Legal issues on peer-to-peer lending business In Vietnam

Lưu ý: “bài viết này chỉ phát hành tiếng Anh cho tạp chí nước ngoài Asian- Mena Counsel”

By Ha Thi Hai.

Peer-to-peer (P2P) lending has been growing rapidly in Vietnam, along with the develop­ment of financial technology. There are a number of such enterprises using online platforms to con­nect borrowers and lenders, including Tima.vn, Vaymuon.vn, Fungo.vn and Lendbiz.

What is the principal legal framework of Vietnam for P2P lending business?

As a general principle under the Law on Investment of Vietnam, P2P lending is neither a prohibited nor a conditional business line. This is probably the most favourable legal basis for P2P lending to be conducted in Vietnam in the current context.

With no specific regulation promulgating P2P lending, it may be considered as an e-commerce trading platform, with the “buyer, seller” being the borrower and lender, and “goods, services” being lending activity. However, continuous lending for profit is deemed banking activity and is restricted to credit institutions pursuant to Vietnamese laws. On the other hand, it is prohibited by law to take advantage of the name of e-commerce business activities for illegal capital raising from other traders, organisations and individuals. This is probably the reason why almost all P2P lending businesses fail to register as an e-commerce trading platform in Vietnam.

In practice, because P2P lending companies and all other companies in Vietnam have to register their business activities, P2P lending companies in Vietnam mostly register as investment consultancy, information search services via contracts, financial consultancy supporting services, brokerage activities, etc.

In the current context, what legal issues may a P2P lending company in Vietnam be faced with?

First of all, regarding business activities that are not governed by laws and imply potential risks to the society that may not be managed by state agencies, there is a possibility that the Vietnamese state agencies will consider risk-mitigating measures or enact a regulatory framework for the purpose of management. In fact, the State Bank of Vietnam is currently developing a plan to allow a number of companies that have good financial capacity to pilot P2P lending businesses. After that, the State Bank of Vietnam may add P2P lending to the group of conditional business lines to tighten its management.

The second issue relates to loan interest. As there is no governing regulation, the lending interest rate in civil transactions through P2P lending under the Civil Code 2015 shall be agreed by the parties, but must not exceed 20 percent per year of the loan. It is noted that if the interest rate in a civil transaction is five times higher than the maximum interest rate specified in the Civil Code, earns an illegal profit of from VND30 million to under VND100 million or recommits this offence despite the fact that he/she has incurred an administrative penalty or has an unspent conviction for the same offence, it may constitute a crime of usury in civil transactions under the Criminal Code.

The third matter is responsibilities of P2P lending business to the loan. Due to the absence of legal provisions governing the P2P lending business and responsibilities of P2P lending companies, in the current context, the responsibilities of P2P lending company in case the borrower fails to pay the debt based on the civil laws and the agreements signed between the parties, as well as the rules and regulations of the P2P lending platform which are developed and published on their websites. Therefore, if the agreements, rules and regulations are not well prepared, loans are not well managed, KYC appraisal procedure is absent or not reliable enough, it shall easily lead to an increase of bad debts and complaints about the responsibilities of P2P lending companies when bad debts arise.

The fourth is the issue of payment. A number of P2P lending businesses act as payment intermediaries between borrower and lender for the purpose of controlling information of the loan and fee collection. This activity may face the risk of being considered as a payment intermediary business, which must be licensed by the State Bank of Vietnam. The provision of payment intermediary services without a licence of the State Bank of Vietnam may be subject to administrative fines and confiscation of proceeds.

Fifth, regarding anti-money laundering, organisations conducting financial activities are currently required to comply with very strict anti-money laundering regulations by the Law on Anti- Money Laundering. P2P lending activities that have not been governed by anti-money laundering regulations may lead to the risk that the P2P lending business is unable to control money laundering activities that may arise in loan transactions and potential risks from these money laundering activities.

Learning from the lesson of the explosion of uncontrolled P2P lending in China, leading to the collapse of hundreds of P2P platforms in 2018 and the recent trend of redirection of some P2P lending platforms to Vietnam, the Government will issue legal regulations in the coming time to manage, control, prevent risks and other forms of corruption from P2P lending in Vietnam. Therefore, during this time, P2P lending investors need to do research on relevant Vietnamese regulations carefully to orient their business activities and to avoid the risks of violating the laws. Investors may also consider proactively submitting their business plans to the SBV for consideration and approval to legally pilot this business activity.

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 11, 2019 – LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM

QUY ĐỊNH MỚI VỀ LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM


Nguyễn Thu Trang
Trợ lý pháp lý

Luật Kinh doanh bảo hiểm, sau gần 20 năm thi hành, đã có những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Để đáp ứng cam kết tại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Quốc hội đã thông qua Luật số 42/2019/QH14 ngày 14/06/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ (“Luật số 42”). Luật số 42 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2019, trong đó một số nội dung đáng chú ý liên quan đến kinh doanh bảo hiểm như sau:

1. Bổ sung quy định về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

Đây là loại hình kinh doanh bảo hiểm mới được quy định, cụ thể, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là một bộ phận cấu thành của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, do doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm mục đích sinh lợi. Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm 5 hoạt động: tư vấn bảo hiểm, đánh giá rủi ro bảo hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tổn thất bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.

Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cũng được bổ sung vào Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư sửa đổi theo quy định tại Khoản 2, Điều 3 Luật số 42.

2. Bổ sung quy định về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

Tư vấn bảo hiểm với tư cách là một dịch vụ phụ trợ bảo hiểm độc lập có sự khác biệt so với việc tư vấn bán sản phẩm bảo hiểm do đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện theo Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành, do đó, Luật số 42 đã bổ sung khái niệm và quy định điều kiện về trình độ chuyên môn của cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm tại Khoản 4, Điều 1 Luật số 42 (Khoản 1 Điều 93b). Theo đó, ngoài điều kiện về năng lực hành vi dân sự, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có văn bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm hoặc văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm.

Bên cạnh đó, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tư cách pháp nhân và điều kiện đối với cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm nêu trên theo quy định tại Khoản 4, Điều 1 Luật số 42 (Khoản 2 Điều 93b).

Nhằm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đang hoạt động phụ trợ bảo hiểm có thời gian chuẩn bị để đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ và đảm bảo chế tài thực hiện, Khoản 1, Điều 4 Luật số 42 đã quy định thời hạn 1 năm để tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm đáp ứng các điều kiện trên.

3. Bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp khi cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

Khoản 4, Điều 1 Luật số 42 (Khoản 3 Điều 93a) quy định cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm; tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cũng phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 11, 2019 – NGHỊ ĐỊNH 75/2019

NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CẠNH TRANH

Nguyễn Tú Oanh – Trợ lý luật sư

Nhìn chung, Nghị định 75/2019 ban hành đã đáp ứng và tương thích với những thay đổi, điểm mới tại Luật cạnh tranh 2018 như sau:Ngày 26/09/2019, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 75/2019/NĐ-CP (“Nghị định 75/2019”) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, chính thức có hiệu lực vào ngày 01/12/2019 và thay thế Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/07/2014 (“Nghị định 71/2014”).

Đối tượng áp dụng của Nghị định 75 tương tự với Luật cạnh tranh 2018. Theo đó, Nghị định 75/2019 áp dụng cả đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan. Trường hợp tổ chức nước ngoài vi phạm Luật cạnh tranh 2018 có thể bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 75/2019.

Nghị định 75/2019 quy định chi tiết hành vi vi phạm cạnh tranh hơn so với Nghị định 71/2014. Cụ thể, hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh theo Nghị định 75/2019 gồm: (i) Hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; (ii) Hành vi vi phạm quy định về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; (iii) Hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế; (iv) Hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh; và (v) Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.

Ngoài chi tiết về hành vi vi phạm cạnh tranh, Nghị định 75/2019 còn nêu chi tiết các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ (trước đây được quy định tại Điều 85 Nghị định 116/2005/ND-CP). Trong đó các tình tiết giảm nhẹ chủ yếu phát sinh từ việc tự nguyện khai báo, khắc phục vi phạm, vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc, vi phạm lần đầu. Ngược lại, tình tiết tăng năng áp dụng đối với vi phạm có tổ chức, vi phạm nhiều lần, tái phạm, cố ý che dấu hành vi vi phạm…

Nghị định 75/2019 đã sửa đổi, bổ sung quy định về mức phạt tiền tương ứng với các quy định được thay đổi tại Luật cạnh tranh 2018. Cụ thể, Nghị định 75/2019 quy định từng mức phạt riêng tối đa cho từng hành vi vi phạm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền; và tập trung kinh tế và dựa trên tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Điều này giúp các cơ quan có thẩm quyền xác định mức phạt đối với từng hành vi một cách chính xác về bản chất cũng như thuận tiện cho việc áp dụng.

Một điểm thay đổi đáng chú ý nữa là mức phạt tối đa cho hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh theo quy định tại Nghị định 75/2019 tăng hơn 10 lần so với Nghị định 71/2014, cụ thể là tăng từ 200 triệu VNĐ lên đến 2 tỷ VND. Sự thay đổi này cho thấy sự quan tâm của các nhà làm luật đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cũng như ý định kiểm soát/hạn chế các vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

Đáp ứng theo các điều khoản mới của Luật cạnh tranh 2018, Nghị định 75/2019 đã bổ sung thêm hành vi vi phạm và mức phạt tiền đối với hành vi cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh. Theo đó, hình thức xử phạt chính cho hành vi này có thể lên đến 50 triệu VNĐ, ngoài ra đối tượng vi phạm còn bị áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính công khai.

Cơ quan có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh là Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Thanh tra hoặc Chánh thanh tra Bộ Công thương, trong đó Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan mới được thành lập trên cơ sở hợp nhất Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng với Hội đồng Cạnh tranh.

Download pdf version

Use of public property as payment in build-transfer projects

Lưu ý: “bài viết này chỉ phát hành tiếng Anh cho tạp chí nước ngoài Asian- Mena Counsel”

By Huynh Hoang Sang.

The Government recently promulgated Decree No.69/2019/ND-CP on the utilisation of public property for making payment to investors upon execution of construction projects in the form of build-transfer contracts (BT Contract) (Decree 69/2019). Decree 69/2019 replaced Decision No. 23/2015/QD-TTg (Decision 23) and takes effect from October 1, 2019.

In the past, Decision 23 allowed the State to make payment only by land funds to investors executing construction investment projects in the form of build-transfer (BT Project). Otherwise, Decree 69/2019 provides that the State could expend the public property including (i) land funds; (ii) land, houses and other assets on land; (iii) infrastructure assets used for the national interest, public interest; and (iv) other types of public properties (according to the Law on management and use of public property). The expansion of the extent of public properties under Decree 69/2019 is reasonable and in line with the Law on management and use of public property 2017 and further adaptable to the need of BT Projects. Besides that, proceeds from public properties auctions could also be used to pay investors for execution of BT Projects in accordance with the Law on Public Investment and Law on State Budget. The expansion of subject of properties used for payment to investors undertaking BT Projects will provide more tools for payment in such projects and encourage the development of BT Projects in the future.

The use of public property for payments to investors undertaking BT Projects is implemented under the principle of parity — the value of the BT Project is equivalent to the value of public properties expenditure. Accordingly, the value of public property shall be determined based on market price as per the regulations at the time of payment and the value of the BT Project shall be determined based on the result of the auction. In case the value of the paid land funds is larger than the value of the BT Project, investors shall pay the difference to the State budget. Otherwise, if the value of the paid land funds is smaller than the value of the BT Project, the State shall choose to pay the difference in cash or through land funds at the time of finalisation of the BT Project.

Decree 69/2019 provides the valuation method and payment schedule for each type of public properties. However, payment made from the public properties as mentioned above always requires an approval from the Prime Minister.
One noteworthy point in Decree 69/2019 is that the payment through land funds for investors shall be enforced in two methods as follows: (i) allocating land with collection of land use fees or (ii) leasing land with collection of a one-off lump sum payment of rent for the entire lease term. The land fund paid for investors includes non-clearance lands or land with completion of clearance. Noting that the use of land with completion of clearance for making payment to investors must be reported by Provincial People Committee (PC) to the Prime Minister for considering and deciding before the issuance of the decision on in-principal approval of the BT Project.

In contrast, in terms of non-clearance lands, based on (i) approved plan 1/500 or 1/2000 and (ii) request from competent authorities who signed the BT Contract, the Provincial PC shall commit with investors in writing on the use of land funds for the payment to the BT Project. In such case, investors should pay attention to the advance payment for compensation, clearance expenses under the approved plan on compensation and clearance, and such advance payment amount shall be put in the price of the BT Contract. One critical thing to note is that the advance payment amount shall not be accounted for loan interest charges in capital mobilisation of the BT Project. After receiving the deposit, the State shall implement compensation and clearance works as per the approved plan. In this situation, investors should expect that the compensation and clearance works may take a long time and, in the worst case, may be long-term delayed, hence the capital cost of the BT Project may be materially affected due to the non-interest in loan of capital mobilisation of the BT Project from the advance payment amount.

The time of payment for the BT Project shall be calculated from the date the authorities issue a decision on land allocation, land lease or property transfer to the investor. The handing-over of public properties for payment to the investor shall be enforced after the BT Project is completed or under the schedule determined by the authorities in accordance with the Law on investment and construction.

Under this new and favourable regulation, we think that BT Projects in Vietnam will not only be developed steadily but also attract more investor interest from across the region.

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 09, 2019

MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Ngày 14 tháng 6 năm 2019, Quốc Hội đã ban hành Luật số 42/2019/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ (“Luật số 42”) để phù hợp với các quy định về Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Luật số 42 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2019 với các điểm liên quan đến Sở hữu trí tuệ cần lưu ý như sau:

1. Tính mới và trình độ sáng tạo của sáng chế
Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu đơn đăng ký được nộp trong vòng 12 tháng tại Việt Nam kể từ ngày:
i. được người có quyền đăng ký hoặc người có được thông tin về sáng chế bộc lộ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
ii. được bộc lộ bởi cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp không đúng quy định;
iii. do người không có quyền đăng ký nộp.

Quy định mới của Luật số 42 đã kéo dài thời gian nộp đơn đăng ký sáng chế không bị coi là mất tính mới từ 6 tháng lên 12 tháng và quy định phạm vi đối tượng nộp đơn đăng ký rộng hơn so với quy định cũ của Luật Sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, Luật số 42 còn bổ sung quy định giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ trong các trường hợp trên sẽ không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.

2. Hiệu lực của Hợp đồng sử dụng Nhãn hiệu (“Hợp đồng Li-xăng”)
Kể từ ngày 14/01/2019, Hợp đồng Li-xăng giữa các bên không cần phải đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ mà vẫn sẽ có hiệu lực pháp lý đối với bên thứ ba.

3. Nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu
Trường hợp có tranh chấp phát sinh do bên thứ ba yêu cầu chấm dứt văn bằng bảo hộ vì nhãn hiệu không được sử dụng trong năm (05) năm liên tiếp thì việc bên nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu theo Hợp đồng Li-xăng vẫn được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu chủ sở hữu nhãn hiệu.

4. Quyền tự bảo vệ
Luật số 42 quy định tổ chức/ cá nhân là đối tượng của hành vi lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (cố ý vượt quá phạm vi hoặc mục tiêu) có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lạm dụng phải bồi thường cho những thiệt hại do việc lạm dụng gây ra (bao gồm chi phí hợp lý để thuê luật sư).

Ngoài ra còn có những quy định được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Tên gọi, chỉ dẫn là tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý ;
2. Từ chối hoặc hủy bỏ chỉ dẫn địa lý do “có khả năng gây nhầm lẫn” thay vì “sẽ gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam ;
3. Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nộp dưới dạng giấy hoặc dạng điện tử theo hệ thông nộp đơn trực tuyến ;
4. Bổ sung quy định về Đề nghị quốc tế và xử lý đơn Đề nghị quốc tế để bảo hộ chỉ dẫn địa lý ;
5. Các thiệt hại về vật chất có thể được xác định do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đưa ra phù hợp với quy định của pháp luật .

NEW LAW ON COMPETITION TAKES EFFECT

Lưu ý: “bài viết này chỉ phát hành tiếng Anh cho tạp chí nước ngoài Asian- Mena Counsel”

By Nguyen Thu Huyen.

Vietnam’s National Assembly passed the new Law on Competition (New Competition Law) on June 12, 2018 and it will be taking effect on July 1, 2019, 14 years after the implementation of the Law on Competition 2004.

The New Competition Law governs (i) the acts in restraint of competition, economic concentrations which have or may have a competition-restraining impact on Vietnam’s market; (ii) unfair competitive acts; (iii) competition legal proceedings; (iv) dealing with breaches of the law on competition; and (v) State administration of competition.

The New Competition Law extends the scope of its applicable entities that consist of “related domestic and foreign agencies, organisations and individuals”, apart from organisations and individuals conducting business and industry and professional associations operating in Vietnam. These broadened regulations aim to create the mechanism to settle anti-competitive acts and/or cases which may be implemented overseas but have or may have a competition-restraining impact on Vietnam’s market and to control acts relating to competition of state authorities. This content is to meet the requirements of economic integration and create a fair competition environment for both domestic and foreign organisation/individuals.

Pursuant to the New Competition Law, there are significant changes in regulating “acts in restraint of competition”, which are defined as actions that cause or may cause a competition-restraining impact, including “practices of agreement in restraint of competition, abuse of dominant market position, and abuse of monopoly position”. Under the 2004 version of Law, the “acts in restraint of competition” apply only to enterprises and consist of “economic concentration”, meanwhile, these matters are now no longer provided.

The approaching method under the 2004 version of the law to control “agreements in restraint of competition” is solely based on “combined market share”. At present, the New Competition Law manages these agreements by its nature or ability to have a significant competition-restraining impact in the market. The term “significant competition-restraining impact” is newly provided and shall be determined by the National Competition Committee according to market share ratio, barriers to market access or expansion, restriction of research, development and renovation of technologies, etc. The New Competition Law further provides three more types of agreements in its list of “agreements in restraint of competition”, including: agreements not to trade with parties not participating in the agreements; agreements to restrain the product sale market or sources of supply of goods and services of parties not participating in the agreements; and other agreements which have or may have a competition-restraining impact. In addition, the New Competition Law provides the new term of “significant market force”, which is a ground to verify “a dominant market position” of an enterprise, apart from the one of “holding of 30 percent or more of the market share in the relevant market”.

The management of economic concentration is another noteworthy change of the New Competition Law. Unlike the 2004 version of the law, which determines the prohibited economic concentration by relevant market share ratio, presently, economic concentration shall be prohibited if it causes the effect or is capable of causing the effect of significantly restricting competition in the market of Vietnam. The “significantly restricting competition effect” shall be also confirmed by the National Competition Committee based on specific elements provided in this New Competition Law. Regarding “the unfair competitive acts”, the New Competition Law does not re-provide and refer to other acts that are governed under other relevant laws, and “illegal multi-level sales” are excluded from unfair competitive acts.

One last remarkable point of the New Competition Law is to strengthen and ensure the independence of the state administration of competition by having new regulation on the National Competition Committee, which is an agency under the Ministry of Industry and Trade, being in charge of advising and assisting the Minister of Industry and Trade in exercising the function of state administration of competition; carrying out competition legal proceedings and to perform other duties in accordance with the laws.

ENCOURAGING FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN VIETNAM’S EDUCATION SECTOR

Lưu ý: “bài viết này chỉ phát hành tiếng Anh cho tạp chí nước ngoài Asian- Mena Counsel”

By Phan Nhat Phuong.

In the middle of the year 2018, the Government of Vietnam issued Decree No. 86/2018/ND-CP (Decree 86) to regulate foreign cooperation and investments in education sector in Vietnam, taking effect as from August 1, 2018 and replacing Decree No. 73/2012/ND-CP (Decree 73) and Decree No. 124/2014/ND-CP (Decree 124).

One of the noteworthy points under Decree 86 is educational association, which is defined as twinning between Vietnamese private kindergartens, Vietnamese private general educational institutions and foreign educational institutions accredited by an education quality assessment organisations or foreign competent authorities in order to implement the integrated education programme; provided however that the educational association and the integrated education programme must be approved by the Vietnamese competent authorities. The period of educational association shall not exceed five years from the date of approval, which can be extended five years for each renewal.

The remarkable regulations to implement the integrated education programme under Decree 86 includes: (i) foreign education programme used in the integrated education programme shall be accredited in the home country or by an educational competent authority of the aforesaid country; (ii) the integrated education programme shall ensure the objectives of the Vietnamese education programme and still satisfy the requirements of the foreign education programme; learners shall not be forced to re-study the same contents, and the integrated programme shall maintain its stability throughout the study level and the interconnection between levels for the interests of the students; and ensuring volunteer participation and not overwhelming the students; (iii) the size of class and the facilities shall adequately meet the requirements of the integrated education programme and shall not affect the teaching activities of the Vietnamese educational institution during the education association process; (iv) the Vietnamese teachers assigned to teach an integrated education programme shall satisfy the training requirements according to the regulations of Vietnamese laws; the foreign teachers assigned to teach an integrated programme is required with a bachelor’s degree corresponding to his/her teaching majors and also a teacher certificate or equivalent.

One more notable point is that the administrative procedure provided under Decree 73 to obtain decision on establishment of foreign invested centres providing short-term training on foreign languages, IT, cultures and specialised skills are repealed under Decree 86. Accordingly, the establishment of such centres is subject only to the following procedures: (i) obtaining Investment Registration Certificate for foreign investors; (ii) obtaining Enterprise Registration Certificate for enterprise operating the centres and (iii) obtaining approval of educational operation and publication on the websites of the licensing competent authority. Under Decree 86, in order to issue Investment Registration Certificate, the licensing competent authority (ie, Department of Planning and Investment) is required to send the official letter to get the appraisal of the corresponding Department of Education and Training; however, in practice, the licensing authority at its discretion may ask for further appraisal from District People’s Committee and Department of Transportation.

In addition, the limitation of Vietnamese students has been raised from 10 percent of primary and 20 percent of secondary students under Decree 73 to a higher percentage of not exceeding 50 percent of the total enrolment of the international school.

Lastly, Decree 86 opens more opportunities for the foreign-invested kindergartens to enrol Vietnamese children under five years old which was previously prohibited under Decree 73.

NEW ELECTRICITY PRICING AND NEW SAMPLE OF PPA OF ROOFTOP SOLAR POWER PROJECTS

Lưu ý: “bài viết này chỉ phát hành tiếng Anh cho tạp chí nước ngoài Asian- Mena Counsel”

By Huynh Hoang Sang.

The number of solar power projects (SPP) in Vietnam has grown quickly in recent years, especially after the Prime Minister promulgated Decision No.11/2017/QD-TTg (Decision 11) on April 11, 2017 providing a mechanism for encouragement of solar power in Vietnam. This Decision took effect from June 01, 2017 and expires on June 30, 2019.

With the expiry date fast approaching, SPP investors are focused on the construction and completion of such SPPs before the benefit of Decision 11 come to an end. There are two main benefits. Firstly, Decision 11 allows SPPs to be eligible for the exemption and/or the reduction of import duties, corporate income tax, land levy, land rent and water surface rent in accordance with application laws of Vietnam (Art 10, Art 11 of Decision 11). Secondly, Decision 11 also provides a compulsory responsibility of Vietnam Electricity (EVN) as an electricity buyer to purchase all of electricity created by SPPs (Art 9.1 of Decision 11).

Following Decision 11, the Ministry of Industry and Trade (MOIT) issued Circular 16/2017/TT-BCT (Circular 16) on September 12, 2017 regarding project development and sample of power purchase agreements (PPA) mandatorily applied to SPPs including rooftop solar power project (rSPP) and grid-connected solar power project (gSPP). One of the noteworthy points of Circular 16 is that the investor shall only be permitted to form a gSPP if it is approved in the provincial or national solar power planning or provincial or national power development planning (Art 10.1 of Circular 16). However, the investor of rSPP shall only need to register the connecting terminal with the electricity company at provincial level for the rSPP having capacity under 1 megawatt (MW) or follow the regulatory procedures for inclusion of rSPP having capacity of 1 MW or over in the solar power development planning (Art 11 of Circular 16).

As of March 11, 2019, the MOIT further issued Circular 05/2019/TT-BCT (Circular 05) to amend and supplement a number of articles of Circular 16, which provides a specific electricity pricing and new template of PPA for rSPP. In particular, the electricity pricing for rSPP prior to January 01, 2018 is unchanged but after January 01, 2018, it shall be adjusted in accordance with the exchange rate between VND/USD as publicly announced by the State Bank of Vietnam (SBV) on the last working day of the previous year (Art 1.1 of Circular 05). The adhesion of exchange rate herein may be an issue for the investor as it may be treated as a violation under Ordinance on Foreign Exchange Control and its guiding regulations. If this was the case, the investor would be subject to a fine up to VND250 million (US$10,700) (Art 24.6 (c) of Circular 32/2013/TT-NHNN).

Further to Circular 05, the new sample of PPA for rSPP replaces two previous templates of PPA of rSPP as attached in Circular 16 and makes it more preferable on the scope of electricity trading, payment method, rights and obligations of the parties (Art 1.2 of Circular 05). This sample is compulsory for purchasing of electricity by and between EVN and electricity seller for a term of 20 years from the commercial operation of rSPP (Art 7.1 of PPA of rSPP attached in Circular 05). The parties are permitted to supplement some new articles without making any change of the principal contents of this agreement (Art 18.3 of Circular 16). During the term of this agreement, any requirement on amendment of the agreement must be notified to other party 15 days in advance (Art 7.2 of PPA of rSPP attached in Circular 05). The SPP investors, especially for rSPP, should place importance to this Circular and the new sample PPA of rSPP before the effective date of Circular 05 (April 25, 2019).

 

REFORM OF REGULATIONS ON PRIVATE ISSUANCE OF CORPORATE BONDS IN VIETNAM

Lưu ý: “bài viết này chỉ phát hành tiếng Anh cho tạp chí nước ngoài Asian- Mena Counsel”

By Tran Cong Quoc.

In December 2018, the Government of Vietnam issued the Decree 163/2018/ND-CP (Decree 163), effective from February 2019. Decree 163 is said to be a radical reform of regulations on private issuance of corporate bonds in Vietnam, repealing the Decree 90/2011/ND-CP (Decree 90).

One of the most notable points under the Decree 163 is that the requisite conditions for issuing corporate bonds have been significantly liberalized. Specifically, the requirement to be profitable in the year immediately before issuance is now lifted. The condition for one-year test period before issuance shall be counted from the date of initial issuance of issuer’s business registration certificate, rather than the date of official operation as under Decree 90. In this regard, for issuers that have undergone restructuring such as merger, conversion or division, such time period before restructuring shall be taken into account for the purpose of that one-year test. Another noteworthy point is that a form of issuing by direct placement to  bondholders without going through issuing agent or underwriter is now allowed for any issuers. Previously, under Decree 90, it was limited for the credit institution only. With respect to international bonds, conditions requiring a credit rating for the issuer and legal opinion regarding issue have been revoked. Nonetheless, Decree 163 introduces a new condition for bond issues that requires an  issuer has to fulfill any outstanding due principal and interest accrued from those bonds issued in three consecutive years prior to the current issuance. Further, transferring of privately issued bonds upon issuance in the secondary market shall be, within first year of issuance, restricted to the extent of 100 investors, excluding professional investors.

Decree 90 previously mandates an audited financial statement (FS) of issuer for the year immediately preceding the year of issuance as a condition for bond issuance. Should the bonds be issued in first quarter of a year where yearly audited FS has not been prepared, then the unaudited one shall be alternatively allowed, but to this end, that unaudited yearly FS must firstly be approved by the board of directors (for joint stock companies) or members’ council (for liability limited companies) in accordance with the charter of the issuer. However, the charter of companies in Vietnam do not usually regulate such power of board of directors or members’ council to approve unaudited yearly FS for the purpose of bond issuance, leaving a legal uncertainty whether an issuer can use the yearly unaudited FS approved by its board of directors or member’s council for such purpose. Decree 163 now has relieved such uncertainty by stipulating that in such circumstance, an issuer may adopt the quarter or semi-annual audited FS instead, thus no longer requiring the yearly unaudited FS.

Remarkably, Decree 163 introduces a more systematical administration regime for corporate bonds as compared with Decree 90. In particular, the stock exchange shall now be the responsible state authority directly monitoring private corporate bond offerings in Vietnam, instead of Ministry of Finance under Decree 90, which shall receive any statutory pre-issuance report, post-issuance report and regular and irregular information disclosure by the issuer in respect to the bonds issued. In addition, issuer shall be required to deposit issued bonds with depository agent, ie the Vietnam Securities Depository (VSD) or a member of VSD, to manage the registrar and transferring thereof within 10 days from issue, and status of ownership of such bonds shall be updated by depository agent to the stock exchange on semi-annual basis. The stock exchange shall establish and manage a corporate bond website to collect and publicise the information on international and domestic corporate bonds issued by Vietnamese issuers, which shall include, among others, information regarding bond terms & conditions, conversion of the bonds, attached-warrant exercise and regular and irregular information disclosure of the issuers. Investors may log in such website to search for the status of bond issues in accordance with the operation rules of such website which shall be issued by stock exchange down the road. The previously-issued bonds shall also comply with such requirements on depositing and information disclosure under the Decree 163 as from the effective date thereof.

https://www.inhousecommunity.com/article/reform-regulations-private-issuance-corporate-bonds-vietnam/

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 3, 2018

MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa (MBHH) và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (“Nghị Định 09”) vào ngày 15/01/2018, thay thế Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (“Nghị định 23”). Điều đặc biệt là Nghị định 09 có hiệu lực ngay từ ngày ban hành, khiến cho các doanh nghiệp và cơ quan có liên quan đang phải gấp rút nghiên cứu thực hiện.

Nhìn chung so với Nghị định 23, Nghị định 09 đã có một số quy định tiến bộ và tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, thể hiện chính sách của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện Cam kết gia nhập WTO về mở cửa thị trường phân phối tại Việt Nam. Các điểm chính như sau:

Thu hẹp phạm vi hoạt động phải xin cấp Giấy phép kinh doanh

Một trong những điểm tiến bộ lớn nhất của Nghị định 09 là thu hẹp phạm vi hoạt động phải xin Giấy phép kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu trước đây các doanh nghiệp FDI phải xin cấp Giấy phép kinh doanh khi thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn, bán lẻ hàng hóa, thì nay doanh nghiệp FDI không cần phải xin Giấy phép kinh doanh đối với hoạt động xuất khẩu, và hầu như cũng không phải xin Giấy phép này cho hoạt động nhập khẩu và phân phối bán buôn (chỉ phải xin đối với trường hợp nhập khẩu, phân phối bán buôn hàng hóa là dầu mỡ bôi trơn).

Về các hoạt động liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa, Nghị định 23 đã quy định về Giấy phép kinh doanh đối với các hoạt động liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa thuộc Chương IV, Chương V, Chương VI của Luật Thương mại, tuy nhiên trên thực tế hầu như các cơ quan cấp phép địa phương không thực hiện thủ tục này vì lý do chưa có hướng dẫn cụ thể. Nay Nghị định 09 quy định cụ thể hơn về các hoạt động liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa thuộc diện phải xin cấp Giấy phép kinh doanh, và phạm vi các hoạt động phải xin Giấy phép này được thu hẹp hơn so với phạm vi quy định tại Nghị định 23. Các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa phải xin Giấy phép kinh doanh theo Nghị định 09 bao gồm:

  1. Cung cấp dịch vụ logistics, trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  2. Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
  3. Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
  4. Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
  5. Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
  6. Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

Giảm thủ tục hành chính và thời gian thực hiện

Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh đã được điều chỉnh từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành phố trực thuộc TW (“UBND”) thành Sở Công Thương nơi doanh nghiệp FDI đặt trụ sở hoặc địa điểm bán lẻ. Sự điều chỉnh này sẽ giúp giảm bớt thủ tục hành chính vì thực tế trước nay mặc dù UBND tỉnh là cơ quan cấp phép nhưng thường giao cho Sở Công Thương hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận xử lý hồ sơ và báo cáo UBND tỉnh. Việc điều chỉnh thành Sở Công Thương trực tiếp cấp Giấy phép kinh doanh còn giúp rút ngắn thời gian giải quyết. Thời gian thực hiện thủ tục rút ngắn còn 10 ngày làm việc đối với trường hợp không phải hỏi ý kiến Bộ công thương và Bộ chuyên ngành, trong trường hợp phải hỏi ý kiến thì thời gian giải quyết là khoảng 28 ngày, theo Nghị Định 23 tổng thời gian 45 ngày như vậy đã giảm được khoảng 17 ngày.

Nếu như trước đây muốn được cấp Giấy phép kinh doanh đối với hoạt động phân phối thì cơ quan cấp phép đều phải lấy ý kiến Bộ Công Thương, thì nay Nghị định 09 đã không còn yêu cầu cơ quan cấp phép lấy ý kiến Bộ Công Thương khi cấp Giấy phép kinh doanh đối với hoạt động phân phối bán lẻ hầu hết các mặt hàng, trừ một số mặt hàng nhạy cảm (gạo đường, vật phẩm đã ghi hình, sách báo tạp chí). Sự thay đổi này giảm đáng kể thời gian thực hiện thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp FDI.

Quy định cụ thể về trường hợp doanh nghiệp Việt Nam có cơ sở bán lẻ tiếp nhận vốn góp nước ngoài

Nghị định 09 bổ sung quy định cụ thể về trường hợp doanh nghiệp Việt Nam có cơ sở bán lẻ nhận vốn góp nước ngoài trở thành doanh nghiệp FDI cũng phải thực hiện thủ tục xin Giấy phép kinh doanh và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Đối với trường hợp đặc biệt này, Nghị định 09 đã bổ sung một thủ tục đặc biệt là thủ tục cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động. Đây là cơ sở pháp lý cho các thương vụ nhà đầu tư nước ngoài muốn mua lại các chuỗi bán lẻ tại Việt Nam. Đáng chú ý là, thủ tục cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho phép cơ sở bán lẻ được tiếp tục hoạt động dường như không bao gồm thủ tục Kiểm tra Nhu cầu Kinh tế.

Cấp phép cho một số mặt hàng chưa cam kết mở cửa thị trường bao gồm Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

Trước đây các mặt hàng nêu trên thuộc diện cấm doanh nghiệp FDI nhập khẩu phân phối tại Việt Nam. Tuy nhiên Nghị định 09 đã tạo hành lang pháp lý mới cho phép nhập khẩu phân phối các mặt hàng trên trong một số trường hợp đặc biệt như doanh nghiệp FDI sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam được xem xét cấp phép nhập khẩu, phân phối bán buôn; doanh nghiệp FDI có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị được xem xét cấp phép để phân phối bán lẻ gạo, đường, vật phẩm ghi hình, sách báo tạp chí tại cơ sở bán lẻ…

Bổ sung một số định nghĩa

Nghị định 09 quy định cụ thể một số định nghĩa như Cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất, Cửa hàng tiện lợi, Siêu thị mini, Trung tâm thương mại … Tuy nhiên, diễn giải các định nghĩa này cũng như sự khác biệt giữa các định nghĩa tại Nghị định 09 và các văn bản pháp luật hiện hành đang là vấn đề còn gây tranh luận.

Mặc dù Nghị Định 09 đã có những thay đổi tích cực so với Nghị Định 23, tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề bất cập và có thể gây vướng mắc trong quá trình áp dụng.

Bổ sung thêm các nội dung ghi nhận trên Giấy phép kinh doanh

Mẫu Giấy phép kinh doanh mới quy định tại Nghị định 09 mặc dù đã bỏ nội dung ghi nhận thông tin các cơ sở bán lẻ, nhưng lại có thêm nhiều nội dung mới được ghi nhận so với mẫu Giấy phép kinh doanh trước đây. Một số nội dung được ghi nhận thêm như: người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, thông tin về chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập bao gồm tên, nơi đăng ký thành lập hoặc quốc tịch, giá trị vốn góp và tỷ lệ… Thay đổi bất kỳ nội dung nào trong các thông tin trên đều phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh. Như vậy mẫu Giấy phép mới đã tạo thêm thủ tục hành chính so với quy định cũ.

Cách ghi hàng hóa trong hồ sơ và trên Giấy phép kinh doanh

Nghị định 23 có phụ lục hướng dẫn cụ thể cách ghi hàng hóa thực hiện quyền xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối theo tên nhóm hàng kèm theo mã HS theo đó trước đây các doanh nghiệp FDI phải xuất trình giấy phép có mã HS hàng hóa để thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng với cơ quan hải quan. Nghị định 09 đã bỏ hướng dẫn này và không có quy định rõ về cách ghi hàng hóa trên giấy phép khiến cho doanh nghiệp và các cơ quan cấp phép có thể gặp vướng mắc trong quá trình áp dụng.

Chồng chéo trong việc lấy ý kiến các Bộ ngành

Nghị định 09 yêu cầu Sở Công Thương phải lấy ý kiến Bộ Công Thương trong đa số các trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh, chỉ trừ trường hợp hoạt động bán lẻ hàng hóa không phải là gạo, đường, vật phẩm ghi hình, sách báo tạp chí. Tuy nhiên, đáng lưu ý rằng đối với các hoạt động kinh doanh mà Việt Nam chưa có cam kết mở cửa thị trường cho nhà đầu tư nước ngoài (ví dụ hoạt động cho thuê hàng hóa, trung gian thương mại, thương mại điện tử …) thì để thực hiện hoạt động kinh doanh này, doanh nghiệp FDI vừa phải thực hiện thủ tục bổ sung mục tiêu dự án tại cơ quan cấp phép đầu tư, vừa phải xin cấp Giấy phép kinh doanh, và cả 02 thủ tục này đều yêu cầu phải có ý kiến của các Bộ ngành trong đó có Bộ Công Thương. Quy định này gây chồng chéo trong việc lấy ý kiến của các Bộ ngành và kéo dài thủ tục hành chính, nếu như thực tế không có một cơ chế cho phép tham chiếu ý kiến mà các Bộ đã ban hành.

Cơ sở bán lẻ thứ nhất cũng phải xin Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Đây là quy định mới của Nghị định 09 so với Nghị định 23 vốn trước đây không yêu cầu cơ sở bán lẻ thứ nhất phải xin Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Quy định này sẽ khắc phục tình trạng nhiều doanh nghiệp lách việc cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ và lách việc kiểm tra quy hoạch thương mại bằng cách lập ra nhiều doanh nghiệp giống nhau và mỗi doanh nghiệp vận hành một cơ sở bán lẻ. Vấn đề đáng quan tâm hơn nữa là các doanh nghiệp FDI hiện đang vận hành cơ sở bán lẻ thứ nhất khi có điều chỉnh các nội dung của cơ sở bán lẻ (tên, mã số, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, loại hình, quy mô của cơ sở bán lẻ …) sẽ phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cho cơ sở bán lẻ thứ nhất đang hoạt động, trong đó có việc rà soát sự phù hợp với quy hoạch có liên quan tại khu vực thị trường địa lý. Nếu như cơ sở bán lẻ thứ nhất đang hoạt động mà không đáp ứng điều kiện về phù hợp quy hoạch khi xin cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo Nghị định 09 thì hệ quả pháp lý sẽ như thế nào và trách nhiệm của các cơ quan cấp phép cũng như cơ quan quản lý ngành trong quá trình hoạt động của cơ sở đó liệu có được đặt ra?

Siết chặt quản lý đối với cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini

Một trong những điểm đáng lưu ý của Nghị định 09 là việc bổ sung các quy định mới nhằm quản lý mô hình siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi trong bối cảnh các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini có yếu tố nước ngoài được phát triển rầm rộ trong vài năm gần đây. Ngoài việc bổ sung định nghĩa cụ thể về Cửa hàng tiện lợi và Siêu thị mini, Nghị định 09 yêu cầu các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini (ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất), thường có diện tích dưới 500m2, kể cả được đặt trong các trung tâm thương mại đã có quy hoạch thương mại, cũng phải thực hiện Kiểm tra Nhu cầu Kinh tế (ENT), trong khi trước đây không phải thực hiện ENT theo Nghị định 23. Sự khác nhau về quản lý nhà nước trong việc trong cùng một trung tâm thương mại mà cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini thì phải thực hiện ENT, cơ sở bán lẻ khác dưới 500m2 lại không phải thực hiện ENT cho thấy sự xiết chặt quản lý của Chính phủ đối với loại hình kinh doanh đang phát triển này.