Công ty Luật bizconsult hân hạnh được đóng góp bài viết đăng trên ấn phẩm Asian-mena Counsel In-house Handbook 2020

Công ty Luật Bizconsult hân hạnh được đóng góp bài viết “Vietnam market update” đăng trên ấn phẩm Asian-mena Counsel In-house Handbook 2020 thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Anh Tuấn – Chủ tịch HĐTV và các Luật sư Thành viên Nguyễn Thu Huyền, Hà Thị Hải và Trần Công Quốc. Bài viết tiếp cận và đánh giá quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam trong những lĩnh vực luật quan trọng và cốt lõi nhất mà các nhà đầu tư nước ngoài cần phải lưu ý khi tham gia vào thị trường Việt Nam như luật đầu tư, luật lao động, luật cạnh tranh và các quy định pháp luật liên quan đến giao dịch ngoại hối. Các tác giả hi vọng bài viết sẽ đem đến một cái nhìn toàn cảnh về môi trường pháp lý đầu tư, kinh doanh tại thị trường Việt Nam, một thị trường hứa hẹn tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức, rủi ro.

Download PDF

https://www.inhousecommunity.com/about-us/publications/asian-mena-counsel-in-house-handbook/

 

VIETNAM: SWEEPING REFORM TO SECURITIES MARKET

Lưu ý: “bài viết này chỉ phát hành tiếng Anh cho tạp chí nước ngoài Asian- Mena Counsel”

By Trang Nguyen  – Associate | Attorney at Law

In November 2019, the National Assembly passed the new Law on Securities No. 54/2019/QH14 (“New Law”), effective from 01 January 2021. The New Law will completely replace the current Law on Securities No. 70/2006/QH11 as amended by the Law No. 62/2010/QH12 (“Current Law”). The New Law is said to be a radical improvement to regulations on securities market in Vietnam, and is expected to overcome those shortcomings observed for the past 10 years.

One of the remarkable points of the New Law is the imposition of stricter qualifications to become a public company. In particular, in order to become a public company, the required minimum paid-up charter capital of a company will be VND30 billion, in which at least 10% voting shares must be held by at least 100 shareholders other than major shareholders. The Current Law requires the minimum paid-up charter capital of a public company to be VND10billion and held by 100 shareholders only. The current public company which fails to reach such conditions after the effective date of the New Law shall be reverted to be non-public.  Alternatively, a non-public company may also become a public company after its successful initial public offering (“IPO”).

With respect to public offering, the New Law set out separately conditions for IPO and follow-on public offer, rather than the same conditions for both under the Current Law. For IPO, the conditions on charter capital, profit and accumulated loss before IPO and minimum voting shares to be offered in an IPO are more stringent than those provided in the Current Law. In particular,

  • The company must have paid-up charter capital of at least VND30billion (VND10billion is required under Current Law);
  • There must be profit in two preceding years (one year is required under Current Law), and no accumulated losses till the year of IPO.
  • At least 15% of the company’s voting shares must be sold (or at least 10% with the company having charter capital of VND 1,000 billion or more) to at least 100 investors other than major shareholders; and
  • Major shareholders must commit to hold at least 20% of the company’s charter capital within at least one year from the completion date of the IPO.

The subscription price shall be deposited on an escrow account during IPO process and be released only upon the completion of IPO. Furthermore, the company’s shares are also demanded to be listed on the Stock Exchange after the IPO. For follow-on public offer, it is required below conditions:

  • The company must have paid-up charter capital of at least VND30billion;
  • There must be profit in preceding year, and no accumulated losses till the year of follow-on public offer;
  • The total par value of offered shares shall not exceed the total par value of outstanding shares, excepting the case that the unsold shares are guaranteed to be subscribed by an underwriter.

If a public offering is to raise capital for project, at least 70% of the total offered shares must be issued. The company must prepare a plan to make up the short fall of the capital intended to be raised from such public offering for the project’s implementation.

Regarding private placement, only strategic investors and professional securities investors are allowed to participate in private placement of a public company under the New Law. The lock-up period will be three years for strategic investors, or one year in case of professional securities investors, except for transfers among professional investors or so ruled by the court/arbitration or in case of inheritance. As compared with the Current Law, the scope of professional investors under the New Law covers further, among others, the company with charter capital over VNDN100 billion, the listed company, individual having securities practice certificate, individual having portfolio of listed shares valued at VND2billion, or individual having yearly taxable income of VND1billion or more.

The New Law also introduce certain new regulations on listing and registration for trading, securities depository, registration of securities, securities settlement and clearance, information disclosure, protection of client’s assets, securities investment funds, and sanctions.

https://www.inhousecommunity.com/article/vietnam-sweeping-reform-securities-market/

Download PDF

New Labour Code taking effect on January 1, 2021

Lưu ý: “bài viết này chỉ phát hành tiếng Anh cho tạp chí nước ngoài Asian- Mena Counsel”

By Nguyen Thu Huyen – Partner, Attorney at law

The participation in the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP) and the EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) poses numerous requirements on the reform of laws, including labour laws.

Specifically, the members of the CPTPP and EVFTA are requested to adopt and maintain the rights as set out in the 1998 International Labour Organisation (ILO) Declaration, however, Vietnam is yet to ratify the remaining two core conventions of the ILO, which are Convention No. 87 regarding freedom of association and protection of the right to organise, and Convention No. 105 regarding abolition of forced labour. On that basis, Vietnam’s National Assembly ratified the new Labour Code on November 20, 2019 to replace the Labour Code 2012 and pave the way for the full implementation of the 1998 ILO Declaration. The new Labour Code will officially take effect from January 1, 2021 with the following notable provisions.

Employee representative organizations

The new Labour Code provides regulations on the establishment of employee’s organisations which are not under the system of Vietnam trade unions. Together with trade unions, these organisations are recognised as representing labour collectives at the grassroots level and have the equal rights and obligations as trade unions. In another way, the new Labour Code now recognises the right of employees to set up their own representative organisations to promote and improve the representative efficiency and protection of the rights and interests of the employees in labour relations, to comply with the core Conventions of the ILO as the new provision shows Vietnam’s effort tend to ILO’s Convention No. 87 which is not ratified by Vietnam’s National Assembly and to facilitate the process of international integration.

Nevertheless, this new regulation may place trade unions at a disadvantage due to a decrease in the number of members, especially in the non-state sector, and the role of trade unions may be limited.

Retirement age

The retirement age was a controversial topic in the process of preparing the draft of the new Labour Code 2019 for the National Assembly to ratify. People in favour of retaining the current retirement age argued that the increase of the retirement age might lead to growth in unemployment. Eventually, the retirement age has been amended to increase gradually.

In particular, age of retirement of employees working in normal working conditions is increased from 60 to 62 for males in 2028 and from 55 to 60 for females in 2035. Starting from 2021, the retirement age of employees working in normal working conditions is at 60 years and three months of age for males and 55 years and four months of age for females, then the retirement age shall increase by three months per year for males and by four months per year for females.

This roadmap for increasing the retirement age is considered reasonable as the current retirement age is still low compared to many countries in the world such as Singapore, Japan, Germany, etc. Moreover, the current retirement age was set more than 60 years ago when the average life expectancy of Vietnamese was 45 while it has now grown to 76.6 years.

Overtime cap

One of the remarkable amendments in the new Labour Code is the adjustment in the overtime cap. It has risen to 40 hours per month as compared to 30 hours per month as stated in the Labour Code 2012.

This amendment is for the purpose of meeting business needs and increasing the competitiveness of Vietnamese employees in the context of Vietnam joining CPTPP and EVFTA. In addition, the Labour Code newly stipulates cases for employees to work overtime for no more than 300 hours per year to ensure long-term benefits for employees.

Other noteworthy regulations

Other than the above-mentioned provisions, some noteworthy regulations of the new Labour Code are as follows: (i) an additional one full paid leave day adjacent to National Day raises the number of public holidays to 11; (ii) employees are allowed to unilaterally terminate labour contracts without reasons by notifying in advance within the timeline specified by law; (iii) employers are allowed to unilaterally terminate labour contracts of employees who are absent from work without permission for a total of five consecutive working days or more without requiring the employers to dismiss the employees for termination of labour contracts; (iv) and instead of conducting dialogue at workplaces every three months, the new Labour Code adjusts this regulation to once a year.

https://www.inhousecommunity.com/article/vietnam-new-labour-code-taking-effect-january-1-2021/

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 12, 2019 – QUY ĐỊNH MỚI VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KHI BÁN HÀNG HÓA, CUNG CẤP DỊCH VỤ

Hà Tuấn Việt
Trợ lý pháp lý

Ngày 14/11/2019 vừa qua, Thông tư số 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (“Thông tư 68”) đã chính thức có hiệu lực thi hành. Thông tư 68 đã hướng dẫn và làm rõ các quy định mang tính trọng yếu của Nghị định 119/2018/NĐ-CP, trong đó có một số nội dung đáng chú ý như sau:

1. Quy định về thời điểm phải đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 26 Thông tư 68 thì kể từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư 68. Như vậy, từ ngày 01/11/2020 các doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy (hóa đơn tự in, đặt in hoặc đặt mua của cơ quan thuế).

2. Nội dung và thời điểm lập hóa đơn điện tử

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 68 thì nội dung của hóa đơn điện tử đã được sửa đổi về ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn, đồng thời quy định rõ ràng về các trường hợp và lĩnh vực cụ thể mà trong đó hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua.
Ngoài ra, Thông tư 68 cũng đã hướng dẫn và xác định cụ thể về thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với các hoạt động và lĩnh vực khác nhau như bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hoạt động cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin, xây dựng, lắp đặt, kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán… phù hợp với quy định tại Điều 7, Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

3. Điều kiện của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

Để trở thành tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, Điều 23 Thông tư 68 quy định các tổ chức phải đáp ứng các điều kiện cụ thể về chủ thể, tài chính, nhân sự và kỹ thuật theo đúng quy định, đây là nội dung mà trước đó Nghị định 119/2018/NĐ-CP chưa có quy định cụ thể, bao gồm:

a) Về chủ thể: Có kinh nghiệm trong việc xây dựng giải pháp công nghệ thông tin và giải pháp trao đổi dữ liệu điện tử giữa các tổ chức, cụ thể:
– Có tối thiểu 05 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
– Đã triển khai hệ thống, ứng dụng công nghệ thông tin cho tối thiểu 10 tổ chức.
– Đã triển khai hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử giữa các chi nhánh của doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức với nhau.

b) Về tài chính: Có cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam với giá trị trên 5 tỷ đồng để giải quyết các rủi ro và bồi thường thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ.

c) Về nhân sự:
– Có tối thiểu 20 nhân viên kỹ thuật trình độ đại học chuyên ngành về công nghệ thông tin, trong đó có nhân viên có kinh nghiệm thực tiễn về quản trị mạng, quản trị cơ sở dữ liệu.
– Có nhân viên kỹ thuật thường xuyên theo dõi, kiểm tra 24h trong ngày và 7 ngày trong tuần để duy trì hoạt động ổn định của hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử và hỗ trợ người sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử.

d) Về kỹ thuật:
– Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật, quy trình sao lưu dữ liệu tại trung tâm dữ liệu chính theo quy định tại mục d, khoản 1 Điều 32 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.
– Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật dự phòng đặt tại trung tâm dự phòng cách xa trung tâm dữ liệu chính tối thiểu 20km sẵn sàng hoạt động khi hệ thống chính gặp sự cố.
– Kết nối trao đổi dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế phải đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật theo quy định tại Điều 23 Thông tư 68.

4. Quy định về xử lý chuyển tiếp

Từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, các đơn vị vẫn có thể áp dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành trong trường hợp cơ quan thuế chưa có thông báo chuyển sang áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Kể từ thời điểm sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Thông tư 68, trong trường hợp phát hiện hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, tiếp đó thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 12, 2019 – QUY ĐỊNH MỚI VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

Phạm Quốc Kiên
Trợ lý pháp lý

Ngày 19/11/2019, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (“Nghị Định 91”). Nghị định ngày sẽ có hiệu lực kể từ ngày 05/01/2020 và thay thế cho Nghị Định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 (“Nghị Định 102”). Ngoài việc hướng dẫn chi tiết hơn so với Nghị Định 102, Nghị Định 91 cũng đã bổ sung thêm một số nội dung đáng chú ý như sau:

1. Bổ sung khái niệm và chế tài xử phạt đối với hành vi “hủy hoại đất”:

Khái niệm “hủy hoại đất” đã được đề cập tới tại Luật đất đai 2013, tuy nhiên lại không hề được nhắc tới tại Nghị Định 102 và đã khiến cho công tác xử lý vi phạm đối với hành vi hủy hoại đất gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy được hạn chế này, Nghị Định 91 đã quy định rõ ràng khái niệm “hủy hoại đất” và các chế tài áp dụng đối với hành vi này.

Cụ thể, Khoản 1 Điều 15 Nghị Định 91 quy định đối với hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì tùy theo diện tích đất bị hủy hoại, mức xử phạt sẽ dao động từ 2.000.000 đến 150.000.000 đồng. Mức phạt tiền này được áp dụng cho cá nhân vi phạm và sẽ tăng lên gấp 02 (hai) lần trong trường hợp bên vi phạm là tổ chức. Ngoài ra, tổ chức/cá nhân vi phạm còn bị buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và sẽ bị Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp người vi phạm không chấp hành.

2. Bổ sung các biện pháp khắc phục hậu quả:

Tại Nghị Định 102, các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định rải rác tại các điều khoản và chủ yếu bao gồm 03 (ba) biện pháp: buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được; và buộc trả lại diện tích đất đã nhận. Tuy nhiên, tới Nghị Định 91, các biện pháp khắc phục hậu quả đã được bổ sung rất chi tiết, cụ thể là có 17 (mười bảy) biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định này (ví dụ: buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai, buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định). Đáng chú ý, Điều 7 Nghị Định 91 cũng đã quy định cụ thể các phương pháp xác định số lợi bất hợp pháp đối với từng hành vi vi phạm.

3. Bổ sung nội dung về thời hiệu xử phạt:

Hiện nay, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được áp dụng theo các quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Nghị Định 91 đã quy định cụ thể thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm, đồng thời đưa ra cách xác định thời điểm kết thúc và thời điểm chấm dứt đối với từng hành vi riêng biệt.

4. Bổ sung hành vi không thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức thực hiện dự án kinh doanh bất động sản (“Chủ Đầu Tư”)

Trước đây, hành vi vi phạm này và chế tài được quy định tại Nghị Định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 (“Nghị Định 139”). Quy định này tại đã bị thay thế bởi Điều 31 Nghị Định 91, theo đó tùy thuộc vào thời gian vi phạm (từ 50 ngày đến trên 12 tháng) và mức độ vi phạm (từ dưới 30 đến trên 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất), mức phạt tiền đối với Chủ Đầu Tư không nộp hồ sơ thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, người nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc không cung cấp, cung cấp không đầy đủ giấy tờ cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, người nhận chuyển quyền sử dụng đất tự nộp hồ sơ có thể lên tới 1.000.000.000 đồng/1 dự án.

Download pdf version

Legal issues on peer-to-peer lending business In Vietnam

Lưu ý: “bài viết này chỉ phát hành tiếng Anh cho tạp chí nước ngoài Asian- Mena Counsel”

By Ha Thi Hai.

Peer-to-peer (P2P) lending has been growing rapidly in Vietnam, along with the develop­ment of financial technology. There are a number of such enterprises using online platforms to con­nect borrowers and lenders, including Tima.vn, Vaymuon.vn, Fungo.vn and Lendbiz.

What is the principal legal framework of Vietnam for P2P lending business?

As a general principle under the Law on Investment of Vietnam, P2P lending is neither a prohibited nor a conditional business line. This is probably the most favourable legal basis for P2P lending to be conducted in Vietnam in the current context.

With no specific regulation promulgating P2P lending, it may be considered as an e-commerce trading platform, with the “buyer, seller” being the borrower and lender, and “goods, services” being lending activity. However, continuous lending for profit is deemed banking activity and is restricted to credit institutions pursuant to Vietnamese laws. On the other hand, it is prohibited by law to take advantage of the name of e-commerce business activities for illegal capital raising from other traders, organisations and individuals. This is probably the reason why almost all P2P lending businesses fail to register as an e-commerce trading platform in Vietnam.

In practice, because P2P lending companies and all other companies in Vietnam have to register their business activities, P2P lending companies in Vietnam mostly register as investment consultancy, information search services via contracts, financial consultancy supporting services, brokerage activities, etc.

In the current context, what legal issues may a P2P lending company in Vietnam be faced with?

First of all, regarding business activities that are not governed by laws and imply potential risks to the society that may not be managed by state agencies, there is a possibility that the Vietnamese state agencies will consider risk-mitigating measures or enact a regulatory framework for the purpose of management. In fact, the State Bank of Vietnam is currently developing a plan to allow a number of companies that have good financial capacity to pilot P2P lending businesses. After that, the State Bank of Vietnam may add P2P lending to the group of conditional business lines to tighten its management.

The second issue relates to loan interest. As there is no governing regulation, the lending interest rate in civil transactions through P2P lending under the Civil Code 2015 shall be agreed by the parties, but must not exceed 20 percent per year of the loan. It is noted that if the interest rate in a civil transaction is five times higher than the maximum interest rate specified in the Civil Code, earns an illegal profit of from VND30 million to under VND100 million or recommits this offence despite the fact that he/she has incurred an administrative penalty or has an unspent conviction for the same offence, it may constitute a crime of usury in civil transactions under the Criminal Code.

The third matter is responsibilities of P2P lending business to the loan. Due to the absence of legal provisions governing the P2P lending business and responsibilities of P2P lending companies, in the current context, the responsibilities of P2P lending company in case the borrower fails to pay the debt based on the civil laws and the agreements signed between the parties, as well as the rules and regulations of the P2P lending platform which are developed and published on their websites. Therefore, if the agreements, rules and regulations are not well prepared, loans are not well managed, KYC appraisal procedure is absent or not reliable enough, it shall easily lead to an increase of bad debts and complaints about the responsibilities of P2P lending companies when bad debts arise.

The fourth is the issue of payment. A number of P2P lending businesses act as payment intermediaries between borrower and lender for the purpose of controlling information of the loan and fee collection. This activity may face the risk of being considered as a payment intermediary business, which must be licensed by the State Bank of Vietnam. The provision of payment intermediary services without a licence of the State Bank of Vietnam may be subject to administrative fines and confiscation of proceeds.

Fifth, regarding anti-money laundering, organisations conducting financial activities are currently required to comply with very strict anti-money laundering regulations by the Law on Anti- Money Laundering. P2P lending activities that have not been governed by anti-money laundering regulations may lead to the risk that the P2P lending business is unable to control money laundering activities that may arise in loan transactions and potential risks from these money laundering activities.

Learning from the lesson of the explosion of uncontrolled P2P lending in China, leading to the collapse of hundreds of P2P platforms in 2018 and the recent trend of redirection of some P2P lending platforms to Vietnam, the Government will issue legal regulations in the coming time to manage, control, prevent risks and other forms of corruption from P2P lending in Vietnam. Therefore, during this time, P2P lending investors need to do research on relevant Vietnamese regulations carefully to orient their business activities and to avoid the risks of violating the laws. Investors may also consider proactively submitting their business plans to the SBV for consideration and approval to legally pilot this business activity.

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 11, 2019 – LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM

QUY ĐỊNH MỚI VỀ LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM


Nguyễn Thu Trang
Trợ lý pháp lý

Luật Kinh doanh bảo hiểm, sau gần 20 năm thi hành, đã có những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Để đáp ứng cam kết tại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Quốc hội đã thông qua Luật số 42/2019/QH14 ngày 14/06/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ (“Luật số 42”). Luật số 42 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2019, trong đó một số nội dung đáng chú ý liên quan đến kinh doanh bảo hiểm như sau:

1. Bổ sung quy định về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

Đây là loại hình kinh doanh bảo hiểm mới được quy định, cụ thể, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là một bộ phận cấu thành của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, do doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm mục đích sinh lợi. Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm 5 hoạt động: tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.

Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cũng được bổ sung vào Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư sửa đổi theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật số 42.

2. Bổ sung quy định về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

Tư vấn bảo hiểm với tư cách là một dịch vụ phụ trợ bảo hiểm độc lập có sự khác biệt so với việc tư vấn bán sản phẩm bảo hiểm do đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện theo Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành, do đó, Luật số 42 đã bổ sung khái niệm và quy định điều kiện về trình độ chuyên môn của cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm tại Khoản 4, Điều 1 Luật số 42 (Khoản 1 Điều 93b). Theo đó, ngoài điều kiện về năng lực hành vi dân sự, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có văn bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm hoặc văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm.

Bên cạnh đó, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tư cách pháp nhân và điều kiện đối với cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm nêu trên theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Luật số 42 (Khoản 2 Điều 93b).

Nhằm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đang hoạt động phụ trợ bảo hiểm có thời gian chuẩn bị để đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ và đảm bảo chế tài thực hiện, Khoản 1, Điều 4 Luật số 42 đã quy định thời hạn 1 năm để tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm đáp ứng các điều kiện trên.

3. Bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp khi cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

Khoản 4, Điều 1 Luật số 42 (Khoản 3 Điều 93a) quy định cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm; tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cũng phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 11, 2019 – NGHỊ ĐỊNH 75/2019

NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH

Nguyễn Tú Oanh – Trợ lý luật sư

Nhìn chung, Nghị định 75/2019 ban hành đã đáp ứng và tương thích với những thay đổi, điểm mới tại Luật cạnh tranh 2018 như sau:Ngày 26/09/2019, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 75/2019/NĐ-CP (“Nghị định 75/2019”) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, chính thức có hiệu lực vào ngày 01/12/2019 và thay thế Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/07/2014 (“Nghị định 71/2014”).

Đối tượng áp dụng của Nghị định 75 tương tự với Luật cạnh tranh 2018. Theo đó, Nghị định 75/2019 áp dụng cả đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan. Trường hợp tổ chức nước ngoài vi phạm Luật cạnh tranh 2018 có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 75/2019.

Nghị định 75/2019 quy định chi tiết hành vi vi phạm cạnh tranh hơn so với Nghị định 71/2014. Cụ thể, hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh theo Nghị định 75/2019 gồm: (i) Hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; (ii) Hành vi vi phạm quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; (iii) Hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế; (iv) Hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh; và (v) Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.

Ngoài chi tiết về hành vi vi phạm cạnh tranh, Nghị định 75/2019 còn nêu chi tiết các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ (trước đây được quy định tại Điều 85 Nghị định 116/2005/ND-CP). Trong đó các tình tiết giảm nhẹ chủ yếu phát sinh từ việc tự nguyện khai báo, khắc phục vi phạm, vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc, vi phạm lần đầu. Ngược lại, tình tiết tăng năng áp dụng đối với vi phạm có tổ chức, vi phạm nhiều lần, tái phạm, cố ý che dấu hành vi vi phạm…

Nghị định 75/2019 đã sửa đổi, bổ sung quy định về mức phạt tiền tương ứng với các quy định được thay đổi tại Luật cạnh tranh 2018. Cụ thể, Nghị định 75/2019 quy định từng mức phạt riêng tối đa cho từng hành vi vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền; và tập trung kinh tế và dựa trên tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Điều này giúp các cơ quan có thẩm quyền xác định mức phạt đối với từng hành vi một cách chính xác về bản chất cũng như thuận tiện cho việc áp dụng.

Một điểm thay đổi đáng chú ý nữa là mức phạt tối đa cho hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại Nghị định 75/2019 tăng hơn 10 lần so với Nghị định 71/2014, cụ thể là tăng từ 200 triệu VNĐ lên đến 2 tỷ VND. Sự thay đổi này cho thấy sự quan tâm của các nhà làm luật đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cũng như ý định kiểm soát/hạn chế các vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

Đáp ứng theo các điều khoản mới của Luật cạnh tranh 2018, Nghị định 75/2019 đã bổ sung thêm hành vi vi phạm và mức phạt tiền đối với hành vi cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh. Theo đó, hình thức xử phạt chính cho hành vi này có thể lên đến 50 triệu VNĐ, ngoài ra đối tượng vi phạm còn bị áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính công khai.

Cơ quan có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh là Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Thanh tra hoặc Chánh thanh tra Bộ Công thương, trong đó Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan mới được thành lập trên cơ sở hợp nhất Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng với Hội đồng Cạnh tranh.

Download pdf version

Use of public property as payment in build-transfer projects

Lưu ý: “bài viết này chỉ phát hành tiếng Anh cho tạp chí nước ngoài Asian- Mena Counsel”

By Huynh Hoang Sang.

The Government recently promulgated Decree No.69/2019/ND-CP on the utilisation of public property for making payment to investors upon execution of construction projects in the form of build-transfer contracts (BT Contract) (Decree 69/2019). Decree 69/2019 replaced Decision No. 23/2015/QD-TTg (Decision 23) and takes effect from October 1, 2019.

In the past, Decision 23 allowed the State to make payment only by land funds to investors executing construction investment projects in the form of build-transfer (BT Project). Otherwise, Decree 69/2019 provides that the State could expend the public property including (i) land funds; (ii) land, houses and other assets on land; (iii) infrastructure assets used for the national interest, public interest; and (iv) other types of public properties (according to the Law on management and use of public property). The expansion of the extent of public properties under Decree 69/2019 is reasonable and in line with the Law on management and use of public property 2017 and further adaptable to the need of BT Projects. Besides that, proceeds from public properties auctions could also be used to pay investors for execution of BT Projects in accordance with the Law on Public Investment and Law on State Budget. The expansion of subject of properties used for payment to investors undertaking BT Projects will provide more tools for payment in such projects and encourage the development of BT Projects in the future.

The use of public property for payments to investors undertaking BT Projects is implemented under the principle of parity — the value of the BT Project is equivalent to the value of public properties expenditure. Accordingly, the value of public property shall be determined based on market price as per the regulations at the time of payment and the value of the BT Project shall be determined based on the result of the auction. In case the value of the paid land funds is larger than the value of the BT Project, investors shall pay the difference to the State budget. Otherwise, if the value of the paid land funds is smaller than the value of the BT Project, the State shall choose to pay the difference in cash or through land funds at the time of finalisation of the BT Project.

Decree 69/2019 provides the valuation method and payment schedule for each type of public properties. However, payment made from the public properties as mentioned above always requires an approval from the Prime Minister.
One noteworthy point in Decree 69/2019 is that the payment through land funds for investors shall be enforced in two methods as follows: (i) allocating land with collection of land use fees or (ii) leasing land with collection of a one-off lump sum payment of rent for the entire lease term. The land fund paid for investors includes non-clearance lands or land with completion of clearance. Noting that the use of land with completion of clearance for making payment to investors must be reported by Provincial People Committee (PC) to the Prime Minister for considering and deciding before the issuance of the decision on in-principal approval of the BT Project.

In contrast, in terms of non-clearance lands, based on (i) approved plan 1/500 or 1/2000 and (ii) request from competent authorities who signed the BT Contract, the Provincial PC shall commit with investors in writing on the use of land funds for the payment to the BT Project. In such case, investors should pay attention to the advance payment for compensation, clearance expenses under the approved plan on compensation and clearance, and such advance payment amount shall be put in the price of the BT Contract. One critical thing to note is that the advance payment amount shall not be accounted for loan interest charges in capital mobilisation of the BT Project. After receiving the deposit, the State shall implement compensation and clearance works as per the approved plan. In this situation, investors should expect that the compensation and clearance works may take a long time and, in the worst case, may be long-term delayed, hence the capital cost of the BT Project may be materially affected due to the non-interest in loan of capital mobilisation of the BT Project from the advance payment amount.

The time of payment for the BT Project shall be calculated from the date the authorities issue a decision on land allocation, land lease or property transfer to the investor. The handing-over of public properties for payment to the investor shall be enforced after the BT Project is completed or under the schedule determined by the authorities in accordance with the Law on investment and construction.

Under this new and favourable regulation, we think that BT Projects in Vietnam will not only be developed steadily but also attract more investor interest from across the region.

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 09, 2019

MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Ngày 14 tháng 6 năm 2019, Quốc Hội đã ban hành Luật số 42/2019/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ (“Luật số 42”) để phù hợp với các quy định về Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Luật số 42 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2019 với các điểm liên quan đến Sở hữu trí tuệ cần lưu ý như sau:

1. Tính mới và trình độ sáng tạo của sáng chế
Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu đơn đăng ký được nộp trong vòng 12 tháng tại Việt Nam kể từ ngày:
i. được người có quyền đăng ký hoặc người có được thông tin về sáng chế bộc lộ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
ii. được bộc lộ bởi cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp không đúng quy định;
iii. do người không có quyền đăng ký nộp.

Quy định mới của Luật số 42 đã kéo dài thời gian nộp đơn đăng ký sáng chế không bị coi là mất tính mới từ 6 tháng lên 12 tháng và quy định phạm vi đối tượng nộp đơn đăng ký rộng hơn so với quy định cũ của Luật Sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, Luật số 42 còn bổ sung quy định giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ trong các trường hợp trên sẽ không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.

2. Hiệu lực của Hợp đồng sử dụng Nhãn hiệu (“Hợp đồng Li-xăng”)
Kể từ ngày 14/01/2019, Hợp đồng Li-xăng giữa các bên không cần phải đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ mà vẫn sẽ có hiệu lực pháp lý đối với bên thứ ba.

3. Nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu
Trường hợp có tranh chấp phát sinh do bên thứ ba yêu cầu chấm dứt văn bằng bảo hộ vì nhãn hiệu không được sử dụng trong năm (05) năm liên tiếp thì việc bên nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu theo Hợp đồng Li-xăng vẫn được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu chủ sở hữu nhãn hiệu.

4. Quyền tự bảo vệ
Luật số 42 quy định tổ chức/ cá nhân là đối tượng của hành vi lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (cố ý vượt quá phạm vi hoặc mục tiêu) có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lạm dụng phải bồi thường cho những thiệt hại do việc lạm dụng gây ra (bao gồm chi phí hợp lý để thuê luật sư).

Ngoài ra còn có những quy định được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Tên gọi, chỉ dẫn là tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý ;
2. Từ chối hoặc hủy bỏ chỉ dẫn địa lý do “có khả năng gây nhầm lẫn” thay vì “sẽ gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam ;
3. Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nộp dưới dạng giấy hoặc dạng điện tử theo hệ thông nộp đơn trực tuyến ;
4. Bổ sung quy định về Đề nghị quốc tế và xử lý đơn Đề nghị quốc tế để bảo hộ chỉ dẫn địa lý ;
5. Các thiệt hại về vật chất có thể được xác định do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đưa ra phù hợp với quy định của pháp luật .