BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 10, 2021 – NGHỊ ĐỊNH 85/2021: MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Phát hành 10/2021

Hà Thị Hải
Luật sư Thành viên

Phan Thị Minh
Trợ lý Pháp lý

Kể từ khi ban hành Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử (“Nghị định 52”), tốc độ phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam có sự tăng trường mạnh mẽ, doanh thu TMĐT bán lẻ tăng từ 2,2 tỷ USD năm 2013 lên 11,8 tỷ USD năm 2020.[1] Trước sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin và Internet nói chung và hoạt động TMĐT nói chung, ngày 25/09/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP (“Nghị định 85”) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52 để đáp ứng các yêu cầu mới về quản lý nhà nước trong lĩnh vực TMĐT. Nghị định này bắt đầu có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2022. Dưới đây là các điểm mới đáng chú ý tại Nghị định này:

1. Giới hạn phạm vi điều chỉnh

Nghị định 85 quy định rõ các hoạt động TMĐT đã được quy định tại pháp luật chuyên ngành sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này, cụ thể trong các lĩnh vực sau: dịch vụ tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, xổ số; mua bán, trao đổi tiền, vàng, ngoại hối và các phương tiện thanh toán khác; dịch vụ đặt cược hoặc trò chơi có thưởng; dịch vụ phân phối, phát hành sản phẩm nội dung thông tin số, dịch vụ phát thanh, truyền hình. Quy định này nhằm tránh sự chồng chéo về phạm vi điều chỉnh giữa Nghị định về TMĐT và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác.

2. Thu gọn đối tượng phải thực hiện thủ tục thông báo với Bộ Công thương

Trước đây, Nghị định 52 yêu cầu tất cả cá nhân, tổ chức thiết lập website TMĐT bán hàng phải thực hiện thủ tục thông báo với Bộ Công thương. Tuy nhiên quy định này là không cần thiết đối với website đơn giản, không có chức năng đặt hàng trực tuyến, chỉ đơn thuần giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp. Do vậy, Nghị định 85 đã sửa đổi quy định này và chỉ yêu cầu phải thông báo việc thiết lập website TMĐT bán hàng nếu website đó có chức năng đặt hàng trực tuyến.

3. Điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ TMĐT

Đây là quy định hoàn toàn mới và quan trọng của Nghị định 85 đối với hoạt động thương mại điện tử có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là trong bối cảnh sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong thị trường TMĐT của Việt Nam ngày càng sâu rộng. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT dưới hình thức thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần.

Nhà đầu tư nước ngoài chi phối từ 01 doanh nghiệp trở lên thuộc nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam theo danh sách do Bộ Công Thương công bố phải có ý kiến thẩm định về an ninh quốc gia của Bộ Công an khi xin cấp/điều chỉnh Giấy phép kinh doanh. Chi phối được hiểu là nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên hoặc có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp hoặc có quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các điều kiện trên không áp dụng đối với nhà đầu tư có hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với Bộ Công Thương được yêu cầu phải nộp Giấy phép kinh doanh. Đây là giấy phép cấp cho nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi cung cấp dịch vụ thương mại điện tử theo quy định tại Nghị định 09/2018/NĐ-CP về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

4. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức nước ngoài có website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam

Một điểm mới quan trọng đối với các website thương mại điện tử nước ngoài là quy định Thương nhân tổ chức nước ngoài có website thương mại điện tử mà (i) có tên miền Việt Nam; (ii) ngôn ngữ hiển thị là tiếng Việt, hoặc (iii) có trên 100.000 lượt giao dịch từ Việt Nam trong một năm, thì có các trách nhiệm sau đây:

  • Thực hiện đăng ký hoạt động thương mại điện tử theo quy định tại Nghị định này và thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hoặc chỉ định đại diện theo ủy quyền của mình tại Việt Nam
  • Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc ngăn chặn các giao dịch hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật Việt Nam;
  • Thực hiện các nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo quy định

Như vậy các website thương mại điện tử nước ngoài có một trong các yếu tố nêu trên bắt buộc phải có hiện diện thương mại hoặc đại diện uỷ quyền tại Việt Nam và đăng ký hoạt động với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thay vì chỉ bán hàng hoá cung cấp dịch vụ qua biên giới mà không chịu sự quản lý của Chính phủ Việt Nam.

5. Mạng xã hội có thể được xem là sàn thương mại điện tử

Mạng xã hội có một trong các hình thức hoạt động sau và người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trả phí cho việc thực hiện các hoạt động đó sẽ được coi là sàn thương mại điện tử và phải tuân thủ theo các quy định đối với hoạt động của sàn TMĐT:

  • Cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;
  • Cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng;
  • Có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ

Như vậy các mạng xã hội nước ngoài lớn như Facebook, Instagram sẽ chính thức được coi là Sàn giao dịch thương mại điện tử hoạt động tại Việt Nam và có trách nhiệm tuân thủ các quy định về hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định 85.

6. Tăng cường trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp sàn giao dịch TMĐT

Nhằm mục tiêu minh bạch hóa thông tin cho người tiêu dùng, phòng chống gian lận thương mại, Nghị định 85 bổ sung trách nhiệm của của thương nhân, tổ chức cung cấp sàn giao dịch TMĐT như sau:

  • Yêu cầu người bán cung cấp thông tin về tên, địa chỉ, mã số định danh, số điện thoại. Với người bán nước ngoài, các tên riêng được phiên âm tiếng Việt hoặc thể hiện bằng ký tự La tinh.
  • Xác minh danh tính của người bán nước ngoài, đồng thời yêu cầu thương nhân thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam hoặc tổ chức việc thực hiện hoạt động nhập khẩu theo ủy thác của người mua hoặc chỉ định đại lý thương mại của mình tại Việt Nam.
  • Phối hợp với các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy trình, thủ tục công bố tại Quy chế hoạt động của sàn giao dịch thương mại điện tử.
  • Ngăn chặn và loại bỏ khỏi website những thông tin mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật
  • Gỡ bỏ thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Cung cấp thông tin về đối tượng có dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện hoặc nhận được các thông tin nêu trên;

Đặc biệt, đặc biệt đối với những sàn giao dịch TMĐT bán lẻ có tích hợp chức năng đặt hàng và thanh toán trực tuyến, Nghị định 85 yêu cầu thêm như sau:

  • Chỉ định đầu mối tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; đầu mối này sẽ cung cấp thông tin trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận yêu cầu để kịp thời phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
  • Đại diện cho người bán nước ngoài trên sàn giao dịch thương mại điện tử giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ do thương nhân nước ngoài cung cấp và có trách nhiệm thông báo nghĩa vụ thuế của người bán nước ngoài khi tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng trong trường hợp một giao dịch thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử có nhiều hơn 02 bên tham gia;
  • Lưu trữ thông tin về các giao dịch đặt hàng được thực hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật về kế toán;
  • Liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 8, khoản 9 Điều này mà gây thiệt hại.

7. Sự tham gia của thương nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ logistics

Nghị định 85 chính thức công nhận thương nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ logistics là một chủ thể của hoạt động thương mại điện tử. Nghị định này yêu cầu các website TMĐT bán hàng và sàn thương mại điện tử phân định rõ trách nhiệm về cung cấp chứng từ hàng hóa trong quá trình giao nhận của bên cung cấp dịch vụ logistics. Ngoài ra, thương nhân, tổ chức thiết lập website cung cấp dịch vụ TMĐT cũng phải bổ sung làm rõ mô hình hoạt động logistics đối với hàng hóa tại Đề án cung cấp dịch vụ TMĐT và Quy chế hoạt động của sàn giao dịch.

8. Công khai thông tin hàng hóa, dịch vụ trên website

Nghị định 85 sửa đổi quy định về thông tin hàng hóa, dịch vụ trong hoạt động TMĐT tại Điều 30 Nghị định 52 theo hướng quản lý chặt hơn như sau: Thông tin về hàng hóa công bố trên website phải bao gồm các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa, trừ các thông tin có tính chất riêng biệt theo sản phẩm như: năm, tháng, ngày sản xuất; hạn sử dụng; số lô sản xuất; số khung, số máy. Đồng thời, người bán hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải công bố số, ngày cấp và nơi cấp Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện, văn bản xác nhận, hoặc các hình thức văn bản khác theo quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh của ngành, nghề đó.

[1] Sách trắng Thương mại Điện tử Việt Nam 2021

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 08, 2021 – Nghị Định Số 47/2021/NĐ-CP Quy Định Chi Tiết Một Số Điều Của Luật Doanh Nghiệp 2020

Phát hành 08/2021

Huỳnh Hoàng Sang
Luật sư Cộng sự

Nguyễn Thị Thu Hà
Trợ lý Luật sư

Ngày 01 tháng 04 năm 2021, Chính Phủ ban hành Nghị Định Số 47/2021/NĐ-CP Quy Định Chi Tiết Một Số Điều Của Luật Doanh Nghiệp 2020 thay thế Nghị định số 81/2015/NĐ-CP, Nghị định số 93/2015/NĐ-CP, Nghị định số 96/2015/NĐ-CP và Quyết định số 35/2013/QĐ-TTg (“Nghị Định 47”). Nghị Định 47 sẽ hướng dẫn thực hiện một số quy định liên quan đến doanh nghiệp và cụ thể hóa một số vấn đề chưa được ghi nhận cụ thể trong Luật Doanh Nghiệp 2015 và sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 04 năm 2021.

Doanh Nghiệp Xã Hội

Nghị Định 47 bổ sung và quy định rõ hơn trách nhiệm của doanh nghiệp xã hội phải duy trì mục tiêu xã hội, môi trường, mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và nội dung khác ghi tại Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong suốt quá trình hoạt động. Trừ trường hợp chấm dứt mục tiêu xã hội, môi trường trước thời hạn đã cam kết, doanh nghiệp xã hội phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã tiếp nhận để thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.

Doanh nghiệp xã hội thực hiện chia, tách doanh nghiệp, hợp nhất, sáp nhập với doanh nghiệp xã hội hoặc doanh nghiệp khác theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp.

Trường hợp chấm dứt mục tiêu xã hội, môi trường trước thời hạn đã cam kết và giải thể doanh nghiệp xã hội, số dư tài sản hoặc tài chính còn lại đối với nguồn tài sản, tài chính mà doanh nghiệp xã hội đã nhận phải trả lại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã viện trợ, tài trợ; chuyển cho các doanh nghiệp xã hội khác, tổ chức khác có mục tiêu xã hội tương tự hoặc chuyển giao cho Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự.

Công Bố Thông Tin Của Doanh Nghiệp Nhà Nước

Liên quan đến công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước, Nghị Định 47 quy định về công bố thông tin dưới các hình thức, bao gồm: (i) Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp; (ii) Cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đại diện chủ sở hữu; và (iii) Cổng thông tin doanh nghiệp.

Trước đây, chỉ có doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ. Tuy nhiên, Nghị Định 47 đã bổ sung quy định mới, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thực hiện công bố thông tin định kỳ như sau:

  • Thông tin cơ bản về doanh nghiệp và điều lệ công ty.
  • Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm theo mẫu kèm theo Nghị định này trước ngày 30 tháng 6 của năm liền sau năm thực hiện.
  • Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức 06 tháng của doanh nghiệp theo mẫu kèm theo Nghị định này trước ngày 31 tháng 7 hằng năm.
  • Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức hằng năm của doanh nghiệp theo mẫu kèm theo Nghị định này trước ngày 30 tháng 6 của năm liền sau năm thực hiện.
  • Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính giữa năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trước ngày 31 tháng 7 hàng năm.
  • Báo cáo và tóm tắt báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập, bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất (nếu có) theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp trong vòng 150 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Sở Hữu Chéo Giữa Các Công Ty Trong Nhóm Công Ty

Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.

Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trở lên không được cùng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới, cùng mua phần vốn góp, mua cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập, và cùng nhận chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của các thành viên, cổ đông của doanh nghiệp đã thành lập. Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện có vi phạm liên quan đến các quy định này.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 06, 2021 – Những quy định đáng chú ý của nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2020

Phát hành 06/2021

Hà Thị Hải
Luật sư Thành viên

Phan Văn Huy
Trợ lý Luật sư

Ngày 26 tháng 3 năm 2021, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 31/2021/NĐ-CP (“Nghị định 31”) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư về điều kiện đầu tư kinh doanh; ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; bảo đảm đầu tư kinh doanh; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; thủ tục đầu tư; hoạt động đầu tư ra nước ngoài; xúc tiến đầu tư; quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài. Nghị định 31 có những nội dung đáng chú ý sau đây:

1. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Tuân thủ cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, một trong những điểm thay đổi quan trọng nhất của Luật đầu tư 2020 là quy định Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp đầu tư vào ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, Nghị định 31 đã ban hành Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Danh mục này quy định 84 ngành, nghề, trong đó bao gồm 25 ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, và 59 ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo nguyên tắc chọn – bỏ, Nghị định 31 một lần nữa khẳng định trừ những ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.

Nghị định 31 bổ sung khái niệm “Ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường là ngành, nghề mà theo các điều ước quốc tế về đầu tư Việt Nam không có cam kết, chưa cam kết hoặc bảo lưu quyền ban hành các biện pháp không phù hợp với nghĩa vụ về tiếp cận thị trường, nghĩa vụ đối xử quốc gia hoặc các nghĩa vụ khác về không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư đó”. Đối với các ngành nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường, điều kiện tiếp cận thị trường sẽ được áp dụng theo quy định pháp luật Việt Nam nếu có. Trường hợp pháp luật Việt Nam không có quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó thì nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước. Điều này có nghĩa là, theo quy định của Nghị định 31, về nguyên tắc, sẽ không còn quy trình lấy ý kiến của các Bộ quản lý ngành khi cơ quan đăng ký đầu tư xem xét cấp phép đầu tư nước ngoài trong các ngành nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ được đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư.

Thay đổi trên đây là một điểm mới rất quan trọng của Luật đầu tư 2020 khi chuyển từ nguyên tắc chọn – cho sang nguyên tắc chọn – bỏ để xem xét áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, thể hiện nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế 4.0 xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh mới. Tuy nhiên trên thực tế, các cơ quan quản lý ngành cũng như các cơ quan cấp phép địa phương sẽ mất nhiều thời gian để rà soát, nghiên cứu, thống nhất, triển khai thi hành quy định mới này.

2. Quy định chi tiết nhiều trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư

Một trong những điểm mới quan trọng của Nghị định 31 nói riêng và Luật đầu tư 2020 nói chung là việc tạo hành lang pháp lý cụ thể rõ ràng cho một số hình thức mua bán sáp nhập, điều chỉnh dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư có sử dụng đất. Trước khi Luật đầu tư 2020 và Nghị định 31 ra đời, các hình thức mua bán sáp nhập dự án như tách dự án, sử dụng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để góp vốn hoặc hợp tác kinh doanh gặp khó khăn tại nhiều địa phương trên thực tế do chưa có quy định pháp luật cụ thể. Nay, ngoài các hình thức điều chỉnh dự án đã kế thừa từ Luật đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP như:

  • Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư
  • Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế
  • Điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài

Nghị định 31 bổ sung thêm các trường hợp điều chỉnh dự án mới gồm:

  • Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản bảo đảm
  • Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư
  • Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn vào doanh nghiệp
  • Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để hợp tác kinh doanh

Các hình thức điều chỉnh dự án mới tại Nghị định 31 được kỳ vọng sẽ góp phần làm sôi động thị trường mua bán sáp nhập dự án, đặc biệt là các dự án có sử dụng đất, trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu sự ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.

3. Điều kiện đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Nhằm thắt chặt quản lý hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, Luật Đầu tư 2020 đã bổ sung thêm hai điều kiện phải đáp ứng đối với trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp là: Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật đầu tư; và Đáp ứng quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển. Theo đó, Nghị định 31 bổ sung cơ chế lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về việc đáp ứng các điều kiện nêu trên đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trừ trường hợp tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được thành lập theo quy định của Chính phủ.

Để làm rõ điều kiện về khu vực có ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh, Nghị định 31 đã đưa ra khái niệm “Khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh” bao gồm nhiều khu vực theo pháp luật về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; theo pháp luật về cảnh vệ; theo pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; theo quy định của Chính phủ về kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội và kinh tế – xã hội với quốc phòng; theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế – xã hội; Khu vực không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở để bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Trên thực tế, đối với các nhà đầu tư nước ngoài và cả doanh nghiệp Việt Nam, việc xác định một địa điểm cụ thể có thuộc “Khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh” hay không là một công việc khó khăn phức tạp do có rất nhiều văn bản luật liên quan, thậm chí có những văn bản nội bộ của các cơ quan Nhà nước không được công bố.

4. Ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư

Luật Đầu tư 2020 đã đưa ra một quy định mới có lợi cho nhà đầu tư khi cho phép nhà đầu tư bảo đảm thực hiện dự án bằng việc nộp bảo lãnh của tổ chức tín dụng về nghĩa thay vì bắt buộc phải nộp ký quỹ bằng tiền.

Nghị định 31 đã làm rõ nhà đầu tư thực hiện ký quỹ hoặc nộp chứng thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng sau khi được chấp thuận nhà đầu tư hoặc phê duyệt kết quả trúng đấu giá, và trước khi thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng (đối với trường hợp nhà đầu tư không tạm ứng tiền bồi thường hỗ trợ tái định cư), hoặc trước khi ban hành quyết định giao đất cho thuê đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Trong trường hợp việc bảo đảm thực hiện dự án bằng bảo lãnh của tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng sẽ phải nộp số tiền ký quỹ mà nhà đầu tư phải nộp trong trường hợp dự án bị chậm tiến độ đưa vào khai thác vận hành hoặc trường hợp dự án bị cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoạt động (trừ trường hợp chấm dứt dự án để bảo vệ di tích di vật cổ vật bảo vật quốc gia).

5. Bổ sung điều kiện, thủ tục ngừng hoạt động dự án đầu tư

Luật đầu tư 2020 đưa ra quy định mới cho phép nhà đầu tư được ngừng hoạt động của dự án đầu tư (mà không phải là chấm dứt dự án đầu tư). Đặc biệt trường hợp ngừng hoạt động của dự án vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động.

Nghị định 31 quy định về điều kiện và trình tự thủ tục ngừng hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp tự quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư; cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư; dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia. Tổng thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư không quá 12 tháng.

6. Thu hút đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Nghị định 31 bổ sung quy định về việc tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào các doanh nghiệp này. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài chỉ phải thực hiện thủ tục như quy định đối với nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp mà không phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay đăng ký góp vốn mua cổ phần nếu doanh nghiệp đó đáp ứng một trong các điều kiện nhất định của dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

7. Nghị định 31 sửa đổi bổ sung, thay thế bãi bỏ nhiều Nghị định khác

Nghị định 31 có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 3 năm 2021 sửa đổi bổ sung một loạt các Nghị định có liên quan để phù hợp với các thay đổi mới tại Nghị định 31 như:

  • Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
  • Nghị định 52/2020/NĐ-CP về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn;
  • Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;
  • Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
  • Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
  • Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
  • Nghị định 99/2003/NĐ-CP ban hành quy chế khu công nghệ cao;
  • Nghị định 94/2020/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.

Đồng thời thay thế và bãi bỏ nhiều nghị định và quy định dưới đây:

  • Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2014;
  • Nghị định số 37/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2020 bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
  • Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài;
  • Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
  • Nghị định số 69/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ;
  • Nghị định số 79/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư; kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản;
  • Điều 2 của Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 04, 2021 – QUY ĐỊNH MỚI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT

Phát hành tháng 04 năm 2021

Nguyễn Thị Ngân
Trợ lý Pháp lý

Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sẽ có hiệu lực vào ngày 25/4/2021. Điểm nổi bật của Nghị định mới là quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục đăng ký, cơ chế quản lý, giám sát các doanh nghiệp chế xuất (“DNCX”). Thủ tục đăng ký để áp dụng cơ chế chế xuất của doanh nghiệp được đơn giản hóa và thống nhất quy trình giữa các cơ quan quản lý là cơ quan cấp phép đầu tư (Sở KHĐT hoặc Ban QL KCN) và cơ quan hải quan. Cơ quan cấp phép phê chuẩn đăng ký loại hình DNCX dựa trên bản cam kết đáp ứng điều kiện của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau đó sẽ có một khoảng thời gian mở là 1 năm kể từ ngày bắt đầu đi vào hoạt động để hoàn thành cơ sở hạ tầng đáp ứng các điều kiện đối với DNCX.

1. Điu kin kim tra, giám sát hi quan đối vi DNCX

Điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DNCX bao gồm:

a) Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra, vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa.

b) Có hệ thống ca-mê-ra quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp và được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng.

c) Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập- xuất- tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan.

2. Kim tra thc tế điu kin kim tra, giám sát hi quan

Việc kiểm tra thực tế điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo Nghị định 18 sẽ được áp dụng đối với DNCX đăng ký theo quy định mới và các DNCX đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Nghị định 18 có hiệu lực thi hành và đang trong quá trình hoạt động, bao gồm cả các doanh nghiệp chế xuất đã được cơ quan hải quan xác nhận về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước ngày Nghị định 18 có hiệu lực thi hành.

Tất cả các DNCX đang trong quá trình hoạt động có thời hạn tối đa không quá 01 năm kể từ ngày Nghị định 18 có hiệu lực thi hành (25/4/2022) phải hoàn thiện các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và đăng ký để Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất hoàn thành kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và ra văn bản xác nhận đủ điều kiện cho doanh nghiệp chế xuất.

Quá thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định 18 có hiệu lực thi hành, DNCX (i) không thực hiện thông báo; hoặc (ii) không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ ngày quá thời hạn 01 năm nêu trên. Khi đó, DNCX sẽ phải trả lại các khoản thuế chưa đóng do được hưởng ưu đãi của DNCX.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 02, 2021 – Những điểm mới của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)

Vol 2 phát hành 02/2021

 

Nguyễn Thị Ngân
Trợ lý Pháp lý

Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) đã được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2020 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Luật PPP bao gồm 11 chương và 101 điều, được soạn thảo để thu hút nhiều nguồn lực hơn từ khu vực tư nhân, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời cũng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, “PPP vì con người” (people-first-PPP) như khuyến cáo của Liên Hợp Quốc. Luật PPP có nhiều điểm mới nổi bật, làm rõ một số quy định chưa cụ thể của Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Nghị định 63), tích hợp các quy định liên quan từ Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công,… tạo ra hành lang pháp lý mạnh mẽ hơn cho việc triển khai các dự án PPP.

1. Giảm số lượng lĩnh vực đầu tư

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định 5 lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP, ít hơn so với 9 lĩnh vực được quy định tại Nghị định 63. Năm lĩnh vực bao gồm (i) Giao thông vận tải (ii) Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực (iii) Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải (iv) Y tế; giáo dục – đào tạo (v) Hạ tầng công nghệ thông tin.

Trong đó, quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án thuộc lĩnh vực Y tế; giáo dục – đào tạo không thấp hơn 100 tỷ đồng và quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của các dự án còn lại không thấp hơn 200 tỷ đồng, trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng.

2. Quy định mi v Hp đồng d án PPP

Phân loi hp đồng d án (Điều 45 Luật PPP)

Hợp đồng dự án PPP gồm 2 nhóm chính (i) Nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng hoặc tổ chức bao tiêu sản phẩm, dịch vụ công, bao gồm: Hợp đồng BOT (build-operate-transfer); Hợp đồng BTO (build-transfer-operate); Hợp đồng BOO (build-own-operate); Hợp đồng O&M (operate-maintain); (ii) Nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế Nhà nước thanh toán trên cơ sở chất lượng sản phẩm, dịch vụ công, bao gồm: Hợp đồng BTL (build-transfer-lease) và  BLT (build-lease-transfer). Ngoài ra, các bên có thể ký kết hợp đồng theo hình thức hỗn hợp kết hợp giữa các loại hợp đồng trên.

Loi b hình thc hp đồng BT (build-transfer)

Hình thức hợp đồng BT trong Nghị định 63 đã bị loại bỏ khi xét đến các hệ lụy và bản chất không phù hợp với nguyên tắc hợp tác công tư.

Pháp lut Điu chnh hp đồng là lut Vit Nam

Khác với quy định tại Nghị định 63 cho phép các bên ký kết có thể thỏa thuận việc áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh hợp đồng dự án và các hợp đồng, thỏa thuận khác có liên quan theo quy định của Bộ luật dân sự ( Điều 46 Nghị định 63), Điều 55 Luật PPP quy định hợp đồng dự án PPP và các phụ lục hợp đồng, các văn bản có liên quan khác được ký kết giữa cơ quan nhà nước Việt Nam với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam, đối với những vấn đề pháp luật Việt Nam không có quy định, các bên có thể thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng dự án PPP trên cơ sở không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

3. Quy định v Hi đồng thm định d án PPP

Luật PPP quy định cụ thể về nguyên tắc thành lập và cơ chế hoạt động của hội đồng thẩm định dự án PPP. Phụ thuộc vào cấp quyết định chủ trương đầu tư, việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi sẽ do hội đồng thẩm định nhà nước; Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc Hội đồng thẩm định cấp cơ sở. (Điều 6 Luật PPP)

4. Quy định v vn nhà nước tham gia thc hin d án PPP

Theo Điều 69.2 Luật PPP, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP không quá 50% tổng mức đầu tư của dự án. Luật cũng quy định chi tiết mục đích sử dụng vốn nhà nước trong các dự án PPP. Khi chưa có nghị định hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng nguồn vốn nhà nước trong các dự án PPP, quy định về mục đích sử dụng của nguồn vốn nhà nước rất hạn chế, chỉ giới hạn ở các mục đích sau, đây có thể là một cản trở cho việc thực hiện các dự án PPP sau này:

  1. Hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc dự án PPP;
  2. Thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
  3. Chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công hình tạm;
  4. Chi trả phần giảm doanh thu;
  5. Chi phí của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, đơn vị chuẩn bị dự án PPP, bên mời thầu để thực hiện các hoạt động thuộc nhiệm vụ của mình quy định tại Điều 11 của Luật này;
  6. Chi phí của Hội đồng thẩm định dự án PPP, đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP.

5. Tích hp quy định v quy trình la chn nhà đầu tư

Quy trình lựa chọn nhà đầu tư được quy định trong đấu thầu lần đầu tiên được tích hợp trong các quy định của luật PPP thay vì được dẫn chiếu đến Luật Đấu thầu như trước đây. Cụ thể, việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy trình sau đây (Điều 28.1 Luật PPP):

  1. Lựa chọn danh sách ngắn (nếu áp dụng);
  2. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư;
  3. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
  4. Đánh giá hồ sơ dự thầu;
  5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
  6. Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng dự án PPP, công khai thông tin hợp đồng.

6. Đảm bo d thu

Căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư theo mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư của dự án. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp Nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu trong thời gian hồ sơ dự thầu còn hiệu lực hoặc Nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu hoặc Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành đàm phán, hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký kết hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc Doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư thành lập không thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định. (Điều 33 Luật PPP)

 7. Các cơ chế bo đảm ca Nhà nước

 Cơ chế chia s phn tăng, gim doanh thu

Theo quy định tại Điều 82 Luật PPP, khi doanh thu thực tế đạt cao hơn 125% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phần chênh lệch giữa doanh thu thực tế và mức 125% doanh thu trong phương án tài chính. Ngược lại, đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BOO, trong trường hợp quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi làm doanh thu thực tế đạt thấp hơn 75% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP thì Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần chênh lệch giữa mức 75% doanh thu trong phương án tài chính và doanh thu thực tế.

Việc chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu này của Nhà nước điều được áp dụng sau khi đã điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP và được kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán phần tăng/giảm doanh thu.

 Cơ chế đảm bo cân đối ngoi t đối vi d án PPP

Theo quy định tại Điều 81 Luật PPP, chỉ dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ mới được Chính phủ xem xét quyết định việc áp dụng cơ chế bảo đảm cân đối ngoại tệ trên cơ sở chính sách quản lý ngoại hối, khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ.

Download pdf version

Breakthroughs in Vietnam’s securities market

Đăng ngày 19/11/2020.

Lưu ý: “bài viết này chỉ phát hành tiếng Anh cho tạp chí nước ngoài Asian- Mena Counsel”

Since the first promulgation of the law on securities in 2006, Vietnam’s securities market has experienced dramatical growth (roughly twentyfold in market capitalisation). After three rounds of amendments to and supplementation of the law, on November 26, 2019, the National Assembly approved the new law on securities No. 54/2019/QH14 coming into effect on January 1, 2021 (“Law 2019”). Significant changes brought in by the new law promise to create a relevant legal framework and strong impetus to enhance market development. This article reviews some prominent issues.

Securities offering

Currently, conditions on public offerings are specifically provided for stocks, bonds and fund certificates regardless the nature, size and influence of the offering. The Law 2019 improves such provisions by distinguishing conditions applicable for initial public offerings and secondary public offerings of stocks, conditions for offering of non-convertible bonds and convertible bonds and conditions for offerings of fund certificates. Furthermore, new regulations seem to limit public offerings to well-performing, large companies and pay more attention to minority investors’ protection. Of particular note: for eligible IPO issuers, the threshold for paid-up charter increases from 10 billion VND to 30 billion VND; profitable performance history extends from one years to two years; issuers subject to criminal prosecution or having been convicted of any one of the crimes of violation of economic management order are prohibited; and it is required that at least 15 percent of the voting shares to be subscribed to more than 100 minority shareholders.

For private placements, the new law differentiates conditions applicable for the private placement of bonds and those applicable for other securities (stocks, convertible bonds and bonds with warrants). Only professional investors or strategic investors are allowed to apply in private placement. Professional investors are defined more broadly to comprise corporates with paid-in capital of more than 100 billion VND, listed companies, companies registered in the securities trading system, securities practicing certified individuals, individuals possessing a portfolio of at least 2 billion VND or having paid personal income tax in the most recent year of at least 1 billion VND besides other traditional financial institutions. The new law also regulates a private placement lock-up period to be three years for strategical investors and one year for professional investors.

Public companies

Law 2019 alters the criteria for public company classification. Paid-in charter capital of public companies increases to 30 billion VND (the current criteria is 10 billion VND) and at least 10 percent of voting shares are to be held by at least 100 minority shareholders. Companies successfully completing an IPO by registration with the State Securities Committee (“SSC”) are also classified as a public company.

Public companies shall comply with various remarkable regulations. After a successful public offering, they are obliged to register for trading on the unlisted securities trading system for unlisted securities. Share repurchase by a public company shall satisfy a number of conditions including having sufficient funds from specific sources and assigning a securities company to undertake the transaction. Numerous aspects relating to the administration of public companies are also addressed in the new law, namely shareholders’ rights and obligations, shareholder congress convention, the board of management’s structure and its rights and obligations, the nomination of members of board of management, principles for the prevention of conflict of interest, and information transparency.

Securities trading market

Under the new law, the securities market is organised and operated solely by the Vietnam Stock Exchange (“VSE”), a corporate 50 percent and more hold by the State and its subsidiaries. Another important new player in the market is Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation (“VSD”), replacing the Securities Depository Center, which will be in charge of registration, depository, clearing and supporting services for securities transactions. Like VSE, VSD is also owned by the State for more than 50 percent of their voting shares and under the supervision of the SSC.

Other significant changes

Depository receipts: this term is defined as securities issued on the basis of securities of an organisation legally established in Vietnam. There is also a term of non-voting depository receipts under the new law on enterprise 2020. This new derivative product is designed with the aim to open up foreign room without loosening restrictions on foreign control over local companies.

Clearing bank: there currently exist three clearing banks in the market, SBV for treasury bonds, BIDV for common securities and Vietinbank for derivatives. The new law sets conditions for new players wishing to enter this niche market. Most notable conditions include having charter capital of more than 10 trillion VND, two years of profitable operation, capital adequacy ratios satisfaction and other requirements on technical infrastructure.

Harmonisation with the law on enterprise: Securities companies and fund management companies after obtaining an operation license from the SSC shall apply for an enterprise registration certificate in accordance with the law on enterprise.

Foreign room applicable for securities companies, fund management companies is opened to 100 percent for foreign institutions operating in banking, securities, insurance industries and originated from countries signing bilateral agreement with SSC. For other foreign organisations and individuals, the room is set to 49 percent.

https://www.inhousecommunity.com/article/breakthroughs-vietnams-securities-market/

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 10, 2020 – Quy định mới về cơ chế phối hợp liên thông trong đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh Nghiệp mới tại Việt Nam

Vol 1 phát hành 10/2020

Hà Thị Hải
Luật sư Thành viên

Phan Văn Huy
Trợ lý Luật sư

Nghị định số 122/2020/NĐ-CP về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp vừa được Chính phủ ban hành ngày 15/10/2020 (“Nghị định 122”) với những nội dung đáng chú ý dưới đây:

1. Cơ chế phi hp, liên thông quy định ti Ngh định 122

Nghị định 122 quy định cơ chế phối hợp, liên thông bốn thủ tục áp dụng cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện khi thành lập, bao gồm (i) Đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, (ii) Khai trình việc sử dụng lao động, (iii) Cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, và (iv) Đăng ký sử dụng hóa đơn với cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả là cơ quan đăng ký kinh doanh.

Như vậy, khi thực hiện cơ chế phối hợp, liên thông, doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện sẽ không phải thực hiện thủ tục khai trình việc sử dụng lao động và đăng ký sử dụng hoá đơn tự in, hoá đơn đặt in. Ngoài ra, Nghị định 122 cũng quy định mã số doanh nghiệp, mã số chi nhánh, văn phòng đại diện được sử dụng làm mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội.

Mặc dù cơ chế phối hợp, liên thông của Nghị định 122 chỉ được áp dụng khi thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện nhưng vẫn góp phần tinh giản một số thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi và thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp.

2. H sơ phi hp, liên thông quy định ti Ngh định 122

 Hồ sơ phối hợp, liên thông quy định tại Nghị định 122 được thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Nghị định về đăng ký doanh nghiệp, trong đó, (i) Mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp được quy định tại các Phụ lục I-1, I-2, I-3, I-4 và I-5 và (ii) Mẫu thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện quy định tại Phụ lục II-11 ban hành kèm theo Nghị định 122 sẽ thay thế cho các mẫu tương ứng tại Phụ lục từ I-1 đến I-5 và Phụ lục II-11 ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

So với các mẫu bị thay thế, các mẫu ban hành kèm theo Nghị định 122 cơ bản bổ sung thêm hai mục là (i) Đăng ký sử dụng hoá đơn (bao gồm các lựa chọn: Tự in hoá đơn, Đặt in hoá đơn, Sử dụng hoá đơn điện tử và Mua hoá đơn của cơ quan cơ quan thuế) và (ii) Thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội (lựa chọn một trong ba phương thức: Hàng tháng, 3 tháng 1 lần, 06 tháng một lần).

Nghị định số 122 có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2020.

Download pdf version

Vietnam: Remarkable changes in the new Law on Enterprises

Đăng ngày 27/10/2020.

Lưu ý: “bài viết này chỉ phát hành tiếng Anh cho tạp chí nước ngoài Asian- Mena Counsel”

By Trang Nguyen  – Associate | Attorney at Law

 

On June 17, 2020, the National Assembly officially passed a new Law on Enterprises (“New Law”) to replace the current Law on Enterprises. The New Law (effective from  January 1, 2021) is expected to make a breakthrough in improving the corporate governance, enhance the enterprise’s initiative and create favourable conditions for foreign-invested enterprises to operate in Vietnam.

Reduce business registration procedures

The New Law reducing a number of administrative procedures, including, among others, eliminating the procedure for reporting changes in the information of the enterprise’s manager and the procedure for notification of seal samples with the business registration office to post it publicly on National Business Registration Portal before using.

In addition, regarding the method of enterprise registration, apart from the direct registration method at the business registration authority, Article 26 of the New Law added two other registration methods, which are registration via postal service and registration through the electronic information network, with legal validity equivalent to a hard copy.

Supplemental provisions on the obligations of the legal representatives

The New Law requires the company’s charter to specify the quantity, managerial title and rights and obligations of each legal representative. In case the division of rights and obligations of each legal representative is not clearly specified in the charter, each legal representative of the enterprise will be considered a duly authorised representative of the enterprise before a third party and all the legal representatives are jointly liable for any damage caused to the enterprise in accordance with the laws.

Changing regulation on term of capital contribution with assets

The New Law introduces new regulation on the term for capital contribution with assets of members/ shareholders. In particular, the term for capital contribution of the members/ shareholders remain 90 days from the date of issuance of the Enterprise Registration Certificate, but for members/ shareholders contributing capital with assets, the time for transferring, importing assets contributed as capital, implementing administrative procedures to transfer the ownership of such assets will not be counted to ensure the feasibility of contributing capital with assets of such members/ shareholders.

Screenshot 2020-10-27 at 1.03.59 PM
Issuance of bonds

Under the New Law, limited liability companies and joint stock companies is allowed to issue bonds. Limited liability companies and joint stock companies that are not public companies shall carry out the procedures for a private offering of bonds according to the provisions of the New Law, while the private offering of bonds by public joint-stock companies, other organizations or the public offering of bonds will follow the law on securities. It is noted that only strategic investors and professional securities investors are entitled to buy, be transferred bonds via private placement.

Expanding rights and scope of shareholders

Rather than holding 10 percent or more of the total amount of ordinary shares for at least 06 consecutive months or a smaller percentage as stipulated in the charter, the New Law prescribed that a shareholder or group of shareholders will only need to own five percent or more of the total amount of ordinary shares or a smaller percentage as stipulated in the company’s charter without a minimum holding period to exercise their right of accessing information regarding the operation of the enterprise, except for documents related to trade secrets, business secrets.

However, the right to nominate members to the board of directors, board of supervisors still reserves for shareholders or groups of shareholders owning 10 percent or more of the total amount of ordinary shares, unless otherwise stipulated in the charter with a smaller ratio.

Non-voting depositary receipt

For the first time, the Non-Voting Depositary Receipt (NVDR) is recorded in the content of the enterprise law. It is considered one of the remarkable points of the New Law.

Essentially, NVDR enjoys same economic benefits and obligations as ordinary shares, with the exception of voting rights. It is expected that a subsidiary of the Ho Chi Minh City Stock Exchange (HOSE) will be established and purchase these ordinary shares from  companies, then issue NVDR’s to sell to investors in need. Detailed regulations shall be specified in the guiding decrees.

NVDR’s are expected to attract more indirect investment from foreign investors into companies with limited foreign ownership, but still ensures the target of state management as the investors owning NVDR’s do not have voting rights, and shall therefore  not interfere in the operations of companies.

The New Law also reforms certain provisions on converting private enterprises into limited liability companies, joint stock companies, partnerships and converting household-businesses into enterprises, etc.

https://www.inhousecommunity.com/article/vietnam-remarkable-changes-new-law-enterprises/?idU=1

Download PDF

The Law on Investment 2020

Đăng ngày 10/08/2020.

Lưu ý: “bài viết này chỉ phát hành tiếng Anh cho tạp chí nước ngoài Asian – Mena Counsel”

The current economic situation in Vietnam has revealed various disadvantages and loopholes in the legal framework, especially under the backbone law on investment. Though, the Law on Investment 2014 (LOI 2014) has been in effect for six years, new regulations are needed to create a more transparent, favourable and sustainable investment environment. On June 17, 2020, the National Assembly of Vietnam adopted the Law on Investment (LOI 2020), which will take effect from January 1, 2021 with the following salient changes:

List of prohibited and conditional business lines

Debt collection services has been added to the list of prohibited business lines as numerous service providers have abused this business activity to extort properties or to manipulate in the black lending market, causing public and security disorder.

For the list of conditional business lines, the LOI 2020 removes 22 business lines that are deemed to have no direct impact on national defence and security, social morality and public health, or which are already controlled by technical regulations and standards. Most popular businesses no longer belonging to the conditional list include franchising, logistics services, commercial arbitration, debt trading services, shipping agency service, medical equipment inspection service and aesthetic plastic surgery services. In contrast, it supplements a number of business activities to the list including insurance auxiliary activities, fishing vessel registry, architectural services, piping water supply service, data centre services, electronic identification and authentication services, provision of payment service without using customers’ payment accounts, among others.

Concretise market access commitment to foreign investors

Market access commitments are now specifically addressed under the LOI 2020. In particular, the government must officially issue a list of business lines not open to foreign investors or which imposed conditions. Accordingly, foreign investors who wish to engage in business lines limited to foreign investors shall meet the conditions of: (i) foreign ownership room, (ii) statutory investment forms, (iii) scope of investment activities; (iv) capacity of foreign investors and business partners participating in investment activities and other regulatory conditions. For all other business activities, foreign investors are equal with domestic investors in all respects. New regulations on detailed list limited to foreign investors under LOI 2020 may improve the transparency and feasibility in applying Vietnam’s market opening commitment under the next-generation FTAs.

Favourable mechanism for innovative start-ups

The definition of innovative start-up investment project is given as a project implementing ideas based on the exploitation of intellectual property, technology, new business models and rapid growth potential. Such projects are entitled to investment incentives. Foreign investors who set up medium- and small-sized innovative start-ups are not required to submit investment project nor obtain an Investment Registration Certificate for the purpose of setting up enterprises.

Deemed foreign investors

Previously, the threshold to consider a foreign-invested economic organisation (EO) as a foreign investor was 51 percent or more of charter capital of target company held by (a) foreign investors; or (b) EO which 51percent or more of its charter capital is owned by foreign investors; or (c) foreign investors and EO stated in (b) jointly. Consequently, such EO must satisfy the investment conditions and comply with investment procedures applicable to foreign investors when participating in incorporation of another EO or acquiring interest in an existing EO or investing in the form of BCC. The LOI 2020 deceases this threshold to 50 percent to comply with controlling ratio under newly adopted revised Law on Enterprise.

Cases where M&A approval is required

The LOI 2020 specifies instances where foreign investors must obtain M&A approval before acquiring an ownership interest in the target company as follows:

  1. an increase of foreign ownership in the target company engaging in business lines included in the lists set limited to foreign investors;
  2. an increase of foreign ownership in the target company from under 50 percent to exceeding 50 percent of the charter capital;
  3. an increase of foreign ownership in the target company which already exceeds 50 percent of the charter capital; or
  4. the target company is using land located at sea-islands, borderlands and coastal areas and other areas having an effect on national security and defence.

The change is expected to overcome ambiguity of the provisions on cases requiring M&A Approval under the LOI 2014.

Mechanism for selecting investors for implementing investment project

To ensure the uniformity and consistency of the legal system, the LOI 2020 clarifies principles, respective conditions applied for each method of selection of investors for implementing land-use project, including: (i) auction for land use rights; (ii) bid for investor selection; (iii) approval of investor.

https://www.inhousecommunity.com/article/law-investment-2020/

Download pdf version

VIETNAM: RELEASE OF LONG-AWAITED GUIDANCE ON COMPETITION LAW

Lưu ý: “bài viết này chỉ phát hành tiếng Anh cho tạp chí nước ngoài Asian – Mena Counsel”

July 10, 2020

The long-waited guidance on the Competition Law — the Decree 35/2020/ND-CP (Decree 35) — was issued on March 24, 2020 with effect from May 15, 2020, and casts light on certain prominent provisions of the Competition Law, such as economic concentration.

Under the Competition Law, economic concentration includes, among other things, acquisition of a company to the extent of controlling or dominating the acquired company or its business line. Decree 35 now further defines “controlling or dominating” as:

  • holding up to 50 percent voting right shares, or 50 percent total assets related to any or all business line, of acquired company; or
  • having right to, directly or indirectly, appoint or remove majority of member(s) or chairman of the board, or chief executive officer, or amend the charter, or decide critical issues, of acquired company.

Under Decree 35, the thresholds that trigger mandatory pre-merger notification include:

  • involved party’s total assets in the Vietnam market exceeding VND3,000 billion in the preceding fiscal year;
  • involved party’s total turnover exceeding VND3,000 billion in the preceding fiscal year;
  • the value of the transaction exceeding VND1,000 billion (not applicable in case of transaction outside the territory of Vietnam); or
  • combined market share exceeding 20 percent in preceding fiscal year.

These thresholds are more stringent for transactions involving credit institutions, securities or insurance companies, in particular:

  • involved parties’ total assets in the Vietnam market exceeding VND15,000 billion;
  • involved credit institutions’ total assets exceeding 20 percent of the whole credit institution system;
  • turnover of involved insurance companies exceeding VND10,000 billion, or of involved securities companies exceeding VND3,000 billion;
  • involved credit institutions’ turnover exceeding 20 percent of the whole credit institution system;
  • value of transaction involving credit institution exceeding VND3,000 billion or 20 percent of credit institution system’s total charter capital in the preceding fiscal year; or
  • the combined market share exceeding 20 percent in preceding fiscal year.

Screenshot 2020-06-10 at 3.53.27 PM

After the 30 days upon the pre-merger notification filling, an economic concentration transaction may be implemented if it falls under either of below cases, among others:

  • the combined market share is below 20 percent;
  • the combined market share exceeds 20 percent but post-merger aggregate of square number of each involved parties’ market shares is less than 1,800;
  • the combined market share exceeds 20 percent, and post-merger aggregate of square number of each involved parties’ market shares exceeds 1,800, but the amplitude increase of the aggregate of square number of each involved parties’ market shares between pre-merger and post-merger is below 100; or
  • involved parties in relevant supply/manufacturing chain have 20 percent combined market share.

Otherwise, an economic concentration shall undergo an official review to determine whether it may cause significant competition-restraining impact and subsequently should be banned. The official review shall base on, among others, market share combination, threat to cause or reinforce market power, ability to increase ability for correlation or collusion, relationship between involved parties in the manufacturing and supply chain, competition advantage, ability to increase price or profit margin ratio.

In addition, Decree 35 also introduces various criteria in determining the significant competition-restraining impact on market of a cartel conduct, including, among others, development of market share of involved parties, barriers to market access or expansion, restriction on research, development and technological innovations, increase of costs and time for customers to purchase goods or services.

In respect of competition dispute settlement, Decree 35 gives further detail on requirements on evidence collection, usage and examination. Decree 35 further provides for procedure on implementing certain interim injunctions during competition investigation.

https://www.inhousecommunity.com/article/vietnam-release-long-awaited-guidance-competition-law/

Download pdf version