LEGAL UPDATE – AUGUST 2021 – Decree No. 47/2021/ND-CP detailing a number of regulations of the Law on Enterprises 2020

Issue August 2021

Huynh Hoang Sang
Associate

Nguyen Thi Thu Ha
Assisting Lawyer

On April 1st, 2021, the Government promulgated Decree No. 47/2021/ND-CP detailing a number of regulations of the Law on Enterprises 2020 which replaced Decree No. 81/2015/ND-CP, Decree No. 93/2015/ND-CP, Decree No. 96/2015/ND-CP and Decision No. 35/2013/QD-TTg (“Decree 47”). Decree 47 shall guide a number of provisions pertaining to enterprises and concretize a number of issues which were not recorded specifically in the Law on Enterprises 2015 and take effect as of 04 January 2021.

Social Enterprises

Decree 47 supplements and regulates more clearly that social enterprises responsibility must maintain social and environmental objectives, retain earnings for reinvestment and other stipulations recorded on the Commitment on implementing social and environmental objectives during the operation term. Except in a case of early termination of its social and environmental objectives prior to the committed term, any social enterprise which fails to fulfil such Commitment or to retain profit for re-investment must refund all incentives, aid and support it received to achieve its registered social or environmental objectives.

Social enterprises is permitted to divide or separate, or consolidate or merge with another social enterprise or another enterprise in accordance with the relevant provisions of  the Law on Enterprises.

For termination of social and environmental objectives before the end of the committed term and dissolves, then the balance of its assets or the residual financial resources with respect to the assets and financial resources received by the social enterprise must be returned to the donor or transferred to another social enterprise or organization with similar social objectives or must be transferred to the State in accordance with the provisions of the Civil Code.

Information Disclosure of State-Owned Enterprises

Regarding the disclosure of information of state-owned enterprises, Decree 47 regulates on information disclosure in the form of, including: (i) the enterprise’s website, (ii) the portal or website of the owner’s representative agency, and (iii) the enterprise portal.

Previously, it was only obliged for State-owned enterprises whose 100% charter capital is held by the State to disclose periodic information. However, Decree 47 has supplemented new subjects under which State-owned enterprises whose 50% of charter capital or voting shares are held by the State have to disclose periodic information as follows:

  • Basic information about the enterprise and its company
  • Report on implementation of the annual production and business plan in the standard form attached with this Decree 47 before June 30th of the year preceding the succeeding year.
  • 6-month report on actual management and organizational structure of the enterprise in the standard form attached with this Decree 47 before July 31st every year.
  • Annual report on actual management and organizational structure of the enterprise in the standard form attached with this Decree 47 before June 30th of the execution year.
  • Six (6) monthly report and summarized report on the financial statements audited by an independent auditor before 31 July each year.
  • Annual report and summarized report on the financial statements audited by an independent auditor, including the financial statements of the parent company and consolidated financial statements (if any) in accordance with the law on enterprise accounting within 150 days from the end of the fiscal year.

Cross-ownership between Companies in A Group of Companies

Subsidiary companies are not permitted to invest in purchase of shares in or contribute capital to the parent company. Subsidiary companies of the same parent company are not permitted to jointly contribute capital or purchase shares at the same time in order to have mutual cross ownership.

Subsidiary companies having the same parent company which is a State-owned enterprise whose 65% of charter capital or voting shares or more is held by the State, are not permitted to jointly contribute capital to establish a new enterprise, jointly purchase capital contribution portion or shares of an established enterprise, and jointly receive transference capital contribution portion or shares from members or shareholders of established enterprise. The business registration authority shall refuse to register the change of members or shareholders of the company if during the course of processing dossiers, they find out that there are violations related to such regulations.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 06, 2021 – Những quy định đáng chú ý của nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2020

Phát hành 06/2021

Hà Thị Hải
Luật sư Thành viên

Phan Văn Huy
Trợ lý Luật sư

Ngày 26 tháng 3 năm 2021, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 31/2021/NĐ-CP (“Nghị định 31”) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư về điều kiện đầu tư kinh doanh; ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài; bảo đảm đầu tư kinh doanh; ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; thủ tục đầu tư; hoạt động đầu tư ra nước ngoài; xúc tiến đầu tư; quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài. Nghị định 31 có những nội dung đáng chú ý sau đây:

1. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Tuân thủ cam kết về mở cửa thị trường của Việt Nam theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, một trong những điểm thay đổi quan trọng nhất của Luật đầu tư 2020 là quy định Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp đầu tư vào ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, Nghị định 31 đã ban hành Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Danh mục này quy định 84 ngành, nghề, trong đó bao gồm 25 ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, và 59 ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo nguyên tắc chọn – bỏ, Nghị định 31 một lần nữa khẳng định trừ những ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước.

Nghị định 31 bổ sung khái niệm “Ngành, nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường là ngành, nghề mà theo các điều ước quốc tế về đầu tư Việt Nam không có cam kết, chưa cam kết hoặc bảo lưu quyền ban hành các biện pháp không phù hợp với nghĩa vụ về tiếp cận thị trường, nghĩa vụ đối xử quốc gia hoặc các nghĩa vụ khác về không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư đó”. Đối với các ngành nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường, điều kiện tiếp cận thị trường sẽ được áp dụng theo quy định pháp luật Việt Nam nếu có. Trường hợp pháp luật Việt Nam không có quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó thì nhà đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước. Điều này có nghĩa là, theo quy định của Nghị định 31, về nguyên tắc, sẽ không còn quy trình lấy ý kiến của các Bộ quản lý ngành khi cơ quan đăng ký đầu tư xem xét cấp phép đầu tư nước ngoài trong các ngành nghề Việt Nam chưa cam kết về tiếp cận thị trường.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ được đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư.

Thay đổi trên đây là một điểm mới rất quan trọng của Luật đầu tư 2020 khi chuyển từ nguyên tắc chọn – cho sang nguyên tắc chọn – bỏ để xem xét áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, thể hiện nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài của Chính phủ Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế 4.0 xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh mới. Tuy nhiên trên thực tế, các cơ quan quản lý ngành cũng như các cơ quan cấp phép địa phương sẽ mất nhiều thời gian để rà soát, nghiên cứu, thống nhất, triển khai thi hành quy định mới này.

2. Quy định chi tiết nhiều trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư

Một trong những điểm mới quan trọng của Nghị định 31 nói riêng và Luật đầu tư 2020 nói chung là việc tạo hành lang pháp lý cụ thể rõ ràng cho một số hình thức mua bán sáp nhập, điều chỉnh dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư có sử dụng đất. Trước khi Luật đầu tư 2020 và Nghị định 31 ra đời, các hình thức mua bán sáp nhập dự án như tách dự án, sử dụng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để góp vốn hoặc hợp tác kinh doanh gặp khó khăn tại nhiều địa phương trên thực tế do chưa có quy định pháp luật cụ thể. Nay, ngoài các hình thức điều chỉnh dự án đã kế thừa từ Luật đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP như:

  • Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư
  • Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình tổ chức kinh tế
  • Điều chỉnh dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, trọng tài

Nghị định 31 bổ sung thêm các trường hợp điều chỉnh dự án mới gồm:

  • Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án đầu tư là tài sản bảo đảm
  • Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp chia, tách, sáp nhập dự án đầu tư
  • Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn vào doanh nghiệp
  • Điều chỉnh dự án đầu tư trong trường hợp sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thuộc dự án đầu tư để hợp tác kinh doanh

Các hình thức điều chỉnh dự án mới tại Nghị định 31 được kỳ vọng sẽ góp phần làm sôi động thị trường mua bán sáp nhập dự án, đặc biệt là các dự án có sử dụng đất, trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu sự ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.

3. Điều kiện đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Nhằm thắt chặt quản lý hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, Luật Đầu tư 2020 đã bổ sung thêm hai điều kiện phải đáp ứng đối với trường hợp đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp là: Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật đầu tư; và Đáp ứng quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển. Theo đó, Nghị định 31 bổ sung cơ chế lấy ý kiến của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về việc đáp ứng các điều kiện nêu trên đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới và xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, trừ trường hợp tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế được thành lập theo quy định của Chính phủ.

Để làm rõ điều kiện về khu vực có ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh, Nghị định 31 đã đưa ra khái niệm “Khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh” bao gồm nhiều khu vực theo pháp luật về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; theo pháp luật về cảnh vệ; theo pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; theo quy định của Chính phủ về kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội và kinh tế – xã hội với quốc phòng; theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế – xã hội; Khu vực không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở để bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Trên thực tế, đối với các nhà đầu tư nước ngoài và cả doanh nghiệp Việt Nam, việc xác định một địa điểm cụ thể có thuộc “Khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh” hay không là một công việc khó khăn phức tạp do có rất nhiều văn bản luật liên quan, thậm chí có những văn bản nội bộ của các cơ quan Nhà nước không được công bố.

4. Ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư

Luật Đầu tư 2020 đã đưa ra một quy định mới có lợi cho nhà đầu tư khi cho phép nhà đầu tư bảo đảm thực hiện dự án bằng việc nộp bảo lãnh của tổ chức tín dụng về nghĩa thay vì bắt buộc phải nộp ký quỹ bằng tiền.

Nghị định 31 đã làm rõ nhà đầu tư thực hiện ký quỹ hoặc nộp chứng thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng sau khi được chấp thuận nhà đầu tư hoặc phê duyệt kết quả trúng đấu giá, và trước khi thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng (đối với trường hợp nhà đầu tư không tạm ứng tiền bồi thường hỗ trợ tái định cư), hoặc trước khi ban hành quyết định giao đất cho thuê đất cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Trong trường hợp việc bảo đảm thực hiện dự án bằng bảo lãnh của tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng sẽ phải nộp số tiền ký quỹ mà nhà đầu tư phải nộp trong trường hợp dự án bị chậm tiến độ đưa vào khai thác vận hành hoặc trường hợp dự án bị cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoạt động (trừ trường hợp chấm dứt dự án để bảo vệ di tích di vật cổ vật bảo vật quốc gia).

5. Bổ sung điều kiện, thủ tục ngừng hoạt động dự án đầu tư

Luật đầu tư 2020 đưa ra quy định mới cho phép nhà đầu tư được ngừng hoạt động của dự án đầu tư (mà không phải là chấm dứt dự án đầu tư). Đặc biệt trường hợp ngừng hoạt động của dự án vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động.

Nghị định 31 quy định về điều kiện và trình tự thủ tục ngừng hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp tự quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư; cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư; dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia. Tổng thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư không quá 12 tháng.

6. Thu hút đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Nghị định 31 bổ sung quy định về việc tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào các doanh nghiệp này. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài chỉ phải thực hiện thủ tục như quy định đối với nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp mà không phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay đăng ký góp vốn mua cổ phần nếu doanh nghiệp đó đáp ứng một trong các điều kiện nhất định của dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

7. Nghị định 31 sửa đổi bổ sung, thay thế bãi bỏ nhiều Nghị định khác

Nghị định 31 có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 3 năm 2021 sửa đổi bổ sung một loạt các Nghị định có liên quan để phù hợp với các thay đổi mới tại Nghị định 31 như:

  • Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;
  • Nghị định 52/2020/NĐ-CP về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn;
  • Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;
  • Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
  • Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
  • Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
  • Nghị định 99/2003/NĐ-CP ban hành quy chế khu công nghệ cao;
  • Nghị định 94/2020/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.

Đồng thời thay thế và bãi bỏ nhiều nghị định và quy định dưới đây:

  • Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2014;
  • Nghị định số 37/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2020 bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
  • Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài;
  • Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ;
  • Nghị định số 69/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ;
  • Nghị định số 79/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư; kiến thức hành nghề môi giới bất động sản, điều hành sàn giao dịch bất động sản;
  • Điều 2 của Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Download pdf version

LEGAL UPDATE – JUNE 2021 – NOTABLE REGULATIONS OF DECREE NO. 31/2021/ND-CP DETAILING AND GUIDING THE ENFORCEMENT OF A NUMBER OF PROVISIONS OF THE LAW ON INVESTMENT 2020

Issue June 2021

Ha Thi Hai
Partner

Phan Van Huy
Assisting Lawyer

On March 26, 2021, the Government issued the Decree No. 31/2021/ND-CP (“Decree 31”) detailing and guiding the enforcement of a number of provisions of the Law on Investment on investment conditions; business lines and conditions for market access by foreign investors; guarantees for business investment; investment incentives and supports; overseas investment activities; investment promotion; state management of investment in Vietnam and overseas investment. Below are notable contents:

1. List of business lines restricted from foreign investors’ market access

Complying with Vietnam’s commitments to market opening under new generation free trade agreements, one of the most important changes of the Investment Law 2020 is the regulation that foreign investors may apply market access conditions applicable to domestic investors, except for investment in business lines restricted from foreign investors’ market access. Accordingly, Decree 31 has promulgated the List of business lines restricted from foreign investors’ market access. This list provides for 84 business lines, including 25 business lines not allowed to foreign investors’ market access, and 59 business lines conditional to foreign investors’ market access. According to the principle of negative listing, Decree 31 once again affirms that, except for those business lines restricted from foreign investors’ market access, foreign investors shall be able to access the market same as domestic ones.

Decree 31 provides for the concept of “business lines without market access commitment of Vietnam which are business lines that, under investment-related international treaties, Vietnam made no any commitment or reserved the right to impose measures against market access obligations, national treatment or other obligations on non-discriminatory treatment between domestic investors and foreign investors”. For business lines without market access commitment of Vietnam, market access conditions will be applied in accordance with Vietnamese laws, if any. Where Vietnamese laws provides for no regulation on market access restriction to such business lines, foreign investors shall be able to access the market same as domestic ones. That means Decree 31 should be interpreted that there shall be no process for obtaining opinions from governing ministries when the investment registration agency considers granting foreign investment licenses into business lines without market access commitment of Vietnam.

Market access conditions for foreign investors in the business lines specified in the List of business lines restricted from foreign investors’ market access will be publicly posted on the National Investment Portal.

The above change is a very important new point of the Investment Law 2020 when changing from the principle of positive listing to the principle of negative listing to consider applying market access conditions to foreign investors which express the efforts of Vietnamese Government to attract foreign investment, especially in the context of the 4.0 economy where more and more new forms of business are coming. However, in practice, specialized management agencies as well as local licensing agencies will take a long time to review, research, unify and implement this new regulation.

2. Detailing many cases of adjustment of investment projects

One of the important new points of Decree 31 in particular and the Law on Investment 2020 in general is the provisions for detailed legal corridors for new forms of investment project mergers and acquisitions, especially investment projects using land. Before the issuance of the Law on Investment 2020 and Decree 31, forms of merger and acquisition of projects such as separation of projects, use of land use rights and properties attached land for contribution of capital or contribution to business cooperation faced difficulties in many provinces due to the lack of specific regulations. Now, in addition to the forms of project adjustment inherited from the Investment Law 2014 and Decree 118/2015/ND-CP such as:

  • Adjustment of investment projects in case investors partially or wholly transfer investment projects
  • Adjustment of investment projects in case of division, separation, merger or conversion of economic organizations
  • Adjustment of investment projects according to court or arbitration judgments or decisions

Decree 31 adds new forms of project adjustment including:

  • Adjustment of investment projects in case investors receive the transfer of investment projects which are collateral assets
  • Adjustment of investment projects in case of division, separation or merger of investment projects
  • Adjustment of investment projects in case of use of land use rights andproperties attached to land belonging to investment projects as capital contribution to enterprises
  • Adjustment of investment projects in case of use of land use rightsand properties attached to land belonging to investment projects for business cooperation

New forms of project adjustment in Decree 31 are expected to make the mergers and acquisitions market more exciting, especially land-use projects, in the context that the economy is being heavily affected by the Covid-19 epidemic.

3. Conditions for investment in the form of capital contribution, share purchase or purchase of contributed capital

In order to tighten the management of investment activities of foreign investors in the form of capital contribution, share purchase, purchase of contributed capital, the Investment Law 2020 added two additional mandatory conditions for investment in the form of capital contribution, share purchase, purchase of contributed capital which are: Ensuring national defense and security in accordance with the Law on Investment; and Satisfying the provisions of law on land on conditions for receiving land use rights, conditions for land use in islands, border communes, wards and towns, coastal communes, wards and towns. Accordingly, Decree 31 supplements the mechanism of consultation with the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security on satisfaction of the above conditions for foreign investors investing in the form of capital contribution, share purchase, purchase of capital contributions to economic organizations with land use right certificates in islands, border communes, wards and towns, coastal communes, wards and towns; other areas affecting national defense and security, except for economic organizations implementing investment projects in industrial parks, export processing zones, high-tech parks and economic zones established under the Government’s regulations.

In order to clarify conditions on areas affecting national defense and security, Decree 31 introduced the concept of “Other areas affecting national defense and security” including many areas under the law on protection of defense works and military zones; in accordance with the law on guards; the law on protection of important works related to national security; the Government’s regulations on combining national defense with socio-economic and socio-economic with national defense; the Prime Minister’s decision on approving the master plan on defense layout combined with socio-economic development; The area prohibiting foreign organizations and individuals to own houses to ensure national defense and security in accordance with the law on housing.

In fact, for both foreign investors and Vietnamese enterprises, determining whether a specific location subject to Other areas affecting national defense and security” is a complicated task due to the fact that there are many relevant legal documents, even internal documents of State agencies which are not public.

4. Security deposit for implementation of investment projects

The Investment Law 2020 introduced a new regulation that benefits investors by allowing investors to secure the implementation of the project by submitting a credit institution’s guaranty instead of compulsory deposit in cash.

The Decree 31 clarifies that the investors shall have to make a deposit or submit the guarantee certificate of a credit institution after the investor’s approval or approval of the auction winning result, and before making compensation for ground clearance (in case the investor does not advance the compensation for resettlement support) or before the decision on land allocation or lease or approval on the change of land use purposes. In case the project is secured by a guarantee certificate of a credit institution, such credit institution shall have to pay the deposit amount which is payable by the investor in case the project’s schedule for putting into exploitation and operation is delayed or in case the project is terminated by the investment registration agency (except for case of termination of the project to protect national relics, antiquities or treasures).

5. Supplementation of conditions and procedures for shutdown of investment projects

The Investment Law 2020 provides for new regulation allowing investors to cease operation of investment projects (without terminating investment projects). Especially, in case of shutdown of the project due to force majeure, investors are entitled to land rental exemption or land use fee reduction during the shutdown period.

Decree 31 provides for conditions and procedures for shutdown of investment projects in cases of self-determination of shutdown of investment projects; decision for cease operation of investment projects of state investment management agencies; investment projects causing harm or risk to national defense and security. The total downtime of the investment project shall not exceed 12 months.

6. Attraction of investment in innovative start-up small and medium-sized enterprises and innovative start-up investment funds

Decree 31 supplements the regulations on facilitating foreign investors to establish innovative start-up small and medium-sized enterprises or contribute capital, buy shares or capital contributions to these enterprises. Accordingly, foreign investors shall only need to conduct procedures as prescribed for domestic investors in accordance with the Law on Enterprises without obtaining Investment Registration Certificate or approval for capital contribution, share purchase, contributed capital purchase if such enterprises meet certain conditions of innovative start-up investment projects. 

7. Decree 31 amends, replaces and abols many other Decrees

Decree 31 takes effect on March 26, 2021, amending and supplementing many of relevant Decrees to conform with new changes in Decree 31 such as:

  • Decree No. 46/2014/ND-CP on land and water surface rents;
  • Decree No. 52/2020/ND-CP on golf course investment and business;
  • Decree No. 25/2020/ND-CP on elaboration of some Articles of the Law on Bidding on investor selection;
  • Decree No. 96/2016/ND-CP providing for security and order conditions for a number of conditional business lines;
  • Decree No. 82/2018/ND-CP on management of industrial parks and economic zones;
  • Decree No. 11/2013/ND-CP on management of investment in urban development;
  • Decree No. 99/2003/ND-CP on promulgation of hi-tech zone regulations;
  • Decree No. 94/2020/ND-CP regulating preferential mechanisms and policies for Vietnam National Innovation Center.

At the same time replace and repeal many of the following decrees and regulations:

  • Decree of Government No. 118/2015/ND-CPdated November 12, 2015, guidelines for some Articles of the Law on Investment;
  • Decree No. 37/2020/ND-CPdated March 30, 2020 on amendments to list of industries benefitting from investment incentives attached to Decree No. 118/2015/ND-CP on elaborating to Law on Investment;
  • Decree No. 83/2015/ND-CPdated September 25th 2015, regulations on outward investment;
  • Decree No. 104/2007/ND-CPof June 14, 2007, on provision of debt collection services.;
  • Decree No. 69/2016/ND-CPdated July 01, 2016, requirements for running debt trading service;
  • Decree No. 79/2016/ND-CPdated July 01, 2016, conditions for training business in specialist knowledge, professional competence in management and operation of apartment buildings, knowledge of real estate brokerage practicing, real estate transaction management;
  • Article 2 of Decree No. 100/2018/ND-CPdated July 16, 2018 amending and annulling some regulations on necessary business conditions in fields under the management of the Ministry of Construction.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 04, 2021 – QUY ĐỊNH MỚI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CHẾ XUẤT

Phát hành tháng 04 năm 2021

Nguyễn Thị Ngân
Trợ lý Pháp lý

Nghị định 18/2021/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sẽ có hiệu lực vào ngày 25/4/2021. Điểm nổi bật của Nghị định mới là quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục đăng ký, cơ chế quản lý, giám sát các doanh nghiệp chế xuất (“DNCX”). Thủ tục đăng ký để áp dụng cơ chế chế xuất của doanh nghiệp được đơn giản hóa và thống nhất quy trình giữa các cơ quan quản lý là cơ quan cấp phép đầu tư (Sở KHĐT hoặc Ban QL KCN) và cơ quan hải quan. Cơ quan cấp phép phê chuẩn đăng ký loại hình DNCX dựa trên bản cam kết đáp ứng điều kiện của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau đó sẽ có một khoảng thời gian mở là 1 năm kể từ ngày bắt đầu đi vào hoạt động để hoàn thành cơ sở hạ tầng đáp ứng các điều kiện đối với DNCX.

1. Điu kin kim tra, giám sát hi quan đối vi DNCX

Điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DNCX bao gồm:

a) Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra, vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa.

b) Có hệ thống ca-mê-ra quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp và được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng.

c) Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập- xuất- tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan.

2. Kim tra thc tế điu kin kim tra, giám sát hi quan

Việc kiểm tra thực tế điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo Nghị định 18 sẽ được áp dụng đối với DNCX đăng ký theo quy định mới và các DNCX đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Nghị định 18 có hiệu lực thi hành và đang trong quá trình hoạt động, bao gồm cả các doanh nghiệp chế xuất đã được cơ quan hải quan xác nhận về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước ngày Nghị định 18 có hiệu lực thi hành.

Tất cả các DNCX đang trong quá trình hoạt động có thời hạn tối đa không quá 01 năm kể từ ngày Nghị định 18 có hiệu lực thi hành (25/4/2022) phải hoàn thiện các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và đăng ký để Chi cục Hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất hoàn thành kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan và ra văn bản xác nhận đủ điều kiện cho doanh nghiệp chế xuất.

Quá thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định 18 có hiệu lực thi hành, DNCX (i) không thực hiện thông báo; hoặc (ii) không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ ngày quá thời hạn 01 năm nêu trên. Khi đó, DNCX sẽ phải trả lại các khoản thuế chưa đóng do được hưởng ưu đãi của DNCX.

Download pdf version

LEGAL UPDATE – APRIL 2021 – NEW REGULATIONS ON EPEs

Issue April 2021

Nguyen Thi Ngan
Legal Assistant

The new Decree No. 18/2021/ND-CP (Decree 18) amending Decree 134/2016/ND-CP on import and export tax will come into effect on 25th April. The prominent point of the Decree is specific regulations on conditions, registration procedure, supervision and management of export processing enterprises (“EPEs”). Procedures for registration to applying EPEs will be simplified and streamlined between investment licensing authorities (DPI or DIZA) and customs agency. Approval of EPEs registration is only based on the commitment for conditions satisfaction of the applicant. The applicant shall have 1 year span from the date of commencement of operation to complete all construction infrastructure to satisfy EPEs conditions.

1. The conditions for customs inspection and supervision for export processing enterprises

According to the Decree 18, the conditions on customs inspection and supervision applicable for EPEs include:

a) Having a hard fence separating from the outside area; having gates/ doors to ensure the delivery of goods in and out of the export processing enterprise through the gate/door.

b) Having a camera system that observes the gate/exit, entry and storage locations anytime, all day (24/24 hours, including day off, holidays); camera data is linked online to the customs office that manages the business and is archived at the export processing enterprise for a minimum of 12 months.

c) Having software to manage imports not subject to tax of the export processing enterprise to report on the import-export-inventory settlement of the use of imports in accordance with the law on customs.

2. Inspection for EPE eligibility

All existing EPEs shall have a span of maximum of 1 year  from the effective date of Decree 18 to complete the conditions for customs inspection and supervision and apply for assessment of satisfaction with the Sub-Department of Customs where those EPEs are administered. Accordingly, the Sub-Department of Custom undertakes at-site evaluation of satisfaction of customs supervision and inspection conditions and issues a written confirmation of eligibility for the export processing enterprise.Evaluation of satisfaction with customs inspection and supervision conditions in accordance with Decree 18 shall be applicable to both EPEs registered under the new regulations and EPEs that have been issued with Investment Registration Certificates prior to the effective date of Decree 18 and in normal operation, including EPEs that have been certified by the customs office for their conditions for customs inspection and supervision before the effective date of Decree 18.

At the expiry of 01 year deadline, if the export processing enterprise (i) fails to give notice; or (ii) fails to meet the conditions of customs inspection and supervision, the tax policy for the non-tariff area shall not be applied from the date above the 1-year time limit. Consequently, the EPE is obliged to return  to the State all unpaid taxes due to preferential treatment of EPEs.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 02, 2021 – Những điểm mới của Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)

Vol 2 phát hành 02/2021

 

Nguyễn Thị Ngân
Trợ lý Pháp lý

Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Luật PPP) đã được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2020 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Luật PPP bao gồm 11 chương và 101 điều, được soạn thảo để thu hút nhiều nguồn lực hơn từ khu vực tư nhân, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời cũng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, “PPP vì con người” (people-first-PPP) như khuyến cáo của Liên Hợp Quốc. Luật PPP có nhiều điểm mới nổi bật, làm rõ một số quy định chưa cụ thể của Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (Nghị định 63), tích hợp các quy định liên quan từ Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công,… tạo ra hành lang pháp lý mạnh mẽ hơn cho việc triển khai các dự án PPP.

1. Giảm số lượng lĩnh vực đầu tư

Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định 5 lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP, ít hơn so với 9 lĩnh vực được quy định tại Nghị định 63. Năm lĩnh vực bao gồm (i) Giao thông vận tải (ii) Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực (iii) Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải (iv) Y tế; giáo dục – đào tạo (v) Hạ tầng công nghệ thông tin.

Trong đó, quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án thuộc lĩnh vực Y tế; giáo dục – đào tạo không thấp hơn 100 tỷ đồng và quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của các dự án còn lại không thấp hơn 200 tỷ đồng, trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng.

2. Quy định mi v Hp đồng d án PPP

Phân loi hp đồng d án (Điều 45 Luật PPP)

Hợp đồng dự án PPP gồm 2 nhóm chính (i) Nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng hoặc tổ chức bao tiêu sản phẩm, dịch vụ công, bao gồm: Hợp đồng BOT (build-operate-transfer); Hợp đồng BTO (build-transfer-operate); Hợp đồng BOO (build-own-operate); Hợp đồng O&M (operate-maintain); (ii) Nhóm hợp đồng dự án áp dụng cơ chế Nhà nước thanh toán trên cơ sở chất lượng sản phẩm, dịch vụ công, bao gồm: Hợp đồng BTL (build-transfer-lease) và  BLT (build-lease-transfer). Ngoài ra, các bên có thể ký kết hợp đồng theo hình thức hỗn hợp kết hợp giữa các loại hợp đồng trên.

Loi b hình thc hp đồng BT (build-transfer)

Hình thức hợp đồng BT trong Nghị định 63 đã bị loại bỏ khi xét đến các hệ lụy và bản chất không phù hợp với nguyên tắc hợp tác công tư.

Pháp lut Điu chnh hp đồng là lut Vit Nam

Khác với quy định tại Nghị định 63 cho phép các bên ký kết có thể thỏa thuận việc áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh hợp đồng dự án và các hợp đồng, thỏa thuận khác có liên quan theo quy định của Bộ luật dân sự ( Điều 46 Nghị định 63), Điều 55 Luật PPP quy định hợp đồng dự án PPP và các phụ lục hợp đồng, các văn bản có liên quan khác được ký kết giữa cơ quan nhà nước Việt Nam với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam, đối với những vấn đề pháp luật Việt Nam không có quy định, các bên có thể thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng dự án PPP trên cơ sở không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

3. Quy định v Hi đồng thm định d án PPP

Luật PPP quy định cụ thể về nguyên tắc thành lập và cơ chế hoạt động của hội đồng thẩm định dự án PPP. Phụ thuộc vào cấp quyết định chủ trương đầu tư, việc thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi sẽ do hội đồng thẩm định nhà nước; Hội đồng thẩm định liên ngành hoặc Hội đồng thẩm định cấp cơ sở. (Điều 6 Luật PPP)

4. Quy định v vn nhà nước tham gia thc hin d án PPP

Theo Điều 69.2 Luật PPP, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP không quá 50% tổng mức đầu tư của dự án. Luật cũng quy định chi tiết mục đích sử dụng vốn nhà nước trong các dự án PPP. Khi chưa có nghị định hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng nguồn vốn nhà nước trong các dự án PPP, quy định về mục đích sử dụng của nguồn vốn nhà nước rất hạn chế, chỉ giới hạn ở các mục đích sau, đây có thể là một cản trở cho việc thực hiện các dự án PPP sau này:

  1. Hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc dự án PPP;
  2. Thanh toán cho doanh nghiệp dự án PPP cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
  3. Chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công hình tạm;
  4. Chi trả phần giảm doanh thu;
  5. Chi phí của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, đơn vị chuẩn bị dự án PPP, bên mời thầu để thực hiện các hoạt động thuộc nhiệm vụ của mình quy định tại Điều 11 của Luật này;
  6. Chi phí của Hội đồng thẩm định dự án PPP, đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định dự án PPP.

5. Tích hp quy định v quy trình la chn nhà đầu tư

Quy trình lựa chọn nhà đầu tư được quy định trong đấu thầu lần đầu tiên được tích hợp trong các quy định của luật PPP thay vì được dẫn chiếu đến Luật Đấu thầu như trước đây. Cụ thể, việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy trình sau đây (Điều 28.1 Luật PPP):

  1. Lựa chọn danh sách ngắn (nếu áp dụng);
  2. Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư;
  3. Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
  4. Đánh giá hồ sơ dự thầu;
  5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
  6. Đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng dự án PPP, công khai thông tin hợp đồng.

6. Đảm bo d thu

Căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư theo mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư của dự án. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp Nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu trong thời gian hồ sơ dự thầu còn hiệu lực hoặc Nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu hoặc Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành đàm phán, hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã đàm phán, hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký kết hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc Doanh nghiệp dự án PPP do nhà đầu tư thành lập không thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định. (Điều 33 Luật PPP)

 7. Các cơ chế bo đảm ca Nhà nước

 Cơ chế chia s phn tăng, gim doanh thu

Theo quy định tại Điều 82 Luật PPP, khi doanh thu thực tế đạt cao hơn 125% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chia sẻ với Nhà nước 50% phần chênh lệch giữa doanh thu thực tế và mức 125% doanh thu trong phương án tài chính. Ngược lại, đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BOO, trong trường hợp quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi làm doanh thu thực tế đạt thấp hơn 75% mức doanh thu trong phương án tài chính tại hợp đồng dự án PPP thì Nhà nước chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP 50% phần chênh lệch giữa mức 75% doanh thu trong phương án tài chính và doanh thu thực tế.

Việc chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu này của Nhà nước điều được áp dụng sau khi đã điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, điều chỉnh thời hạn hợp đồng dự án PPP và được kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán phần tăng/giảm doanh thu.

 Cơ chế đảm bo cân đối ngoi t đối vi d án PPP

Theo quy định tại Điều 81 Luật PPP, chỉ dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ mới được Chính phủ xem xét quyết định việc áp dụng cơ chế bảo đảm cân đối ngoại tệ trên cơ sở chính sách quản lý ngoại hối, khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ.

Download pdf version

LEGAL UPDATE – FEBRUARY 2021 – New points of the Law on Public Private Partnerships (PPP)

Vol 2 Issue February 2021

 

Nguyen Thi Ngan
Legal Assistant

The Law on Public-Private Partnership Investment (the “PPP Law”) was ratified by the National Assembly on June 18, 2020 and took effect on January 1, 2021. The PPP Law consists of 11 chapters and 101 articles, designed to attract more resources from the private sector, especially foreign investors, while also aiming for sustainable development, “PPP for people” (people-first-PPP) as recommended by the United Nations. The PPP Law clarifies some vague provisions of Decree 63/2018/ND-CP on investment in the form of public-private partnerships (“Decree 63”), integrates regulations of Law on Bidding, Law on Public Investment, etc. This new law is considered to create a stronger legal corridor for the implementation of PPP projects.

1.  Limit permitted sectors

The new PPP law provides 5 sectors to apply PPP form, reduced from 9 under Decree 63. The 5 applicable sectors are: (i) Transportation (ii) Power grids and power plants (except hydro-power plants and fields restricted to the State regulated under the Electricity Law) (iii) Irrigation; clean water supply, sewage and waste treatment (iv) Health care and education; and (v) Information technology infrastructure.

Of which, the minimum investment capital required for PPP projects in health; education and training sector is 100 billion VND (approximately USD4.35 million) and the minimum investment capital required for other projects is 200 billion VND. The minimum capital required for PPP projects in difficult socio-economic areas or extremely difficult socio-economic areas in accordance with the law on investment is not lower than 100 billion VND. There is no minimum investment capital required for PPP projects implemented in the form of O&M contract.

2. New provisions on PPP contracts

 Project contract form classification (Article 45 PPP Law)

A PPP contract is classified in either (i) project contract applying the mechanism of fee collection directly from users or underwriters of public products and services, including: BOT (build- operate-transfer) contract; BTO (build-transfer-operate) contract; BOO (build-own-operate) contract; Operate-maintain (O&M) contract; or (ii) project contract in which payment is made by the State on the basis of the quality of public products and services, including: BTL (build-transfer-lease) contract and BLT (build-lease-transfer) contracts. The parties can sign mixed contract combining models of the above.

Eliminate BT (build-transfer) contract model

 It is practically proved that build-transfer model (BT) has negative consequences and it is not consistent with the principle of public private partnership, the model of BT contract regulated in Decree 63 has been removed. BT projects that have not been obtained in-principal approval of the investment plan shall be ceased as of 15 August 2020 and no new BT project shall be considered going forward.

PPP contracts governing law shall be Vietnamese law

 While Decree 63 allowed to apply foreign laws as governing law for PPP contracts and other related contracts and agreements in accordance with the Civil Code (Article 46 Decree 63), the PPP Law stipulates that PPP project contract, its annexure and other relevant documents signed between a Vietnamese state authority and a PPP project investor or enterprise shall be governed by Vietnamese law. With respect to matters that are not regulated under Vietnamese law, the parties may reach specific agreements in a PPP contract on condition that such agreements are not in contrary to basic principles of Vietnamese law.

3. PPP project appraisal council

 The PPP Law specifies the principles of establishment and the operation mechanism of the PPP project appraisal council. Depending on the level of agency approving investment decision, the feasibility study report, the pre-feasibility study report shall be appraised by the State appraisal council; the interdisciplinary appraisal council or the grassroots appraisal council (Article 6 PPP Law)

4. State investment in PPP projects

According to Article 69.2 of the PPP Law, the proportion of state capital in a PPP project shall not exceed 50% of the project’s total investment. The law also details the use of state capital in PPP projects. In the absence of a decree guiding the use of state capital in PPP projects, regulations limited the uses of state capital, only for the following purposes:

  1. support for the construction of works and infrastructure systems for a PPP project;
  2. payment for land clearance, compensation and resettlement, and support of the construction of temporary works;
  3. payment to the project company for providing public products and services (eg, by way of a tariff payment under a PPP concession contract);
  4. payment for revenue support in the event of revenue reduction;
  5. expenses of the different State authorities in signing the project contracts, preparing, pre-feasibility study report and feasibility study report, and their other obligations in implementing a PPP project (i.e., those obligations stemming from the “process to implementing a PPP project”); and
  6. expenses of the appraisal committee for evaluating the pre-feasibility study report and feasibility study report.

This could be an obstacle to the implementation of PPP projects in the near future

5. Synchronize regulations on the investor selection process

Bidding requirement on investor selection process was for the first time specifically provided under the PPP law instead of being referred to the Law on Bidding as before. Particularly, the investor selection process is as follows (Article 28.1 PPP Law):

  1. Making shortlist (where applicable);
  2. Preparing for selection of the investor;
  3. Bidding;
  4. Evaluating bidding documents;
  5. Submitting, assessing, approving and publishing investor selection results;
  6. Negotiating, finalizing and concluding PPP contract, and publishing contract information.

6. Bid guarantee

Based on the size and nature of each project, the bid guarantee value is specified in the tender invitation documents for selection of investors at a determined rate ranging from 0.5% to 1.5% of the total investment of the project. The bid security shall not be refunded in the event that the Investor withdraws the bid during the time the bid is valid or the Investor violates the law on bidding leading to cancellation of the bid or the Investor fail to conduct or refuse to negotiate or finalize the contract within 30 days from the date of receipt of the bid-winning notice from the bid solicitor or to negotiate and finalize the contract but refuse to sign the contract, except in case of force majeure or the PPP project enterprise established by the investor fails to ensure the performance of the contract as prescribed (Article 33 PPP Law).

 7. State guarantee mechanism

 Revenue increase/decrease sharing

According to Article 82 of the PPP Law, when the annual revenues reach more than 125% of the revenue in the Financial Plan in a PPP project contract, the investor and the PPP project enterprise shall share 50% with the State the difference between the actual revenue and the 125% of revenue in the financial plan. On the contrary, for projects applying BOT, BTO, BOO contracts, in case the actual annual project revenues fall below 75% of projected revenue in the Financial Plan, subject to certain regulatory conditions, the State shares with the investor, the PPP project enterprise 50% of the difference between the 75% of the revenue in the financial plan and the actual revenue.

The sharing of this increase or decrease in revenue by the State will be applied after adjusting the prices, fees for public products and services, adjusting the duration of the PPP project contract and the increased/decreased revenue shall be audited by the State Audit.

Foreign currency assurance mechanism for PPP projects

According to Article 81 of the PPP Law, only projects that fall under the authority to decide on investment policies of the National Assembly or the Prime Minister shall be eligible to apply the foreign currency assurance mechanism in pursuant to foreign exchange management policy and the ability to balance foreign currencies from time to time.

Download pdf version

Asia Business Law Journal chọn 100 luật sư hàng đầu tại Việt Nam

29/01/2021

Công ty Luật bizconsult có 3 luật sư là ông Nguyễn Anh Tuấn, ông Nguyễn Đăng Việt và ông Lê Hồng Phong thuộc Top 100 Luật sư hàng đầu Việt Nam 2020 (Vietnam’s top 100 lawyers 2020 hay The A-List 2020) theo lựa chọn của Asia Business Law Journal.

Danh sách 100 luật sư hàng đầu Việt Nam (https://law.asia/asia-business-law-journal/lawyers/vietnam-lawyers/) là kết quả khảo sát chuyên sâu được thực hiện bởi Asia Business Law Journal. Các đề cử được đưa ra bởi các chuyên gia, chủ yếu là luật sư nội bộ (in-house counsels) và chuyên viên pháp chế tại các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế bao gồm Abbott, Agile Counsel, Bayer Group, Berjaya Corporation, Climate Fund Managers, Dai-ichi Life, EY, GlaxoSmithKline, Grant Thornton,v.v.

Cả ba Luật sư của bizconsult đều là những luật sư với trình độ chuyên nghiệp cao, kinh nghiệm nghiệm hành nghề lâu năm, được đánh giá cao nhờ những tư vấn toàn diện và sâu sắc giúp doanh nghiệp phát triển, bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng. Theo khảo sát này Luật sư Lê Hồng Phong được nhận xét là “một luật sư M&A tận tâm và nhạy bén”.

Chúng tôi cảm ơn Asia Business Law Journal đã thực hiện khảo sát mang tính sâu rộng này.

Chúng tôi cảm ơn và trân trọng các đánh giá tích cực và đề cử dành cho luật sư của chúng tôi từ phía quý khách hàng tham gia khảo sát, thể hiện sự tin tưởng của quý khách hàng đối với các luật sư và dịch vụ của bizconsult.

Vietnam’s Top 100 Lawyers by Asia Business Law Journal

January 29th, 2021

Bizconsult Law Firm has 3 lawyers, Nguyen Anh Tuan, Nguyen Dang Viet and Le Hong Phong ranked in Vietnam’s Top 100 Lawyers 2020 (The A-List 2020) by Asia Business Law Journal.

The A-List (https://law.asia/asia-business-law-journal/lawyers/vietnam-lawyers/) is concluded after extensive research conducted by Asia Business Law Journal. Nominations are given by professionals, mainly in-house counsels and corporate legal managers in Vietnamese and global companies and law firms including Abbott, Agile Counsel, Bayer Group, Berjaya Corporation., Climate Fund Managers, Dai-ichi Life, EY, GlaxoSmithKline, Grant Thornton, etc.

Bizconsult’s 3 lawyers in the top 100 rankings have intensive expertise and extensive experience, and are appreciated for their wise and comprehensive advice that help develop clients’ businesses. According to this survey, Lawyer Le Hong Phong is regarded as “a dedicated and responsive M&A lawyer”.

We thank Asia Business Law Journal for conducting this extensive survey.

We express our thanks and gratitude to the positive comments and nominations for our attorneys from clients participating in the survey, their interests and the trust in our legal services.

Breakthroughs in Vietnam’s securities market

Đăng ngày 19/11/2020.

Lưu ý: “bài viết này chỉ phát hành tiếng Anh cho tạp chí nước ngoài Asian- Mena Counsel”

Since the first promulgation of the law on securities in 2006, Vietnam’s securities market has experienced dramatical growth (roughly twentyfold in market capitalisation). After three rounds of amendments to and supplementation of the law, on November 26, 2019, the National Assembly approved the new law on securities No. 54/2019/QH14 coming into effect on January 1, 2021 (“Law 2019”). Significant changes brought in by the new law promise to create a relevant legal framework and strong impetus to enhance market development. This article reviews some prominent issues.

Securities offering

Currently, conditions on public offerings are specifically provided for stocks, bonds and fund certificates regardless the nature, size and influence of the offering. The Law 2019 improves such provisions by distinguishing conditions applicable for initial public offerings and secondary public offerings of stocks, conditions for offering of non-convertible bonds and convertible bonds and conditions for offerings of fund certificates. Furthermore, new regulations seem to limit public offerings to well-performing, large companies and pay more attention to minority investors’ protection. Of particular note: for eligible IPO issuers, the threshold for paid-up charter increases from 10 billion VND to 30 billion VND; profitable performance history extends from one years to two years; issuers subject to criminal prosecution or having been convicted of any one of the crimes of violation of economic management order are prohibited; and it is required that at least 15 percent of the voting shares to be subscribed to more than 100 minority shareholders.

For private placements, the new law differentiates conditions applicable for the private placement of bonds and those applicable for other securities (stocks, convertible bonds and bonds with warrants). Only professional investors or strategic investors are allowed to apply in private placement. Professional investors are defined more broadly to comprise corporates with paid-in capital of more than 100 billion VND, listed companies, companies registered in the securities trading system, securities practicing certified individuals, individuals possessing a portfolio of at least 2 billion VND or having paid personal income tax in the most recent year of at least 1 billion VND besides other traditional financial institutions. The new law also regulates a private placement lock-up period to be three years for strategical investors and one year for professional investors.

Public companies

Law 2019 alters the criteria for public company classification. Paid-in charter capital of public companies increases to 30 billion VND (the current criteria is 10 billion VND) and at least 10 percent of voting shares are to be held by at least 100 minority shareholders. Companies successfully completing an IPO by registration with the State Securities Committee (“SSC”) are also classified as a public company.

Public companies shall comply with various remarkable regulations. After a successful public offering, they are obliged to register for trading on the unlisted securities trading system for unlisted securities. Share repurchase by a public company shall satisfy a number of conditions including having sufficient funds from specific sources and assigning a securities company to undertake the transaction. Numerous aspects relating to the administration of public companies are also addressed in the new law, namely shareholders’ rights and obligations, shareholder congress convention, the board of management’s structure and its rights and obligations, the nomination of members of board of management, principles for the prevention of conflict of interest, and information transparency.

Securities trading market

Under the new law, the securities market is organised and operated solely by the Vietnam Stock Exchange (“VSE”), a corporate 50 percent and more hold by the State and its subsidiaries. Another important new player in the market is Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation (“VSD”), replacing the Securities Depository Center, which will be in charge of registration, depository, clearing and supporting services for securities transactions. Like VSE, VSD is also owned by the State for more than 50 percent of their voting shares and under the supervision of the SSC.

Other significant changes

Depository receipts: this term is defined as securities issued on the basis of securities of an organisation legally established in Vietnam. There is also a term of non-voting depository receipts under the new law on enterprise 2020. This new derivative product is designed with the aim to open up foreign room without loosening restrictions on foreign control over local companies.

Clearing bank: there currently exist three clearing banks in the market, SBV for treasury bonds, BIDV for common securities and Vietinbank for derivatives. The new law sets conditions for new players wishing to enter this niche market. Most notable conditions include having charter capital of more than 10 trillion VND, two years of profitable operation, capital adequacy ratios satisfaction and other requirements on technical infrastructure.

Harmonisation with the law on enterprise: Securities companies and fund management companies after obtaining an operation license from the SSC shall apply for an enterprise registration certificate in accordance with the law on enterprise.

Foreign room applicable for securities companies, fund management companies is opened to 100 percent for foreign institutions operating in banking, securities, insurance industries and originated from countries signing bilateral agreement with SSC. For other foreign organisations and individuals, the room is set to 49 percent.

https://www.inhousecommunity.com/article/breakthroughs-vietnams-securities-market/

Download pdf version