BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 06, 2020 – TÓM TẮT DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ THỬ NGHIỆM CÓ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

Đăng ngày 23/06/2020

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước ban hành Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng để lấy ý kiến. Trong bối cảnh công nghệ tài chính phát triển nhanh chóng kéo theo nhiều rủi ro tiềm ẩn, bản dự thảo có thể được coi là một trong những viên gạch đầu tiên, đặt nền móng cho việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động Fintech tại Việt Nam.

1. Định nghĩa Cơ chế thử nghiệm công nghệ tài chính (Fintech)

Theo định nghĩa tại Dự thảo, Cơ chế thử nghiệm Fintech (sau đây gọi tắt là Cơ chế thử nghiệm) là một cơ chế pháp lý được thiết lập bởi Chính phủ trong đó cho phép các tổ chức tín dụng, công ty cung ứng giải pháp Fintech và tổ chức đổi mới sáng tạo khác được thực hiện thử nghiệm trực tiếp các sản phẩm, dịch vụ Fintech trong môi trường được kiểm soát và giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan quản lý có liên quan.

2. Đối tượng và các lĩnh vực được tham gia Cơ chế thử nghiệm

Ba nhóm đối tượng có liên quan tới hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng dự kiến được tham gia thử nghiệm bao gồm các tổ chức tín dụng, công ty Fintech/Công ty cung ứng giải pháp Fintech hợp tác với ngân hàng; Công ty Fintech/Công ty cung ứng giải pháp Fintech độc lập. Các lĩnh vực Fintech được tham gia Cơ chế thử nghiệm là thanh toán, tín dụng, cho vay ngang hàng (P2P Lending), hỗ trợ định danh khách hàng; giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), các giải pháp ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo như Blockchain, các dịch vụ khác hỗ trợ hoạt động ngân hàng (chấm điểm tín dụng, tiết kiệm, huy động vốn…).

Giải pháp Fintech của các đối tượng xin tham gia thử nghiệm phải đáp ứng toàn bộ các tiêu chí:

  • Là giải pháp mà hoàn toàn chưa có hoặc một phần chưa có quy định pháp lý điều chỉnh;
  • Là giải pháp Fintech sáng tạo lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam hoặc giải pháp Fintech được ứng dụng cho dịch vụ mới, có tính sáng tạo cao góp phần đem mang lại lợi ích cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, đặc biệt là các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy mục tiêu mở rộng phổ cập tài chính;
  • Là giải pháp được thiết kế quản lý rủi ro tốt, không có hoặc ít có khả năng gây ra tác động xấu tới các tổ chức tài chính nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung; có phương án xử lý, khắc phục các rủi ro xảy ra trong quá trình thử nghiệm;
  • Là giải pháp đã được công ty cung ứng giải pháp hoặc tổ chức tín dụng thực hiện các biện pháp đánh giá phù hợp và chính xác chức năng, công dụng và tính hữu ích;
  • Là giải pháp có tính khả thi và tính thương mại cao, có kế hoạch cung ứng ra thị trường cụ thể sau khi hoàn thành thử nghiệm;
  • Là giải pháp không tiềm ẩn rủi ro gây bất ổn đến thị trường tài chính – ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

3. Phạm vi thử nghiệm

Thời gian thử nghiệm các giải pháp Fintech là 01-02 năm tùy từng giải pháp và lĩnh vực cụ thể, tính từ thời điểm được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thử nghiệm. Tùy thuộc vào các giải pháp Fintech cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ thảo luận với tổ chức tham gia thử nghiệm để quyết định phạm vi cho hoạt động của các giải pháp bao gồm đồng thời 1 trong 3 yếu tố sau: Về địa lý, về hạn mức giao dịch và về số lượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ.

4. Đăng kí tham gia Cơ chế thử nghiệm

Tổ chức tín dụng, công ty Fintech/công ty cung ứng giải pháp Fintech phải thực hiện việc đăng kí khi tham gia Cơ chế thử nghiệm, hồ sơ đăng kí bao gồm: (1) Đơn đăng kí tham gia cơ chế thử nghiệm Fintech; (2) Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp và không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản theo quyết định đã được ban hành; (3) Văn bản mô tả về Cơ cấu tổ chức và quản lý điều hành đối với Giải pháp Fintech đăng kí thử nghiệm; (4) Đề án mô tả Giải pháp Fintech.

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đầu mối tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm.

5. Quy định về giám sát rủi ro, tổng kết đánh giá và xác nhận tốt nghiệp các tổ chức tham gia thử nghiệm

Kết thúc thời gian thử nghiệm, các tổ chức tham gia thử nghiệm phải xây dựng báo cáo tổng kết, bao gồm các thông tin: Sản phẩm đầu ra thử nghiệm, các chỉ số đánh giá thử nghiệm về thành công hay thất bại của giải pháp và kết quả thử nghiệm; báo cáo sự cố và giải quyết khiếu nại của khách hàng và bài học rút ra từ việc thử nghiệm. Ngân hàng Nhà nước căn cứ báo cáo tổng kết và quá trình giám sát trình Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý bao gồm dừng tham gia thử nghiệm; cấp giấy chứng nhận hoàn thành thử nghiệm hoặc gia hạn thử nghiệm. Việc được cấp giấy Chứng nhận hoàn thành thử nghiệm là căn cứ để các tổ chức triển khai chính thức ra thị trường. Đồng thời kết quả triển khai thử nghiệm dịch vụ cũng là căn cứ để các cơ quan nhà nước triển khai xây dựng hoàn thiện cơ sở pháp lý phù hợp với từng loại dịch vụ và công nghệ Fintech.

Download pdf version

LEGAL UPDATE – JUNE 2020 – SUMMARY OF THE DRAFT DECREE ON CONTROLLED TESTING MECHANISM FOR FINANCIAL TECHNOLOGY ACTIVITIES (FINTECH) IN THE BANKING SECTOR

June 23, 2020

Recently, the State Bank of Vietnam (SBV) issued a Decree on Controlled Testing Mechanism for Financial Technology Activities (Fintech) in the banking sector for public opinion. In the context of fast-growing financial technology entailing many potential risks, the draft decree can be considered as one of the first bricks, laying the foundations for building a regulatory framework for Fintech in Vietnam.

1. Definition of Controlled Testing Mechanism for Financial Technology Activities (Fintech)

According to the draft decree, the Fintech Testing Mechanism (hereinafter referred to as the Testing Mechanism) is a legal mechanism established by the Government that allows credit institutions, Fintech solution companies and innovative organization to directly conduct Fintech product and services testing in an environment that is strictly controlled and monitored by the relevant regulatory agencies.

2. Subjects and fields allowed to participate in the Testing Mechanism

Three group of subjects involved in Fintech activities in the banking sector are expected to be allowed to participate in the test include: credit institutions (credit institutions) as prescribed in the Law on Credit Institutions 2010; Fintech company/Fintech solution provider cooperating with banks; Fintech company/independent Fintech solution provider. Fintech fields participating in Fintech testing mechanism includes: payment; credit; peer-to-peer lending (P2P Lending); customer identification support; open application programming interface (Open API); innovative application technology solutions such as Blockchain; other services supporting banking activities (such as credit scoring, savings, capital mobilization, etc.).

To be approved to participate in the Fintech Testing Mechanism, the subjects must meet all the following criteria:

  • Being a solution that does not yet exist or is partially unregulated;
  • Being an innovative Fintech solution applied for the first time in Vietnam or a Fintech solution applied for a new, highly innovative service that contributes to the benefit of service users in Vietnam, especially solutions to support and promote the goal of expanding financial universalization;
  • Being a well-designed risk management solution that does not have or is likely to have a negative impact on financial institutions in particular and the financial system in general; have a plan to handle and overcome risks occurring during the testing process;
  • Being a solution that is implemented by Fintech companies/Fintech solution providers or credit institutions with appropriate and accurate assessment of functions, utilities and usefulness;
  • Being a feasible and commercial solution, with a plan to provide specific markets after the completion of the testing process;
  • Being a solution that contains no potential risk of destabilizing financial markets – banks in particular and the economy in general.

3. Scope of testing

The testing time for Fintech solutions is 1-2 years depending on the specific solutions and fields, counting from the time the Prime Minister approves the trial. Depending on the specific Fintech solutions, the SBV shall discuss with the testing organizations to decide the scope for the operation of the solutions, including at the same time or one of three factors: geography, transaction limit and number of customers participating in the service.

4. Registration for participation in the Testing Mechanism 

Credit institutions, Fintech companies/Fintech solution providers must carry out the registration when participating in the Testing Mechanism, the registration dossier includes: (1) Application for participation in Fintech Testing Mechanism; (2) Establishment license or incorporation registration certificate and not in the process of division, separation, consolidation, merger, conversion, dissolution or bankruptcy under an issued decision; (3) Written description of the organizational structure and executive management of the Fintech Solution registered for testing; (4) Scheme describing Fintech Solution.

The SBV is the focal point to receive, appraise dossiers, advise and submit to the Prime Minister for granting or withdrawal of certificates of participation in the Testing Mechanism.

5. Provisions on risk monitoring, reviewing and certifying test completion for organizations

At the end of the testing period, organizations participating in the test must develop a summary report, including information: test output, test evaluation of success or failure of the solution and test results; incident reports and customer complaints, handling and lessons learned from testing. The SBV shall base on the summary report and monitoring process to submit to the Prime Minister the next solution, including: ceasing the test, certifying the test completion or extending the test period. The issuance of the certificate of testing completion is the basis for organizations to officially deploy the solution to the market. At the same time, the results of service testing are also set the ground for state agencies to develop and complete suitable legal framework to each type of Fintech service and application.

Download pdf version

Cập nhật một số thương vụ do đội ngũ luật sư của Bizconsult tư vấn đàm phán thành công

Ngày 15/06/2020

Bizconsult trân trọng giới thiệu ba trong số nhiều thương vụ thành công do các luật sư của chúng tôi tham gia hỗ trợ, tư vấn, đàm phán:

  • Tư vấn một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn đàm phán và kí kết thành công Hợp đồng Quản lý Khách sạn (HMA) và Hợp đồng Dịch vụ Kĩ thuật (TSA) với Tập đoàn Khách sạn Rosewood.
  • Tư vấn một công ty 99% vốn đầu tư Nhật Bản đạt được thỏa thuận M&A và Giấy phép kinh doanh cho thuê thiết bị văn phòng.
  • Tư vấn Tập đoàn Lotus đàm phán và kí kết thành công Hợp đồng Liên doanh với công ty NIPPON SUISAN KAISHA (Nhật Bản).

Đội ngũ Luật sư tư vấn về Hợp đồng và Mua bán – Sáp nhập của Bizconsult thực hiện thành công những thương vụ nêu trên bao gồm Cộng sự Cấp cao Huỳnh Hoàng Sang và Cộng sự Nguyễn Trọng Tín dưới sự dẫn dắt của Luật sư Thành viên Cấp cao Lê Hồng Phong. Chúng tôi hân hạnh được đóng vai trò là người đồng hành cùng với khách hàng, đàm phán thành công các thương vụ, đạt được nhiều thỏa thuận chiến lược bất chấp những khó khăn của thị trường sau Đại dịch.

Highlights of successful deals recently consulted by bizconsult’s team

June 15, 2020

Bizconsult proudly highlights three of many successful deals that we have consulted recently:

  • “Advising a hotel owner to successfully negotiated and signed Hotel Management Agreement (HMA) and Technical Services Agreement (TSA) with Rosewood”
  • “Advising a 99% foreign invested company (Japan) to obtain M&A Approval and Trading License for engaging in office equipment leasing”
  • “Advising a local group Lotus Group to successfully negotiated and concluded a JV agreement with NIPPON SUISAN KAISHA, LTD (Japan)”

Bizconsult’s deal and contract team led by Partner Phong Le and mainly supported by Senior Associate Sang Huynh and Associate Tin Nguyen. We are delighted to have worked closely with our clients – providers in many key service sectors to successfully deliver these transactions despite the current challenging post-epidemic economic environment.

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 06, 2020 – Chính sách tạm thời tại Việt Nam: Giảm 50% lệ phí nhà nước trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ

Đăng ngày 02/06/2020

Nhằm đối phó với các tác động kinh tế của  dịch COVID-19, Bộ Tài Chính Việt Nam mới đây đã ban hành Thông tư số 45/2020/TT-BTC ngày 26 tháng 05 năm 2020 về giảm phí đăng ký sử dụng mã số mã vạch nước ngoài và một số lệ phí sở hữu công nghiệp nhất định (“Thông tư 45”) như tại Thông Tư số 263/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp (“Thông tư 263”).

Các điểm nổi bật

Theo Thông tư 45, các lệ phí sau đây như  đã quy định trước đó tại Mục A của Biểu mức đính kèm Thông tư 263 sẽ tạm thời được giảm một nửa (50%) trong giai đoạn từ ngày 26 tháng 05 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020:

  • Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền Sở Hữu Công Nghiệp (bao gồm đơn tách và đơn chuyển đổi);
  • Lệ phí gia hạn trả lời thông báo của Cục Sở Hữu Trí Tuệ (“Cục SHTT”);
  • Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ;
  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền SHCN;
  • Lệ phí duy trì, gia hạn, chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ quyền SHCN (đối với VBBH sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp);
  • Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, công bố, đăng bạ đại diện sở hữu công nghiệp

Các lệ phí được áp dụng chính sách giảm kể trên nhìn chung là không đáng kể, trong khoảng từ VND 50,000 – VND 200,000 (khoảng $2 – $9 quy đổi sang Đô la Mỹ), so với tổng chi phí tính cho các thủ tục liên quan. Các chi phí SHCN được chiết khấu vì vậy thường là không nhiều.  Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người nộp đơn có thể được giảm đáng kể tổng chi phí nộp cho Cục SHTT bởi các lệ phí này đang được tính riêng cho từng đơn vị như nhóm, yêu cầu bảo hộ độc lập hoặc đơn.

Do dịch COVID-19 đang tiếp tục lan rộng một cách nghiêm trọng và phức tạp, việc ban hành Thông tư 45 được cho là thiết thực và đáng ghi nhận, thể hiện rõ ràng những nổ lực của chính phủ Việt Nam nhằm hỗ trợ và chia sẻ khó khăn đối với các cá nhân và doanh nghiệp mong muốn bảo hộ quyền SHCN.

Liên hệ

Vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn thêm về đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam:

Ông Nguyễn Anh Tuấn

Luật Sư Thành viên

Điện thoại:       +84 90 340 4242

E-mail:             [email protected]

CÔNG TY LUẬT TNHH BIZCONSULT

Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh

Việt Nam

www.bizconsult.vn

Download pdf version

LEGAL UPDATE – JUNE 2020 – TEMPORARY POLICY ON INDUSTRIAL PROPERTY: Reduce 50% of official fees in the field of Industrial Property

Post on June 02, 2020

In response to the economic impacts arising from the COVID-19 pandemic, the Ministry of Finance of Vietnam has recently promulgated Circular No. 45/2020/TT-BTC dated 26 May 2020 on the reduction of fees for registration of foreign QR codes and some certain official industrial property fees (“Circular 45”) pursuant to Circular No. 263/2016/TT-BTC dated 14 November 2016 regulating on fees and charges for industrial property and the collection, transfer, management and use thereof (“Circular 263”).

Highlights

According to Circular 45, the following fees as previously prescribed in Section A of the schedule enclosed with Circular 263 will be temporarily discounted by half (50%) during the period from 26 May 2020 to 31 December 2020:

  • Fees for filing applications for registration of protection of IPRs (including applications for separation or transfer of ownership);
  • Fees for requesting an extension of time to respond to the notifications of National Office of Intellectual Property of Vietnam (the “NOIP”);
  • Fees for issuance of protection certificates;
  • Fees for issuance of certificates of recordal of IP license agreements;
  • Fees for maintenance, extension, invalidation or annulment of Certificates of IP protection (regarding patents for inventions, utility solutions, trademarks and industrial designs);
  • Fees for issuance of industrial property representation service practice certificates and declaration and registration of industrial property representative.

The captioned fees for which the   incentive policy applied are generally insignificant, which is in the range of VND 50,000 to 200,000 VND (about $2 – $9 as converted into USD), compared to overall costs with regard to the corresponding procedures. Therefore, the amount of money saved for many IP cases is generally not remarkable. However, applicants, in some circumstances, may receive significant discounts for total costs paid to the NOIP in light of these fees are individually charged for each unit such as class, claim or application.

Due to the global spread of the COVID-19 outbreak continues to be at more serious and complex situation, the promulgation of the Circular 45 has expressed the efforts of the government of Vietnam to support and share the difficulties with individuals and enterprises who wish to protect IPRs which is realistic and noteworthy.

Contact

For further information regarding registration and protection of intellectual property rights in Vietnam, kindly contact us at the following contact information:

Mr. Tuan Anh Nguyen
Partner
Mobile +84 90 340 4242
E-mail: [email protected]

BIZCONSULT LAW FIRM
Hanoi – Ho Chi Minh City
Vietnam
www.bizconsult.vn

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 04, 2020 – QUY ĐỊNH MỚI VỀ ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT

Đăng ngày 29/04/2020

Nguyễn Thị Thu Hà – Trợ lý Luật sư

Ngày 25 tháng 11 năm 2019 Bộ Tư Pháp đã ban hành Thông tư 07/2019/TT-BTP hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (“Thông Tư 07”), để hướng dẫn cụ thể một số quy định của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP, đồng thời thay thế cho Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23 tháng 6 năm 2016.

Thông Tư 07 bổ sung một trường hợp phải đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất (“QSDĐ”) và tài sản gắn liền với đất là đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng không phải là nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khác theo quy định của pháp luật. Thủ tục đăng ký thế chấp này sẽ giống như đối với đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là nhà ở, công trình xây dựng.

Ngoài ra, Thông Tư 07 đưa ra một số quy định mới về đăng ký thế chấp QSDĐ là tài sản chung tại Văn phòng đăng ký đất đai. Theo quy định tại Điều 12 Thông Tư 07, Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đăng ký thế chấp Quyền Sử Dụng Đất trong một số trường hợp đặc biệt như sau:

  • thế chấp QSDĐ là tài sản chung của vợ chồng mà giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉ ghi họ, tên một bên vợ hoặc chồng, thì thông tin về bên thế chấp trong hợp đồng thế chấp sẽ bao gồm cả vợ và chồng;
  • thế chấp QSDĐ là tài sản chung của hộ gia đình mà giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên chủ hộ, thì thông tin về bên thế chấp trong hợp đồng thế chấp là tên của chủ hộ và tên của các thành viên khác có chung quyền sử dụng đất. Trường hợp một số thành viên của hộ gia đình, của nhóm người sử dụng đất có yêu cầu đăng ký thế chấp đối với phần thuộc QSDĐ của mình thì trước khi đăng ký thế chấp, người có yêu cầu phải thực hiện thủ tục phân chia QSDĐ, thủ tục tách thửa đất để được cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất; và
  • thế chấp QSDĐ mà giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên doanh nghiệp tư nhân thì ho, tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc họ, tên chủ doanh nghiệp tư nhân và vợ, chồng của chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ được nêu tronghợp đồng thế chấp với tư cách là bên thế chấp.

Thông Tư 07 còn quy định cụ thể hai trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở, như nêu dưới đây:

Một là đã đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở có yêu cầu chuyển sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai. Hai là đã đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở có yêu cầu chuyển sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành (đã được nghiệm thu đưa vào sử dụng). Trong trường hợp sau, sẽ có hai trường hợp xảy ra (i) xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản và sau đó tiến hành đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và nhà ở tại Văn phòng đăng ký đất đai; hoặc (ii) chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành.

Thông tư 07 có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2020.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 04, 2020 – QUY ĐỊNH MỚI VỀ DỊCH VỤ VÍ ĐIỆN TỬ

Đăng ngày 28/04/2020

Lê Anh Kiên – Trợ lý Pháp lý

Ví điện tử được coi là một công cụ quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp thương mại điện tử và công nghệ tài chính, đặc biệt trong thời đại 4.0 hiện nay. Đây là loại hình trung gian thanh toán được quy định lần đầu tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/11/2012 và Thông tư số 39/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 11/12/2014 (“Thông tư 39”), tuy nhiên các văn bản này chưa quy định đầy đủ và cụ thể để điều chỉnh mọi khía cạnh liên quan đến hoạt động cung ứng Ví điện tử. Do đó, ngày 22/11/2019, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 23/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39 (“Thông tư 23”) để hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động cung ứng Ví điện tử. Thông tư 23 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 07/01/2020, trong đó bổ sung một số quy định đáng chú ý như sau:

1. Quy định cụ thể về hồ sơ và thông tin của chủ thể mở Ví điện tử

Thông tư 23 bổ sung quy định về hồ sơ và thông tin của chủ thể mở Ví điện tử đối với cá nhân và tổ chức, trong đó, đối với ví điện tử của cá nhân, hồ sơ phải có các thông tin của chủ thể và giấy tờ chứng minh nhân thân của cá nhân này. Đối với Ví điện tử của tổ chức, hồ sơ cũng yêu cầu thông tin của tổ chức, tài liệu pháp lý của tổ chức và người đại diện hợp pháp của tổ chức.

Trường hợp cá nhân đăng ký mở Ví điện tử có tài khoản thanh toán được mở thông qua người giám hộ, người đại diện theo pháp luật thì ngoài các tài liệu của chủ thể mở Ví điện tử, cần có thêm tài liệu pháp lý của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật và tài liệu chứng minh tư cách giám hộ, đại diện hợp pháp của người/tổ chức đó đối với chủ Ví điện tử.

2. Khách hàng phải hoàn thành liên kết Ví điện tử với tài khoản ngân hàng trước khi sử dụng Ví điện tử

Theo quy định tại Thông tư 23, tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải yêu cầu Khách hàng hoàn thành việc liên kết Ví điện tử với tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ (có gắn với tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam) của Khách hàng mở tại ngân hàng liên kết trước khi Khách hàng sử dụng Ví điện tử. Khách hàng không bị giới hạn số lượng tài khoản ngân hàng được liên kết với Ví điện tử của mình.

3. Phương thức nạp tiền hạn mức nạp tiền vào Ví điện tử

Việc nạp tiền vào Ví điện tử phải thực hiện thông qua tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của Khách hàng tại ngân hàng hoặc nhận tiền từ Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở.  Khách hàng có thể sử dụng Ví điện tử để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp; chuyển tiền cho Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở và rút tiền ra khỏi Ví điện tử về tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ của Khách hàng.

Tổng hạn mức giao dịch qua các Ví điện tử cá nhân của 01 khách hàng tại 01 tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong một tháng. Hạn mức này không áp dụng đối với Ví điện tử cá nhân của người có ký hợp đồng/thỏa thuận làm đơn vị chấp nhận thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và Ví điện tử của tổ chức.

4. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải đảm bảo khả năng thanh toán

Để đảm bảo cho quyền lợi của chủ Ví điện tử và các tổ chức, cá nhân có liên quan, Thông tư 23 quy định Tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử phải mở tài khoản đảm bảo thanh toán để đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ này và có nghĩa vụ duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ Ví điện tử mở tại các ngân hàng hợp tác không thấp hơn so với tổng số dư của tất cả các Ví điện tử của các khách hàng tại cùng một thời điểm.

Download pdf version

LEGAL UPDATE – APRIL 2020 – NEW REGULATIONS ON REGISTRATION OF THE MORTGAGE OF LAND USE RIGHT AND ASSET ATTACHED WITH LAND

Post on April 29, 2020

By Nguyen Thi Thu Ha – Assisting Lawyer

On 25 November 2019, Ministry of Justice issued Circular No. 07/2019/TT-BTP guiding some of regulations on registration of the mortgage of land use right and asset attached with land (“Circular 07”). Circular 07 specifically guide a number of provisions of Decree No. 102/2017/ND-CP, and replace Joint Circular No. 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT dated June 23, 2016.

Circular 07 supplements one additional circumstance required for registration of mortgage of land use right (“LUR”) and assets thereon that is mortgage of the investment project for construction of residential housing or the investment project for construction of work constructed without residential housing, other investment project for construction as prescribed by law. Procedure of such mortgage registration shall be akin to registration of mortgage of LUR and in-future residential housing and construction work thereon.

In addition, Circular 07 introduces several new regulations on mortgage registration of LUR which are common property with the Land registration authority. The Article 12 of Circular 07 set out several special circumstances in mortgage registration of LUR by the Land Registration Authority as below:

(i) for mortgage of LUR being common property of husband and wife, but ownership certificate thereof names either husband or wife, both information of husband and wife shall be included in mortgage agreement as the mortgagor;

(ii) for mortgage of LUR being common property of the family household but ownership certificate thereof only names head of the family household, both name of the head of and other members commonly holding LUR shall be named in mortgage agreement as the mortgagor. In case a number of members of a family household or group of land users require a mortgage registration for their LUR, such person must carry out the procedures for division of LUR and the procedures for separation of the parcel of land for purpose of issue the LURC before registering the mortgage; and

(iii) for mortgage the LUR having the ownership certificate just names proprietorship, the full name of the owner of the proprietorship or the name of owner of the proprietorship and the his/her spouse shall be included in mortgage agreement as the mortgagor.

Circular 07 also stipulates on two cases of transition of the mortgage registration of property rights connected with residential housing purchase and sale contract as below.

Firstly, the mortgage registration of property rights arising from residential housing purchase and sale contract shall transit into mortgage registration of in-future residential housing. Secondly, the mortgage registration of property rights, which arising from residential housing purchase and sale contract, shall transit into the mortgage registration of formed residential housing (house accepted and put into use). In the latter case, there would be two circumstances (i) deregistration of mortgage of property rights arising from residential housing purchase and sale contract at the registration agency for secured transactions, and then registering the mortgage of land use right and residential house at the Land Registration Authority; or (ii) transiting the registration for mortgage of property rights arising from residential housing purchase and sale contract into the registration for mortgage of formed residential housing.

Circular 07 takes effect from January 10, 2020.

Download pdf version

LEGAL UPDATE – APRIL 2020 – NEW REGULATIONS ON E-WALLET SERVICE

Post on April 28, 2020

By Le Anh Kien – Legal Assistant

E-wallet is considered as an important tool for the development of e-commerce and financial technology industries, especially in the industry revolution 4.0. This is a type of payment intermediary firstly regulated in Decree No. 101/2012/ND-CP promulgated by the Government on November 22, 2012 and Circular No. 39/2014/TT-NHNN promulgated by the State Bank of Vietnam on December 11, 2014 (“Circular 39”), however, these legal documents have not been fully and specifically regulated all aspects related to E-wallet provision activity. Therefore, on November 22, 2019, the State Bank of Vietnam promulgated Circular No. 23/2019/TT-NHNN amending and supplementing a number of articles of Circular 39 (“Circular 23”) in order to complete legal framework of E-wallet provision activity. Circular 23 officially taking effect from January 07, 2020, which supplements a number of noteworthy provisions as follows:

1. Regulating specifically on dossiers and information of subjects opening E-wallets

Circular 23 supplements regulations on dossiers and information of subjects opening E-wallets for individuals and organizations, in which, for E-wallets of individuals, the dossier must contain the personal information and identity documents of this individual. For E-wallets of organizations, the dossier also requires the organization’s information, legal documents and lawful representative.

In case an individual who registers to open an E-wallet has a payment account opened through a guardian or legal representative, in addition to the above-mentioned documents, legal documents of this guardian/legal representative and documents proving the guardian/legal representative status of such person/organization to the E-wallet holder must be provided.

2. Customers must completely link the E-wallets with the bank account before using the E-wallets

According to Circular 23, E-wallet service providers must require their customers to completely link the E-wallets with Vietnamese-dong payment accounts or debit cards (linked to Vietnamese-dong payment accounts) that customers open at affiliate banks before using the E-wallets. Customers are not limited in the number of bank accounts linked with their E-wallets.

3. Top-up methods and top-up limit into E-wallets

Top-up into an E-wallet shall be conducted via payment accounts or debit cards of the E-wallet holders opened at banks or received from other E-wallets opened by the same E-wallet service providers. Customers may use the E-wallets for paying legitimate goods and services; transferring money to other E-wallets opened by the same E-wallet service providers and withdrawing money from the E-wallets to the payment accounts or debit cards of Customers.

Total maximum limit on transactions performed via a personal E-wallet of a customer at an E-wallet service provider shall be VND 100 (one hundred) million per month. This limit shall not be applied to personal E-wallet of persons signing contracts/agreements to become entities accepting payments with E-wallet service providers.

4. E-wallet service providers must ensure its solvency

To ensure the rights and interests of E-wallet holders and related organizations and individuals, Circular 23 stipulates that E-wallet service providers must open payment guarantee accounts in order to ensure the provision of this service and are obligated to maintain the total balance on all payment guarantee accounts for E-wallet services opened at cooperative banks not lower than the total balance of all E-wallets of customers at the same time.

Download pdf version