These represent a key step in ensuring transparency and investor protection in the bond market which industry experts have considered to be lacking.
Market participants, in addition to learning about corporate bonds, need to comply with the law before and during the transaction. Bond issuer must ensure the truthfulness of bond offering documents, use capital for the right purposes, and be responsible for explaining to investors information related to the issuance plan and legal risks management, investment risks, capital use risks, rights, interests and liabilities of the parties when issuing and investing corporate bonds.
* Repo is a generic name for both repurchase transactions and buy/sell-backs. Repos are sometimes known as ‘sale-and-repurchase agreements’ or just ‘repurchase agreements’. In some markets, the name ‘repo’ can be taken to imply repurchase transactions only and not buy/sell-backs. Repurchase transactions are also known as ‘classic repo’. Under EU regulation — along with securities lending, commodities lending and margin lending — repurchase transactions and buy/sell-backs are types of ‘securities financing transaction’ (SFT)
[1] Directive No. 01/CT-BTC dated April 25, 2022 of the Ministry of Finance
[2] Clause 2 Article 5 of Decree 65/2022/ND-CP
[3] Point a Clause 4 Article 6 of Decree 65/2022/ND-CP
[4] Point dd Clause 2 Article 8 of Decree 65/2022/ND-CP
[5] Point b Clause 1 Article 8 of Decree 65/2022/ND-CP
[6] Clause 4 Article 5 of Decree 65/2022/ND-CP
[7] Point c clause 1 Article 22 of the Decree 65/2022/ND-CP
[8] Point dd clause 2 Article 12 of the Decree 65/2022/ND-CP
[9] Clause 2 Article 33 of Decree 65/2022/ND-CP
[10] Clause 4 Article 14 of Decree 65/2022/ND-CP
[11] Clause 3 Article 7 of Decree 65/2022/ND-CP
[12] Clause 4 Article 7 of Decree 65/2022/ND-CP
BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 10, 2022 – Nghị định 53/2022: Một số điểm đáng chú ý khi thi hành Luật An ninh mạng.
Phát hành 10/2022
![]() Nguyễn Trọng Nghĩa |
![]() Lê Anh Kiên |
Ngày 12/06/2018, Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019, tuy nhiên một số điều khoản chưa được quy định rõ ràng và có nhiều vướng mắc trong việc thi hành trên thực tế. Do đó, mới đây ngày 15/08/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2022/NĐ-CP (“Nghị định 53”) nhằm quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng.
Nghị định 53 có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2022 và có một số điểm chính đáng lưu ý như sau:
Lưu trữ dữ liệu
Việc lưu trữ dữ liệu được coi là điểm đáng lưu ý nhất của Nghị định 53. Theo đó, chủ thể phải thực hiện việc lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam là các doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thuộc một trong những lĩnh vực: Dịch vụ viễn thông; lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng; cung cấp tên miền quốc gia hoặc quốc tế cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; thương mại điện tử; thanh toán trực tuyến; trung gian thanh toán; dịch vụ kết nối vận chuyển qua không gian mạng; mạng xã hội và truyền thông xã hội; trò chơi điện tử trên mạng; dịch vụ cung cấp, quản lý hoặc vận hành thông tin khác trên không gian mạng dưới dạng tin nhắn, cuộc gọi thoại, cuộc gọi video, thư điện tử, trò chuyện trực tuyến thì phải lưu trữ dữ liệu theo quy định và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam trong trường hợp dịch vụ do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp bị sử dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng đã được Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an thông báo và có yêu cầu phối hợp, ngăn chặn, điều tra, xử lý bằng văn bản nhưng không chấp hành, chấp hành không đầy đủ hoặc ngăn chặn, cản trở, vô hiệu hóa, làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an ninh mạng do lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện. Thời gian đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam bắt đầu từ khi doanh nghiệp nước ngoài nhận được yêu cầu đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam đến khi doanh nghiệp nước ngoài không còn hoạt động tại Việt Nam hoặc dịch vụ được quy định không còn cung cấp tại Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp trong nước, Khoản 2 Điều 26 Nghị định 53 quy định “Doanh nghiệp trong nước lưu trữ dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều này tại Việt Nam”. Nội dung này có thể được hiểu là toàn bộ doanh nghiệp trong nước đều có nghĩa vụ lưu trữ các loại dữ liệu theo quy định. Tuy nhiên, có thể có quan điểm khác cho rằng chỉ những doanh nghiệp trong nước “cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra” mới phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam (trích Khoản 3 Điều 26 Luật An ninh mạng 2018).
Loại dữ liệu cần lưu trữ
Theo quy định của Nghị định 53, loại dữ liệu mà doanh nghiệp phải lưu trữ tại Việt Nam bao gồm (i) Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; (ii) Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra: Tên tài khoản sử dụng dịch vụ, thời gian sử dụng dịch vụ, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng (IP) đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký được gắn với tài khoản hoặc dữ liệu và (iii) Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam: bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác.
Hình thức và thời gian lưu trữ dữ liệu
Hình thức lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam do doanh nghiệp quyết định.
Về thời gian lưu trữ dữ liệu, Nghị định 53 quy định: “Thời gian lưu trữ dữ liệu theo quy định tại Điều 26 Nghị định này bắt đầu từ khi doanh nghiệp nhận được yêu cầu lưu trữ dữ liệu đến khi kết thúc yêu cầu. Thời gian lưu trữ tối thiểu là 24 tháng.”
Quy định này không chỉ rõ đối tượng áp dụng là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài, tuy nhiên, có thể hiểu quy định này chỉ áp dụng với doanh nghiệp nước ngoài do đây là đối tượng có nghĩa vụ lưu trữ dữ liệu khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với doanh nghiệp trong nước, việc lưu trữ dữ liệu có thể được hiểu là phải thực hiện trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động, kể từ khi Nghị định 53 có hiệu lực.
Các nội dung khác
Ngoài nội dung quy định về lưu trữ dữ liệu, Nghị định 53 còn có các quy định quan trọng khác liên quan đến xác lập danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng; các hoạt động bảo vệ an ninh mạng trong cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương./.