BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 06, 2023 – NGHỊ ĐỊNH SỐ 08/2023/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 3 NĂM 2023 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ NGƯNG HIỆU LỰC THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU TẠI CÁC NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ CHÀO BÁN, GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP RIÊNG LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Phát hành 06/2023

Nguyễn Thị Thu Trang
Luật sư Cố vấn

Phan Văn Huy
Luật sư Cộng sự Cấp cao 

Thời gian qua, một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc nhóm kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn trong thanh toán nghĩa vụ nợ gốc và lãi trái phiếu đến hạn. Để tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp cũng như đưa ra thêm lựa chọn cho người sở hữu trái phiếu, ngày 05/03/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (“Nghị định 08/2023”).

Nghị định 08/2023 được kỳ vọng sẽ mang lại hướng giải quyết tích cực cho các doanh nghiệp phát hành và người sở hữu trái phiếu trong việc thanh toán trái phiếu đến hạn. Nghị định 08/2023 có hiệu lực từ ngày ký ban hành và quy định những điểm mới đáng lưu ý sau đây:

 1. Cho phép đàm phán để thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác 

Trước đây, doanh nghiệp phát hành trái phiếu có trách nhiệm “thanh toán đy đ, đúng hn lãi, gc trái phiếu khi đến hn và thc hin các quyn kèm theo (nếu có) cho ngưi s hu trái phiếu theo điu kin, điu khon ca trái phiếu“, quy định tại Khoản 3 Điều 34 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế (“Ngh đnh 153/2020”), mà không có quy định cho phép điều chỉnh thời hạn thanh toán này. Nghị định 08/2023 đã bổ sung quy định cho phép doanh nghiệp phát hành có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác. Cụ thể, đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, trường hợp doanh nghiệp phát hành không thể thanh toán đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi trái phiếu bằng đồng Việt Nam theo phương án phát hành đã công bố cho nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác theo các nguyên tắc sau:

(i) Tuân thủ quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đó;

(ii) Phải được người sở hữu trái phiếu chấp thuận;

(iii) Doanh nghiệp phát hành phải công bố thông tin bất thường và chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật.

Khung pháp lý mới này được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp phát hành trái phiếu đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu theo phương án phát hành đã công bố cho nhà đầu tư cùng với người sở hữu trái phiếu tìm phương án giải quyết thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn. Về phía người sở hữu trái phiếu, quy định mới mở ra thêm lựa chọn để người sở hữu trái phiếu nhận thanh toán bằng tài sản khác thay vì chờ đợi doanh nghiệp thanh toán theo phương án công bố ban đầu.

Tuy nhiên, cần lưu ý khung pháp lý mới chỉ dừng lại ở việc quy định doanh nghiệp chịu hoàn toàn trách nhiệm về tình trạng pháp lý của tài sản được sử dụng để thanh toán chứ không quy định một cơ chế chặt chẽ để kiểm soát tính hợp pháp của tài sản và quy trình thanh toán sau đó. Nhiều ý kiến cho rằng việc thay đổi tài sản thanh toán có thể làm phát sinh vấn đề trong việc định giá tài sản, phân chia tài sản, đặc biệt trong trường hợp nhiều người sở hữu trái phiếu cùng nhận thanh toán bằng một bất động sản.

2. Kéo dài kỳ hạn của trái phiếu tối đa 02 năm so với phương án phát hành đã công bố

Đối với trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành trước và còn dư nợ đến ngày 16/9/2022 – ngày Nghị định số 65/2022/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 153/2020 (“Ngh đnh 65/2022”) có hiệu lực thi hành,  thay vì không cho phép doanh nghiệp được thay đổi kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành như đã quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 65/2022, Nghị định 08/2023 có quy định cho phép thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

(i) được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phát hành thông qua

(ii) được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận;

(iii) trường hợp kéo dài kỳ hạn của trái phiếu thì thời gian tối đa không quá 02 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư;

(iv) đối với người sở hữu trái phiếu không chấp thuận thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu thì doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm đàm phán để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư. Trường hợp có người sở hữu trái phiếu không chấp thuận phương án đàm phán thì doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người sở hữu trái phiếu theo phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư (kể cả trường hợp việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu đã được người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu trở lên chấp thuận).

Theo đó, điểm mới đáng lưu ý là thời hạn kéo dài kỳ hạn của trái phiếu là tối đa 02 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư. Khoảng thời gian này được kỳ vọng sẽ giúp cho doanh nghiệp phát hành sẽ có thêm thời gian để thực hiện nghĩa vụ với người sở hữu trái phiếu.

3. Ngưng hiệu lực thi hành một số quy định đến hết năm 2023

Nghị định 08/2023 quy định ngưng hiệu lực thi hành đối với các quy định sau đây tại Nghị định 65/2022 đến hết ngày 31/12/2023:

(i) Quy định về việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân tại điểm d khoản 1 Điều 8 Nghị định 153/2020 được sửa đổi tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 65/2022;

(ii) Quy định về thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt phát hành tại khoản 7, khoản 8 Điều 1 Nghị định số 65/2022;

(iii) Quy định về kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu tại điểm e khoản 2 Điều 12 Nghị định số 153/2020 được sửa đổi tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 65/2022.

Theo đó, việc ngưng hiệu lực của các quy định nêu trên được đánh giá là biện pháp ngắn hạn hỗ trợ doanh nghiệp phát hành trái phiếu giải quyết các khó khăn trước mắt về thanh khoản và thanh toán các trái phiếu đến hạn.

Kết lại, Nghị định 08/2023 bổ sung các cơ chế mới để doanh nghiệp phát hành đàm phán với người sở hữu trái phiếu để giải quyết tình hình khó khăn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nước ở thời điểm hiện tại. Về nguyên tắc, để có thể thay đổi tài sản thanh toán và kéo dài kỳ hạn trái phiếu, doanh nghiệp phát hành phải có được chấp thuận của người sở hữu trái phiếu. Do đó, người sở hữu trái phiếu cần phải cân nhắc kỹ trước khi đưa ra các quyết định liên quan, trong bối cảnh nhiều vấn đề có thể phát sinh liên quan đến định giá tài sản, phân chia tài sản cùng chủ sở hữu hoặc liên quan đến việc doanh nghiệp phát hành cung cấp thông tin không rõ ràng hoặc không chính xác.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 05, 2023 – QUY ĐỊNH MỚI SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN LUẬT ĐẤT ĐAI

Phát hành 05/2023

Nguyễn Đăng Việt
Luật sư Thành viên

Nguyễn Tú Oanh
Luật sư Cộng sự

Ngày 03/04/2023, Phó Thủ Tướng Chính Phủ ông Trần Hồng Hà đã ký và ban hành Nghị định 10/2023/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (“Nghị định 10/2023”) có hiệu lực từ ngày 20/05/2023.

Nghị định 10/2023 được xem là một trong 04 Nghị định ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực đất đai và thị trường bất động sản. Theo đó, việc soạn thảo, hoàn thiện và ban hành Nghị định 10/2023 nhằm mục đích giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định về thủ tục về đất đai, định giá đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đối với bất động sản không phải nhà ở (bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, văn phòng…). Cụ thể, Nghị định 10/2023 có những điểm mới đáng lưu ý sau đây:

1. Bổ sung quy định về Thời gian bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng không tính vào thời gian được gia hạn

Điều 64.1.(i) Luật đất đai 2013 quy định “…hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng”. Theo đó, các trường hợp được xem là trường hợp bất khả kháng đã được hướng dẫn cụ thể tại Điều 15.1 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP, tuy nhiên quy định này chưa rõ ràng trong việc xử lý hệ quả của việc bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng.

Để giải quyết thiếu sót của quy định nêu trên, Nghị định 10/2023 đã bổ sung quy định: “…Thi gian b nh hưởng đi vi trường hp bt kh kháng không tính vào thi gian được gia hn 24 tháng…”. Như vậy, nếu được xác định là bị ảnh hưởng bởi trường hợp bất khả kháng thì thời hạn được gia hạn sẽ được kéo dài tương ứng với thời gian bị ảnh hưởng bởi trường hợp bất khả kháng.

Thẩm quyền xác định thời gian bị ảnh hưởng bởi trường hợp bất khả kháng được giao cho: (i) UBND cấp Tỉnh đối với Dự án thuộc địa bàn một tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và (ii) Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đối với Dự án thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

2. Bổ sung quy định về Đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất

Điều 119 Luật đất đai 2013 quy định về các điều kiện thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Theo đó chỉ có quy định chung về Điều kiện đối với tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất và Điều kiện của tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng đất.

Hiện nay, Nghị định 10/2023 bổ sung Điều 17b về Đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất. Trong đó quy định cụ thể:

(i) Điều kiện của tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất: Nghị định 10/2023 quy định khi có hai (02) công ty trở lên có sở hữu chéo lẫn nhau cùng tham gia đấu giá một thửa đất hoặc một dự án gồm một hoặc nhiều thửa đất thì chỉ được một công ty tham gia đấu giá; tiền đặt trước bằng 20% tổng giá trị thửa đất, khu đất tính theo giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất; và phải  đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở, dự án kinh doanh bất động sản khác;

(ii) Điu kin đi vi đt đưa ra đu giá quyn s dng đt: ngoài điều kiện đã quy định tại Điều 119.1 Luật đất đai thì còn phải đáp ứng điều kiện: (a) Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất; (b) Việc đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện đối với từng thửa đất; (c) Đã có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

Ngoài ra, Điều 17a còn quy định rõ đối với khoản tiền đặt trước về các trường hợp xử lý cụ thể khi chuyển thành nghĩa vụ tài chính nếu trúng đấu giá hoặc khi hoàn lại.

3. Bổ sung quy định về cấp Giấy chứng nhận cho căn hộ du lịch

Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở, cụ thể là các căn hộ du lịch, biệt thự du lịch…, đã từng được Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn thực hiện tại Công văn số 703/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 14/02/2020 (“Công văn 703). Theo đó, Công văn 703 đã dẫn chiếu đến Điều 32 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP về Chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở. Tuy nhiên Điều 32 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP chưa có quy định cụ thể đối với công trình xây dựng có sử dụng vào mục đích lưu trú du lịch.

Do đó, Nghị định 10/2023 đã bổ sung khoản 5 Điều 32 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP để áp dụng đối với công trình xây dựng có sử dụng vào mục đích lưu trú du lịch. Quy định này nêu rõ: “Đi vi công trình xây dng có s dng vào mc đích lưu trú du lch theo quy đnh ca pháp lut v du lch trên đt thương mi, dch v nếu đáp ng đ điu kin theo quy đnh ca pháp lut v đt đai, pháp lut v xây dng, pháp lut v kinh doanh bt đng sn thì được chng nhn quyn s hu công trình xây dng gn lin vi đt theo mc đích s dng đt thương mi, dch v”. Đây là hành lang pháp lý quan trọng giúp xác định quyền sở hữu đối với công trình xây dựng có sử dụng vào mục đích lưu trú du lịch; xác định mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất đối với đất được sử dụng để xây dựng các công trình xây dựng có sử dụng vào mục đích lưu trú du lịch. Tuy nhiên, theo quan đim ca chúng tôi, Ngh đnh 10/2023 vn chưa nêu rõ c th ch đu tư công trình xây dng có s dng vào mc đích lưu trú du lch có được chuyn nhượng l công trình cho các khách hàng là t chc, cá nhân khác hay không, vì trên thc tế vic chuyn nhượng như vy có th dn ti sai khác v d án đu tư ban đu đã cp cho Ch đu tư, và vic chuyn nhượng có được xem là chuyn nhượng mt phn d án đu tư hay không.

Quy định nêu rõ chủ sở hữu công trình xây dựng có sử dụng vào mục đích lưu trú du lịch có trách nhiệm trước pháp luật về việc đáp ứng đủ điều kiện theo pháp luật về xây dựng, kinh doanh bất động sản, nhưng không quy định về việc có phải đáp ứng quy định về luật đầu tư hay không.

4. Sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận

Hiện tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định: Đi vi đa phương đã thành lp Văn phòng đăng ký đt đai, Sở Tài Nguyên và Môi Trường là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyn s dng đt, quyn s hu nhà và tài sn khác gn lin vi đt cho người s dng đt, ch s hu tài sn gn lin vi đt (Giấy chứng nhận) trong các trường hợp: (i) Khi người s dng đt, ch s hu tài sn thc hin các quyn ca người s dng đt, ch s hu tài sn gn lin vi đt mà phi cp mi Giy chng nhn; (ii) Cp đi, cp li Giy chng nhn.

Nghị định 10/2023 đã sửa đổi thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp theo hướng tạo điều kiện thuận tiện cho người dân trong việc thực thiện các thủ tục hành chính này (được thực hiện tại Văn phòng Đăng ký đất đai mà không cần lên Sở Tài nguyên và Môi trường).

5. Bổ sung quy định về phương thức thực hiện thủ tục hành chính đất đai online

Khoản 7 Điều 1 Nghị định 10/2023 đã bổ sung các quy định hướng dẫn rõ hơn đối với các thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận trên môi trường điện tử.

Như vậy, người yêu cầu thực hiện một số thủ tục hành chính về đất đai hiện nay có thể thực hiện theo phương thức trực tuyến (online) và nhận kết quả qua bưu điện mà không phải trực tiếp đến tận cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ để làm thủ tục. Quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho các chủ thể liên quan.

6. Bổ sung quy định về điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án đầu tư

Liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất sang mục đích khác để thực hiện dự án đầu tư đối với đất trồng lúa, đất rừng…, khoản 9 Điều 1 Nghị định 10/2023 bổ sung Điều 68a về điều kiện, tiêu chí cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp này, trong đó nổi bật là:

  • Có phương án trồng rừng thay thế hoặc văn bản hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác; có phương án sử dụng tầng đất mặt và văn bản hoàn thành trách nhiệm nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định của pháp luật về trồng trọt đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng chuyên trồng lúa sang mục đích khá
  • Có đánh giá sơ bộ tác động môi trường, đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có).

Đây là một trong những quy định bổ sung đáng chú ý của Nghị định 10/2023 mà các nhà đầu tư cần lưu ý nếu có ý định tiến hành thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

7. Sửa đổi, bổ sung quy định về hồ sơ cấp Giấy chứng nhận trong dự án phát triển nhà ở, dự án kinh doanh bất động sản không phải dự án phát triển nhà ở

Đối với dự án phát triển nhà ở, sau khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư không còn phải nộp Báo cáo kết quả thực hiện dự án cho Sở Tài Nguyên và Môi Trường nữa. Có thể đây là quy định giảm bớt thủ tục hành chính, vì đã có thủ tục kiểm tra nghiệm thu hoàn công đưa công trình vào sử dụng.

Đối với dự án kinh doanh bất động sản không phải dự án phát triển nhà ở, sau khi hoàn thành công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường Thông báo của cơ quan chuyên môn về xây dựng cho phép chủ đầu tư nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoặc chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng cùng một số giấy tờ khác.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 03, 2023 – QUY ĐỊNH MỚI VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG THEO THÔNG TƯ 11/2022/TT-NHNN

Phát hành 03/2023

Trần Công Quốc
Luật sư Thành viên

Nguyễn Thùy An
Luật sư Cộng sự

Ngày 30/09/2022, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng (sau đây gọi là “Thông tư 11”). Thông tư 11 có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2023, thay thế Thông tư 07/2015/TT-NHNN và Thông tư 13/2017/TT-NHNN về bảo lãnh ngân hàng (sau đây gọi chung là “Thông tư 07”). Dưới đây là một số điểm mới đáng chú ý của Thông tư 11.

1. Hoạt động bảo lãnh điện tử 

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 11, bên cạnh phương thức bảo lãnh bằng văn bản giấy, tổ chức tín dụng/chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể cung cấp bảo lãnh điện tử (sau đây gọi là “bảo lãnh điện tử”). Việc áp dụng bảo lãnh điện tử sẽ phụ thuộc vào thoả thuận giữa tổ chức tín dụng/chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng. Việc thực hiện bảo lãnh điện tử phải đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền, giao dịch điện tử, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Việc bổ sung quy định về bảo lãnh điện tử tại Thông tư 11 dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng và nhằm thực hiện các quy định của Luật các tổ chức tín dụng về hoạt động ngân hàng điện tử. Các vấn đề liên quan đến giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng điện tử và bảo lãnh điện tử cũng được quy định trong Nghị định 35/2007/NĐ-CP, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, Quyết định 35/2006/QĐ-NHNN và các văn bản pháp luật khác.

Trường hợp thực hiện nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng qua phương tiện điện tử thì giá trị mỗi cam kết bảo lãnh cho khách hàng cá nhân không được vượt quá 04 tỷ đồng Việt Nam và cho khách hàng tổ chức không được vượt quá 45 tỷ đồng Việt Nam, trừ các trường hợp sau:

  • Thông tin nhận biết khách hàng được xác thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được xác thực điện tử thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử;
  • Khách hàng gửi đề nghị cấp bảo lãnh bằng điện tử thông qua hệ thống SWIFT;
  • Thông tin khách hàng và nghĩa vụ được bảo lãnh được đối chiếu khớp đúng thông qua cổng thanh toán điện tử hải quan hoặc hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
  • Khách hàng sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật khi đề nghị cấp bảo lãnh hoặc ký thoả thuận cấp bảo lãnh với tổ chức tín dụng/chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
  • Khách hàng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

2. Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai

Thông tư 11 làm rõ một số nội dung liên quan đến bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai như sau:

  • Theo Thông tư 11, hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai là thỏa thuận cấp bảo lãnh giữa ngân hàng thương mại với chủ đầu tư và các bên liên quan khác (nếu có) về việc ngân hàng thương mại chấp thuận bảo lãnh cho chủ đầu tư trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. Ngân hàng thương mại sẽ phát hành thư bảo lãnh cho bên mua sau khi ký kết hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai.

Hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai được ký kết trước khi ký kết hợp đồng mua hoặc hoặc đồng cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai (sau đây gọi là “Hợp đồng mua” hoặc “Hợp đồng cho thuê mua”). Sau khi ký kết Hợp đồng mua hoặc Hợp đồng cho thuê mua, chủ đầu tư phải yêu cầu ngân hàng thương mại phát hành thư bảo lãnh cho bên mua.

  • Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia bảo lãnh

Thông tư 11 quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, ngân hàng thương mại và bên mua trong quan hệ bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, các quy định này góp phần bảo vệ bên mua khi yêu cầu bảo lãnh, ngoài các quyền và nghĩa vụ khác, bao gồm:

  • Ngân hàng thương mại có nghĩa vụ phát hành thư bảo lãnh và gửi thư bảo lãnh cho bên mua hoặc chủ đầu tư theo quy định tại Hợp đồng mua hoặc Hợp đồng thuê mua;
  • Chủ đầu tư có nghĩa vụ gửi thư bảo lãnh do ngân hàng thương mại phát hành cho bên mua sau khi nhận được từ ngân hàng thương mại;
  • Bên mua có quyền được nhận thư bảo lãnh do ngân hàng thương mại phát hành từ ngân hàng thương mại hoặc chủ đầu tư gửi đến trong thời hạn hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai có hiệu lực và trước thời hạn giao, nhận nhà dự kiến;
  • Khi chấm dứt hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trước thời hạn, chậm nhất vào ngày làm việc tiếp theo, ngân hàng thương mại phải công bố trên trang thông tin điện tử và thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có dự án của chủ đầu tư về việc chấm dứt hợp đồng bảo lãnh, trong đó nêu rõ nội dung ngân hàng thương mại không tiếp tục phát hành thư bảo lãnh cho bên mua ký Hợp đồng mua, Hợp đồng thuê mua nhà ở với chủ đầu tư sau thời điểm ngân hàng thương mại chấm dứt hợp đồng bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai với chủ đầu tư. Đối với các thư bảo lãnh đã phát hành cho bên mua trước đó, ngân hàng thương mại tiếp tục thực hiện cam kết cho đến khi nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt.

3. Các trường hợp doanh nghiệp không được cấp bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán trái phiếu

Theo quy định tại Điều 11.2 Thông tư 11, tổ chức tín dụng/chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh cho nghĩa vụ thanh toán trái phiếu được phát hành với mục đích cơ cấu lại khoản nợ, góp vốn, mua cổ phần hoặc tăng quy mô vốn hoạt động. Trong khi đó, hạn chế cấp bảo lãnh này tại Thông tư 07 chỉ áp dụng đối với 02 trường hợp là cơ cấu lại nợ và trái phiếu phát hành bởi công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng khác.

4. Sử dụng tiếng nước ngoài trong bảo lãnh

Trước đây, theo quy định tại Thông tư 07, thoả thuận cấp bảo lãnh/cam kết bảo lãnh chỉ được lập bằng tiếng nước ngoài trong trường hợp giao dịch bảo lãnh thuộc các trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định của Bộ luật dân sự. Nay, Thông tư 11 bổ sung 02 trường hợp được sử dụng tiếng nước ngoài, bao gồm (i) trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh phát sinh khi thực hiện các dự án được tài trợ vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế và (ii) trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh phát sinh khi tham gia gói thầu quốc tế.

5. Quy định chuyển tiếp

Các thoả thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh đã ký kết và có hiệu lực trước ngày Thông tư 11 có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo các thoả thuận, cam kết đã ký cho đến khi nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt. Việc sửa đổi, bổ sung các thoả thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh đã ký kết nêu trên phải phù hợp với quy định tại Thông tư 11.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 01, 2023 – NGHỊ ĐỊNH SỐ 99/2022/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 11 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THAY THẾ CHO NGHỊ ĐỊNH SỐ 102/2017/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 09 NĂM 2017

Phát hành 01/2023

Nguyễn Bích Vân
Thành viên

Hà Tuấn Việt
Luật sư Cộng sự

Các biện pháp bảo đảm luôn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định các quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại, hạn chế các tranh chấp phát sinh, nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật của các chủ thể tham gia vào giao dịch. Đồng thời, các biện pháp bảo đảm còn là công cụ góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể này trong trường hợp đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm ra đời xuất phát từ nhu cầu công khai các giao dịch bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào giao dịch, các bên liên quan. Trong những năm gần đây, trước những yêu cầu từ thực tiễn, các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm ngày càng được hoàn thiện, tạo cơ sở vững chắc để các tổ chức, cá nhân có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng, đảm bảo an toàn pháp lý trong các giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại.

Ngày 30/11/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm để thay thế cho Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 qua đó góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện, thống nhất pháp luật trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm.

Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm chính thức có hiệu lực vào ngày 15/01/2023 và có những điểm mới đáng lưu ý như sau:

 1. Phạm vi điều chỉnh 

Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 99/2022/NĐ-CP so với Nghị định 102/2017/NĐ-CP là mở rộng thêm nội dung điều chỉnh về việc đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Theo đó, đối với các vấn đề không được quy định trong pháp luật về chứng khoán thì việc đăng ký được thực hiện theo quy định liên quan đến đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển được quy định trong Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

2. Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm

Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định có bốn trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản bao gồm: (i) đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan; (ii) đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản; đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận; (iii) đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký; (iv) xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký đối với trường hợp quy định tại các điểm trên.

Đây là điểm khác biệt thể hiện ở việc mở rộng về thể chế, phạm vi các biện pháp bảo đảm mà các chủ thể tham gia vào giao dịch có thể lựa chọn để đăng ký so với nội dung của Nghị định 102/2017/NĐ-CP trước đây quy định theo hướng phân loại khá cứng nhắc thành hai nhóm gồm nhóm các biện pháp bảo đảm bắt buộc phải đăng ký (thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp tài sản gắn liền với đất, thế chấp tàu bay, tàu biển) và nhóm các biện pháp bảo đảm được đăng ký khi có yêu cầu (thế chấp tài sản là động sản, thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai, bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu).

3. Nguyên tắc đăng ký, cung cấp thông tin

Với mục đích đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong việc đăng ký, cung cấp, trao đổi thông tin về biện pháp bảo đảm, tạo khung pháp lý thuận lợi cho hoạt động đăng ký, cung cấp thông tin của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ thể có yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm, Nghị định 99/2022/NĐ-CP đã quy định nguyên tắc thông tin về biện pháp bảo đảm phải được công khai, được cung cấp theo yêu cầu, các thông tin được trao đổi theo quy định của pháp luật; thực hiện đúng thủ tục, thẩm quyền, thời hạn, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, không làm phát sinh thủ tục khác với quy định của Nghị định. Đặc biệt trong trường hợp vi phạm bất kỳ nội dung nào trong các nguyên tắc kể trên, Cơ quan đăng ký phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ngoài ra, Cơ quan đăng ký không phải chịu trách nhiệm về tên hợp đồng bảo đảm và nội dung thuộc quyền thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo đảm; các bên phải trung thực trong kê khai, cung cấp, trao đổi thông tin; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin được kê khai, được cung cấp, được trao đổi.

4. Hiệu lực của đăng ký

Để đảm bảo tính minh bạch về hiệu quả và hiệu lực của việc đăng ký, đồng thời tách bạch được giữa việc đăng ký biện pháp bảo đảm và việc đăng ký khác liên quan đến tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (sau đây gọi là “đăng ký khác”), Nghị định 99/2022/NĐ-CP có các quy định mới về hiệu lực của đăng ký như sau:

  • Quy định cụ thể chi tiết, làm rõ về thời điểm phát sinh, thời điểm chấm dứt của hiệu lực đăng ký biện pháp bảo đảm, đăng ký khác;
  • Hiệu lực của việc đăng ký biện pháp bảo đảm là căn cứ để xác định thời hạn có hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
  • Hiệu lực của việc đăng ký khác chỉ là để thông báo, công khai thỏa thuận, cam kết trong giao dịch dân sự; không phải là căn cứ xác định hiệu lực của giao dịch dân sự, hiệu lực đối kháng với người thứ ba;
  • Tách bạch giữa hiệu lực của việc xóa đăng ký trong trường hợp biện pháp bảo đảm chấm dứt theo yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật với hủy đăng ký do hợp đồng bảo đảm bị tuyên vô hiệu theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, Trọng tài hoặc biện pháp bảo đảm được đăng ký tại cơ quan đăng ký không có thẩm quyền.

5. Thẩm quyền của cơ quan đăng ký

Để đảm bảo tính phù hợp với quy định của pháp luật liên quan, đảm bảo sự minh bạch, thuận lợi về thẩm quyền đăng ký, quản lý nhà nước đối với việc đăng ký biện pháp bảo đảm, Nghị định 99/2022/NĐ-CP đã bổ sung thẩm quyền đăng ký của Tổng Công ty lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam đối với việc đăng ký liên quan đến chứng khoán đã được đăng ký tập trung theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Đồng thời, bên cạnh quy định thẩm quyền chung, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký, Nghị định 99/2022/NĐ-CP cũng quy định cụ thể các trường hợp đăng ký thuộc thẩm quyền riêng của từng cơ quan đăng ký, thể hiện cơ chế pháp lý về việc trao đổi thông tin giữa cơ quan đăng ký với cơ quan, người có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

6. Về hồ sơ, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin

Về hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin

Để đảm bảo sự minh bạch, thống nhất về hồ sơ đăng ký, tránh làm phát sinh những yêu cầu không phù hợp trong thực tiễn đăng ký, Nghi định 99/2022/NĐ-CP quy định cụ thể các nội dung sau:

  • Thông tin phải có trên Phiếu yêu cầu đăng ký; các Biểu mẫu là tài liệu, giấy tờ thuộc thành phần hồ sơ; chữ ký, con dấu trong đăng ký; ngôn ngữ sử dụng trong đăng ký; việc mô tả thông tin về tài sản bảo đảm trong một số trường hợp cụ thể, ví dụ: động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã được đăng ký tập trung;
  • Thành phần hồ sơ đăng ký đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm có tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở; dự án đầu tư xây dựng công trình không phải là nhà ở; tài sản hình thành trong tương lai; tài sản là cây hằng năm, công trình tạm; tài sản là dự án đầu tư nông nghiệp, dự án phát triển rừng, dự án trồng cây lâu năm, cây hằng năm, dự án khác có sử dụng đất, chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất sang đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất; hồ sơ đăng ký khác;
  • Cụ thể hóa thành phần hồ sơ đăng ký thay đổi đối với trường hợp mua bán quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác; hồ sơ xóa đăng ký đối với trường hợp tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; người yêu cầu xóa đăng ký không phải là bên nhận bảo đảm, như: Bên bảo đảm, Cơ quan thi hành án dân sự, Người mua tài sản bảo đảm bị xử lý, Người nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản bảo đảm.

Về thủ tục đăng ký

Nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký theo hướng tiếp cận, quy định cụ thể các thủ tục chung, thủ tục riêng theo từng loại tài sản bảo đảm, cụ thể:

  • Để đảm bảo bao quát đầy đủ các trường hợp đăng ký, thuận tiện cho việc áp dụng, xác định thẩm quyền của cơ quan đăng ký, Nghị định không quy định chung các trường hợp đăng ký như trước đây mà thay vào đó đã cụ thể hóa các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm theo từng loại tài sản. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định cụ thể các trường hợp đăng ký khác cũng như thẩm quyền thực hiện việc đăng ký này.
  • Để đảm bảo tính minh bạch, hạn chế sự tùy tiện trong việc từ chối đăng ký và hạn chế rủi ro, phát sinh thêm chi phí cho người yêu cầu đăng ký, Nghị định quy định Cơ quan đăng ký chỉ được từ chối đăng ký khi có căn cứ được quy định cụ thể trong Nghị định. Bên cạnh đó, Nghị định đã cụ thể hóa một số trường hợp Văn phòng Đăng ký đất đai và Chi nhánh vẫn thực hiện việc đăng ký khi thông tin mà các bên thỏa thuận mô tả tài sản bảo đảm không phù hợp với thông tin trên Giấy chứng nhận hoặc thông tin được lưu trữ tại cơ quan có thẩm quyền.
  • Ngoài ra, Cơ quan đăng ký không được từ chối đăng ký vì lý do: tên hợp đồng bảo đảm, nội dung thỏa thuận về giá trị tài sản bảo đảm, nghĩa vụ được bảo đảm, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác, phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm, thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
  • Với mục đích đảm bảo tính phù hợp về thẩm quyền yêu cầu đăng ký theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và pháp luật liên quan, Nghị định đã quy định về người yêu cầu đăng ký theo hướng tách bạch người có quyền yêu cầu đăng ký lần đầu với người có quyền yêu cầu trong đăng ký thay đổi và xóa đăng ký; quy định cụ thể thông tin về bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, người đại diện trong đăng ký; quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu đăng ký.
  • Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, cũng như đảm bảo tính khả thi trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin, song song với việc tiếp tục quy định việc nộp hồ sơ đăng ký theo phương thức nộp hồ sơ qua môi trường điện tử và nộp hồ sơ đăng ký bằng bản giấy, Nghị định đã quy định cụ thể hơn về quy trình tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ đăng ký của cơ quan đăng ký, trong đó bao gồm các nội dung chính như sau:
    • Tách bạch thời hạn giải quyết hồ sơ khi từ chối đăng ký với thời hạn giải quyết hồ sơ để thực hiện đăng ký;
    • Quy định về các trường hợp cơ quan đăng ký không thực hiện đăng ký do có sự kiện bất khả kháng trong việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ đăng ký và thời hạn giải quyết hồ sơ trong trường hợp này;
    • Quy định về việc thông báo cho người yêu cầu đăng ký để hướng dẫn hoàn thiện, bổ sung thành phần hồ sơ; việc gửi giấy tờ, tài liệu tới cơ quan có thẩm quyền để xác minh khi phát hiện có dấu hiệu giả mạo tài liệu và thời hạn giải quyết hồ sơ trong trường hợp này;
    • Quy định về phương thức trả kết quả đăng ký phù hợp với phương thức nộp hồ sơ đăng ký, giá trị pháp lý của kết quả đăng ký;
    • Quy định về cơ chế, quy trình thực hiện việc đăng ký trên môi trường điện tử.
  • Để đảm bảo tính chính xác của thông tin về biện pháp bảo đảm đã đăng ký, hạn chế các thủ tục đăng ký thay đổi không cần thiết, Nghị định tách biệt giữa các trường hợp bắt buộc phải đăng ký thay đổi với các trường hợp đăng ký thay đổi khi có yêu cầu; thực hiện xóa đăng ký đối với nội dung được đăng ký thay đổi trong trường hợp rút bớt tài sản bảo đảm; làm rõ hơn trách nhiệm của người yêu cầu đăng ký khi không thực hiện đăng ký đối với trường hợp phải đăng ký thay đổi.
  • Với mục đích đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao quát đầy đủ các tình huống phát sinh trong thực tiễn, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của chủ sở hữu tài sản, chủ thể khác liên quan, Nghị định quy định cụ thể các nội dung sau:
    • Các trường hợp xóa đăng ký để phù hợp với thực tiễn và phù hợp với thay đổi của quy định pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
    • Ghi nhận việc xóa đăng ký đối với tài sản được rút bớt đối với trường hợp đăng ký thay đổi do rút bớt tài sản bảo đảm; trường hợp xóa đăng ký một phần nội dung thì không làm thay đổi hoặc chấm dứt hiệu lực đăng ký của nội dung không bị xóa;
    • Quy định về trách nhiệm của người yêu cầu đăng ký trong trường hợp không thực hiện xóa đăng ký khi có căn cứ để việc đăng ký phải xóa;
    • Bổ sung quy định về xóa đăng ký đối với trường hợp đăng ký khác

Đánh giá

Qua thời gian áp dụng trên thực tiễn, Nghị định 102/2017/NĐ-CP đã bộc lộ hạn chế thể hiện qua việc chưa bao quát được hết hiệu quả, hiệu lực của việc đăng ký; từ chối đăng ký; thông tin về bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thông tin trên phiếu yêu cầu đăng ký; ngôn ngữ sử dụng, chữ ký, con dấu trong đăng ký; trả kết quả đăng ký; đăng ký thay đổi, xóa đăng ký; việc tách bạch giữa xóa đăng ký với hủy đăng ký do hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu; cơ chế chỉnh lý thông tin có sai sót; phương thức thanh toán phí đăng ký; nộp hồ sơ đăng ký trên môi trường điện tử; việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Với các quy định mới của Nghị định 99/2022/NĐ-CP, các quy trình đăng ký biện pháp bảo đảm đã được đổi mới, hoàn thiện và trở thành công cụ pháp lý hữu hiệu, minh chứng của sự an toàn, minh bạch về tài sản, giao dịch. Qua đó, người dân và doanh nghiệp có thêm cơ sở pháp lý vững chắc để có thể tiếp cận được các nguồn vốn với chi phí thấp để phát triển sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, các chủ thể cấp vốn cũng an tâm hơn khi việc cung ứng vốn cho thị trường có cơ chế pháp luật bảo vệ để thực hiện một cách an toàn, ổn định. Ngoài ra, các quy định mới của Nghị định 99/2022/NĐ-CP cũng góp phần giúp các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có được bằng chứng pháp lý chính xác, thuận tiện về biện pháp bảo đảm trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước hoặc trong trường hợp phải tiến hành giải quyết các vụ việc theo quy định của pháp luật.

Download pdf version

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG THỰC TẬP SINH

Chúng tôi, CÔNG TY LUẬT TNHH BIZCONSULT, là một trong những công ty luật danh tiếng nhất Việt Nam, được các tổ chức nghề nghiệp quốc tế, như Legal500 Asia Law Firms, Asian Legal Business (ALB), Getting The Deal Through (Tạp Chí Mergers & Acquisitions), Global Legal Experts, Asia IP (Tạp chí Sở Hữu Trí Tuệ Châu Á), asialaw (Tạp chí luật Châu Á) v.v… đánh giá và xếp hạng cao trong nhóm các công ty luật hàng đầu chuyên nghiệp tại Việt Nam trong một số lĩnh vực hành nghề chính như Doanh Nghiệp & Thương Mại, Mua Bán & Sáp Nhập Doanh Nghiệp, Tài Chính & Ngân Hàng, Bất Động Sản & Xây Dựng/Hợp Đồng EPC, Dự Án Đầu Tư (Trong Nước & Nước Ngoài), Sở Hữu Trí Tuệ & Nhượng Quyền Thương Mại, Giải Pháp Tranh Chấp & Tranh Tụng (Trọng Tài, Tòa Án). Khách hàng của chúng tôi là các tập đoàn đa quốc gia, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam. Vui lòng truy cập website: www.bizconsult.vn để biết thêm thông tin về chúng tôi.

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty, chúng tôi cần tuyển dụng thực tập sinh tại thành phố Hà Nội như sau:

Yêu cầu đối với các ứng viên:

  1. Là sinh viên năm cuối hoặc đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật kinh tế loại khá trở lên thuộc các trường ĐHQGHN (Khoa Luật), Đại học Luật Hà Nội và/hoặc các trường luật chính quy khác;
  2. Tiếng Anh (Nghe-Nói-Đọc-Viết) tốt;
  3. Kỹ năng trình bày, thuyết trình tốt;
  4. Sử dụng thành thạo các phần mềm xử lý văn bản và thuyết trình (Microsoft Outlook, Word, Excel, PowerPoint);
  5. Sức khỏe tốt. Tác phong nhanh nhẹn, chuyên nghiệp;
  6. Kỹ năng ứng xử, giao tiếp và giải quyết tình huống tốt
  7. Có kỹ năng làm việc nhóm;
  8. Trung thực. Kỷ luật. Trách nhiệm cao;
  9. Tâm huyết với nghề;
  10. Ưu tiên các ứng viên đã có thời gian thực tập tại các công ty luật.

Quyền lợi:

  1. Được trực tiếp tham gia hỗ trợ xử lý các hồ sơ công việc dưới sự hướng dẫn của các Luật sư của Công ty;
  2. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và thân thiện;
  3. Được các Luật sư của Công ty hướng dẫn, đào tạo các kỹ năng tư vấn và hành nghề luật sư;
  4. Được tham dự các diễn đàn, hội thảo trong nước và quốc tế tổ chức tại Việt Nam nhằm mở rộng kiến thức và quan hệ;
  5. Lương theo năng lực/thỏa thuận;
  6. Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội;
  7. Các phúc lợi theo quy định của Công ty;
  8. Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

Hồ sơ gồm:

  1. Ðơn xin học việc, thực tập;
  2. Sơ yếu lý lịch tự thuật;
  3. Thẻ sinh viên hoặc bằng tốt nghiệp Đại học;
  4. Văn bằng, chứng chỉ khác (nếu có);
  5. 01 ảnh 4 x 6 (chụp trong vòng 06 tháng gần nhất).

Hình thức nhận hồ sơ:

Trực tiếp tại trụ sở chính của Công ty:

Số 20 phố Trần Hưng Đạo

Quận Hoàn Kiếm

Hà Nội

hoặc qua email: [email protected]

Thời hạn nhận hồ sơ:

Hạn cuối ngày 12/02/2023.

Liên hệ:

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Ms. Trang 0988 604 260.

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 11, 2022 – NGHỊ ĐỊNH SỐ 65/2022/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 9 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 153/2020/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2020 QUY ĐỊNH VỀ CHÀO BÁN, GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP RIÊNG LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC VÀ CHÀO BÁN TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Phát hành 11/2022

Lê Hồng Phong
Luật sư Thành viên

Lê Thị Tuyết Mai
Luật sư Cộng sự

Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế ban hành ngày 31/12/2020, hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021. Sau 18 tháng thi hành, trước dấu hiệu tăng trưởng “nóng” kèm theo đó tiềm ẩn nhiều rủi ro, cơ quan quản lý đã liên tục phát ra những cảnh báo đối với các tổ chức phát hành và nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn có tình trạng cố tình vi phạm để chào bán thứ cấp cho nhà đầu tư cá nhân để mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hoặc góp vốn thông qua hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo pháp luật dân sự. Việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp phát hành trái phiếu chưa nghiêm và tuân thủ hàng rào pháp lý, nhiều vụ việc vi phạm nghiêm trọng xảy ra.

Để phát triển bền vững thị trường trái phiếu nên Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có các văn bản chỉ đạo về việc quản lý, đặc biệt là đẩy mạnh thanh tra hoạt động phát hành, đầu tư, cung cấp dịch vụ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp[1].

Trước thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhanh và phát sinh nhiều rủi ro, Chính phủ đã ban hành hành lang pháp lý mới an toàn cho nhà đầu tư, thúc đẩy thị trường minh bạch và nâng cao trách nhiệm giám sát của cơ quan nhà nước.

Những điểm mới đáng lưu ý của Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

1. Mục đích phát hành trái phiếu 

Nghị định 65/2022/NĐ-CP sửa đổi quy định về mục đích phát hành trái phiếu nhằm tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành trong việc sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu đúng mục đích.

Theo đó, mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư[2].

Nghị định 65/2022 cho phép các doanh nghiệp được phát hành trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu nợ. Đây là một trong những điểm trọng yếu theo hướng nới lỏng hơn giúp các doanh nghiệp với mục đích tái cơ cấu nợ (theo đúng quy định) vẫn có thể tiếp cận được với kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

2. Tăng mệnh giá chào bán trái phiếu trong nước lên 100 triệu đồng

Mệnh giá trái phiếu được sửa đổi tăng từ 100.000 đồng hoặc bội số của 100.000 đồng lên 100 triệu đồng hoặc bội số của 100 triệu đồng. Sự gia tăng này cũng giới hạn phạm vi của các nhà đầu tư đủ điều kiện và dường như được thiết kế để loại trừ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Cụ thể, Nghị định 65/2022/NĐ-CP nêu rõ: “Trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, mệnh giá là một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam”[3].

3. Đối tượng mua trái phiếu

Nghị định 65/2022/NĐ-CP cũng quy định cụ thể về nhà đầu tư mua trái phiếu. Theo đó, đối với trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.

Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán để mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ phải đảm bảo danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch do nhà đầu tư nắm giữ có giá trị tối thiểu 02 tỷ đồng được xác định bằng giá trị thị trường bình quân theo ngày của danh mục chứng khoán trong thời gian tối thiểu 180 ngày liền kề trước ngày xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, không bao gồm giá trị vay giao dịch ký quỹ và giá trị chứng khoán thực hiện giao dịch mua bán lại. Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại điểm này có giá trị trong vòng 03 tháng kể từ ngày được xác nhận.

Nghị định mới hướng dẫn về các yêu cầu đối với các nhà đầu tư đủ điều kiện, cũng như các tài liệu làm bằng chứng cho việc đủ điều kiện đó, theo đó khẳng định rõ ràng trách nhiệm của cả tổ chức phát hành và công ty chứng khoán trong việc xác định và xác nhận tư cách nhà đầu tư tham gia phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Nghị định 65/2022/NĐ-CP bổ sung trách nhiệm của nhà đầu tư mua trái phiếu “Thực hiện giao dịch trái phiếu theo quy định tại Điều 16 Giao dịch trái phiếu tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP; không được bán hoặc cùng góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp dưới mọi hình thức. Việc huy động vốn và mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty quản lý quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành”[4].

Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: đối tượng mua trái phiếu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược phải đảm bảo dưới 100 nhà đầu tư[5].

4. Bổ sung nguyên tắc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Điều kiện phát hành trái phiếu tuân thủ quy định tại Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp. Nghị định bổ sung quy định về hồ sơ chào bán trái phiếu bao gồm: (i) kết quả xếp hạng tín nhiệm theo các trường hợp và lộ trình thực hiện như quy định đối với chào bán trái phiếu ra công chúng, từ 1/1/2023; (ii) hợp đồng ký kết với đại diện người sở hữu trái phiếu trong trường hợp chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân và (iii) xác nhận của ngân hàng thương mại về việc mở tài khoản nhận tiền mua trái phiếu.

Sau khi hoàn thành đợt chào bán, trái phiếu phải được (i) đăng ký và lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) và (ii) đăng ký giao dịch với Sở Giao dịch Chứng khoán. Trước đây, không có hướng dẫn cụ thể về các yêu cầu này, trái phiếu phát hành riêng lẻ có thể được đăng ký với thành viên lưu ký của VSD. Những quy định mới này sẽ làm tăng giao dịch thứ cấp và tạo ra một thị trường thứ cấp minh bạch hơn.

Sở giao dịch trái phiếu sẽ cần được thiết lập trong vòng 9 tháng sau khi Nghị định 65/2022 ban hành. Hệ thống đăng ký, lưu ký trái phiếu của VSD và hệ thống giao dịch trái phiếu của Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ đi vào hoạt động từ tháng 6/2023. Trong khi chờ thiết lập sở giao dịch trái phiếu, trái phiếu do tư nhân phát hành có thể tiếp tục được giao dịch theo Nghị định 153/2020.

Nghị định 65/2022/NĐ-CP nêu rõ: Đối với trái phiếu đã phát hành tại thị trường trong nước, doanh nghiệp chỉ được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu khi đáp ứng các quy định sau[6]:

a) Được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phát hành thông qua;

b) Được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.

Thông tin về việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu phải được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin bất thường[7].

5. Người đại diện sở hữu trái phiếu

Nghị định bổ sung quy định về đại diện người sở hữu trái phiếu để tăng cường việc giám sát mục đích sử dụng vốn trái phiếu của doanh nghiệp phát hành cũng như tăng cường giám sát việc thực hiện các cam kết khác của doanh nghiệp phát hành.

Đại diện người sở hữu trái phiếu tăng cường việc giám sát mục đích sử dụng vốn trái phiếu của doanh nghiệp phát hành, cũng như tăng cường giám sát việc thực hiện các cam kết khác của doanh nghiệp phát hành.

Trường hợp chào bán trái phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân, hồ sơ chào bán trái phiếu phải bao gồm hợp đồng ký kết với Đại diện người sở hữu trái phiếu theo quy định tại khoản 7 Điều 14 Nghị định 65/2022/NĐ-CP và quy định của pháp Luật Chứng khoán[8].

Ngoài ra, đại diện người sở hữu trái phiếu thực hiện chế độ báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, sở giao dịch chứng khoán định kỳ hàng quý, hàng năm và báo cáo trong trường hợp phát hiện tổ chức phát hành có hành vi vi phạm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sở hữu trái phiếu[9].

6. Sửa đổi thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán trái phiếu riêng lẻ

Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán không vượt quá 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán. Tổng thời gian chào bán trái phiếu thành nhiều đợt tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày phát hành của đợt chào bán đầu tiên.

Theo Nghị định 65/2022/NĐ-CP, thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt chào bán không vượt quá 30 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước đợt chào bán. Tổng thời gian chào bán trái phiếu thành nhiều đợt tối đa không quá 06 tháng kể từ ngày phát hành của đợt chào bán đầu tiên.

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải ký hợp đồng với đơn vị tư vấn phát hành trái phiếu là công ty chứng khoán trong mọi trường hợp. Trước khi có Nghị định 65/2022, công ty phát hành trái phiếu là công ty chứng khoán được miễn tham gia tư vấn phát hành trái phiếu.

Tổ chức phát hành trái phiếu riêng lẻ phải được cơ quan xếp hạng tín nhiệm (1) xếp hạng tín nhiệm nếu tổng mệnh giá trái phiếu đã phát hành của tổ chức phát hành đó trong mỗi kỳ hạn 12 tháng trước ngày phát hành lớn hơn 500 tỷ đồng và 50% vốn chủ sở hữu được ghi nhận trên báo cáo tài chính mới nhất của nó; hoặc (2) tổng mệnh giá trái phiếu đang lưu hành của tổ chức phát hành đó tại thời điểm đăng ký phát hành lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính gần nhất. Trước Nghị định 65/2022, yêu cầu này chỉ áp dụng cho việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng.

Nghị định 65/2022 hiện yêu cầu đại lý phát hành trái phiếu (hoặc người bảo lãnh phát hành) xác nhận rằng công ty phát hành trái phiếu đã nhận được tiền thu được từ trái phiếu vào tài khoản của mình.

7. Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức đấu thầu, bảo lãnh và đại lý phát hành

Nghị định mới quy định (i) chỉ các công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý và (ii) Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ đại lý phát hành khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán theo quy định của Luật Chứng khoán[10]. Các “tổ chức trung gian” này không được là các bên liên quan của tổ chức phát hành và phải ký hợp đồng cung cấp dịch vụ với doanh nghiệp phát hành, trong đó nêu rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên.

Nghị định mới cũng quy định thêm trách nhiệm của các tổ chức trung gian này trong việc cung cấp thông tin trung thực, chính xác về việc phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư và đảm bảo chỉ phân phối trái phiếu cho các nhà đầu tư đủ điều kiện. Đây là một bước đi rõ ràng nhằm thúc đẩy trách nhiệm hơn từ phía các tổ chức này.

8. Các trường hợp mua lại trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trước hạn[11]:

Đây là quy định hoàn toàn mới so với Nghị định 153/2020/NĐ-CP, theo đó Nghị định 65/2022/NĐ-CP yêu cầu trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành. Nghị định bổ sung quy định doanh nghiệp phải mua lại trái phiếu trước hạn bắt buộc khi vi phạm phương án phát hành (trong đó có phương án sử dụng vốn) hoặc vi phạm pháp luật; trước và sau khi phát hành phải có công bố thông tin về khả năng đảm bảo thanh toán, báo cáo kiểm toán tình hình tài chính và kiểm toán tình hình sử dụng vốn theo mục đích phát hành đã được công bố.

Các trường hợp mua lại trái phiếu trước hạn bao gồm:

  1. Mua lại trước hạn theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành và người sở hữu trái phiếu.
  2. Bắt buộc mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư khi:
  • Doanh nghiệp phát hành vi phạm pháp luật về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền mà vi phạm đó không thể khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.
  • Doanh nghiệp phát hành vi phạm phương án phát hành trái phiếu mà vi phạm đó không thể khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.
  • Các trường hợp khác được nêu cụ thể tại phương án phát hành trái phiếu quy định tại Điều 13 Nghị định 65/2022/NĐ-CP (nếu có).

Lưu ý: Trường hợp bắt buộc mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư không áp dụng đối với trường hợp trái phiếu bị thu hồi theo quyết định của cấp có thẩm quyền[12].

Đánh giá

Với việc ban hành quy định mới về phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, sẽ thúc đẩy việc hình thành các định chế đầu tư dài hạn chuyên nghiệp trên thị trường minh bạch và bền vững. Tăng cường công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành trong điều hành và quản lý giám sát thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu với thị trường tiền tệ, tín dụng ngân hàng và chủ động thông tin tuyền truyền, định hướng thị trường. Thiết lập thị trường giao dịch có tổ chức và hoàn thiện quy định về cơ chế quản lý, giám sát.

Những điều này thể hiện một bước quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch và bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu mà các chuyên gia trong ngành cho là còn thiếu.

Các chủ thể tham gia thị trường ngoài tìm hiểu về trái phiếu doanh nghiệp thì cần tuân thủ quy định của pháp luật trước và trong quá trình tham gia giao dịch. Các doanh nghiệp phát hành phải đảm bảo tính trung thực của hồ sơ chào bán trái phiếu, sử dụng vốn đúng mục đích, có trách nhiệm giải thích cho nhà đầu tư các thông tin liên quan đến phương án phát hành, các rủi ro pháp lý, rủi ro đầu tư, rủi ro sử dụng vốn, quyền, lợi ích và trách nhiệm pháp lý của các bên khi phát hành và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

[1]                 Chỉ thị số 01/CT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2022 của Bộ Tài Chính

[2]                 Khoản 2 Điều 5 Nghị định 65/2022/NĐ-CP

[3]                 Điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 65/2022/NĐ-CP

[4]                 Điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 65/2022/NĐ-CP

[5]                 Điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 65/2022/NĐ-CP

[6]                 Khoản 4 Điều 5 Nghị định 65/2022/NĐ-CP

[7]                 Điểm c khoản 1 Điều 22 Nghị định 65/2022/NĐ-CP

[8]                 Điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định 65/2022/NĐ-CP

[9]                 Khoản 2 Điều 33 Nghị định 65/2022/NĐ-CP

[10]               Khoản 4 Điều 14 Nghị định 65/2022/NĐ-CP

[11]                Khoản 3 Điều 7 Nghị định 65/2022/NĐ-CP

[12]                Khoản 4 Điều 7 Nghị định 65/2022/NĐ-CP

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 10, 2022 – Nghị định 53/2022: Một số điểm đáng chú ý khi thi hành Luật An ninh mạng.

Phát hành 10/2022

Nguyễn Trọng Nghĩa
Luật sư Thành viên

Lê Anh Kiên 
Luật sư Cộng sự

Ngày 12/06/2018, Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019, tuy nhiên một số điều khoản chưa được quy định rõ ràng và có nhiều vướng mắc trong việc thi hành trên thực tế. Do đó, mới đây ngày 15/08/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2022/NĐ-CP (“Nghị định 53”) nhằm quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng.

Nghị định 53 có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2022 và có một số điểm chính đáng lưu ý như sau:

Lưu trữ dữ liệu

Việc lưu trữ dữ liệu được coi là điểm đáng lưu ý nhất của Nghị định 53. Theo đó, chủ thể phải thực hiện việc lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam là các doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thuộc một trong những lĩnh vực: Dịch vụ viễn thông; lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng; cung cấp tên miền quốc gia hoặc quốc tế cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; thương mại điện tử; thanh toán trực tuyến; trung gian thanh toán; dịch vụ kết nối vận chuyển qua không gian mạng; mạng xã hội và truyền thông xã hội; trò chơi điện tử trên mạng; dịch vụ cung cấp, quản lý hoặc vận hành thông tin khác trên không gian mạng dưới dạng tin nhắn, cuộc gọi thoại, cuộc gọi video, thư điện tử, trò chuyện trực tuyến thì phải lưu trữ dữ liệu theo quy định và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam trong trường hợp dịch vụ do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp bị sử dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng đã được Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an thông báo và có yêu cầu phối hợp, ngăn chặn, điều tra, xử lý bằng văn bản nhưng không chấp hành, chấp hành không đầy đủ hoặc ngăn chặn, cản trở, vô hiệu hóa, làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an ninh mạng do lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thực hiện. Thời gian đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam bắt đầu từ khi doanh nghiệp nước ngoài nhận được yêu cầu đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam đến khi doanh nghiệp nước ngoài không còn hoạt động tại Việt Nam hoặc dịch vụ được quy định không còn cung cấp tại Việt Nam.

Đối với doanh nghiệp trong nước, Khoản 2 Điều 26 Nghị định 53 quy định “Doanh nghiệp trong nước lưu trữ dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều này tại Việt Nam”. Nội dung này có thể được hiểu là toàn bộ doanh nghiệp trong nước đều có nghĩa vụ lưu trữ các loại dữ liệu theo quy định. Tuy nhiên, có thể có quan điểm khác cho rằng chỉ những doanh nghiệp trong nước “cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra” mới phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam (trích Khoản 3 Điều 26 Luật An ninh mạng 2018).

Loại dữ liệu cần lưu trữ

Theo quy định của Nghị định 53, loại dữ liệu mà doanh nghiệp phải lưu trữ tại Việt Nam bao gồm (i) Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; (ii) Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra: Tên tài khoản sử dụng dịch vụ, thời gian sử dụng dịch vụ, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng (IP) đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký được gắn với tài khoản hoặc dữ liệu và (iii) Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam: bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác.

Hình thức và thời gian lưu trữ dữ liệu

Hình thức lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam do doanh nghiệp quyết định.

Về thời gian lưu trữ dữ liệu, Nghị định 53 quy định: “Thời gian lưu trữ dữ liệu theo quy định tại Điều 26 Nghị định này bắt đầu từ khi doanh nghiệp nhận được yêu cầu lưu trữ dữ liệu đến khi kết thúc yêu cầu. Thời gian lưu trữ tối thiểu là 24 tháng.”

Quy định này không chỉ rõ đối tượng áp dụng là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài, tuy nhiên, có thể hiểu quy định này chỉ áp dụng với doanh nghiệp nước ngoài do đây là đối tượng có nghĩa vụ lưu trữ dữ liệu khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với doanh nghiệp trong nước, việc lưu trữ dữ liệu có thể được hiểu là phải thực hiện trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động, kể từ khi Nghị định 53 có hiệu lực.

Các nội dung khác

Ngoài nội dung quy định về lưu trữ dữ liệu, Nghị định 53 còn có các quy định quan trọng khác liên quan đến xác lập danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng; các hoạt động bảo vệ an ninh mạng trong cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương./.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 09, 2022 – QUY ĐỊNH MỚI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ CÓ THƯỞNG DÀNH CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Phát hành 09/2022

Trịnh Hoàng Liên
Thành viên

Phan T.Lan Phương 
Trợ lý Pháp lý

Các quy định về hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài có một số thay đổi đáng kể sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2021 quy định về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (“Nghị định số 121”) thay thế Nghị định số 86/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013, Nghị định 175/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2017 và Nghị định 151/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 (sau đây gọi chung là “Nghị định 86”). Nghị định 121 có hiệu lực từ ngày 12 tháng 02 năm 2022, được hướng dẫn bởi Thông tư 39/2022/TT-BTC (“Thông tư 39”) ngày 24 tháng 6 năm 2022 và Thông tư 09/2022/TT-NHNN (“Thông tư 09”) ngày 12 tháng 7 năm 2022. Bài viết này điểm lại một số quy định thay đổi có ý nghĩa đáng kể đối với loại hình kinh doanh này.

1. Đối tượng được phép tham gia trò chơi điện tử có thưởng

Đối tượng được phép tham gia trò chơi điện tử có thưởng theo quy định mới được quy định chặt hơn so với Nghị định 86 trước đây, cụ thể, người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và còn thời hạn cư trú tại Việt Nam; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam và tự nguyện chấp hành Thể lệ trò chơi cũng như các quy định khác của Nghị định 121.

Theo đó, Nghị định 121 không cho phép các đối tượng người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam hoặc nhập cảnh hợp pháp nhưng đã hết thời gian cư trú mà không xuất cảnh theo quy định được tham gia trò chơi điện tử có thưởng.

2. Điều kiện và giấy phép kinh doanh

Về cơ bản, doanh nghiệp kinh doanh loại hình này vẫn phải có đủ hai giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng do Bộ Tài chính cấp và giấy phép thu chi ngoại tệ và hoạt động ngoại hối khác do Ngân hàng Nhà nước cấp trước khi đi vào hoạt động.

Điều kiện doanh nghiệp phải đáp ứng để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo Nghị định 121 được xiết chặt hơn so với quy định cũ. Ngoài các quy định cơ bản giống như quy định tại Nghị định 86 như có cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng 5 sao; có khu vực để bố trí Điểm kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện quy định; có người quản lý, điều hành Điểm kinh doanh đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn (tốt nghiệp đại học và có kinh nghiệm quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng trên 3 năm), có phương án kinh doanh, Nghị định 121 đã xiết chặt điều kiện so với Nghị định 86 ở những điểm sau đây:

  • Nâng mức vốn điều lệ tối thiểu từ 200 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng và yêu cầu năm tài chính liền kề trước năm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh có lãi;
  • Tăng thời gian lưu trữ của thiết bị điện tử và hệ thống camera để theo dõi, giám sát thường xuyên toàn bộ hoạt động trong Điểm kinh doanh (24/24h) lên tối thiểu 180 ngày kể từ ngày ghi hình và đảm bảo hình ảnh rõ nét tại các vị trí sau: khu vực cửa ra, vào Điểm kinh doanh; khu vực bố trí các máy trò chơi điện tử có thưởng; khu vực thu ngân, kho quỹ kiểm đếm tiền mặt, đồng tiền quy ước và lưu giữ thiết bị đựng tiền mặt, đồng tiền quy ước. Quy định cũ chỉ chỉ yêu cầu thời gian lưu trữ 30 ngày đối với các khu vực này và 15 ngày đối với các khu vực khác.
  • Các máy trò chơi điện tử có thưởng mua, nhập khẩu để sử dụng phải là máy mới 100%, có thông số kỹ thuật do nhà sản xuất máy trò chơi điện tử có thưởng công bố và đã được tổ chức kiểm định độc lập hoạt động tại các nước G7 cấp chứng nhận kiểm định.
  •  Quy định chặt hơn về số lượng máy trò chơi điện tử được cấp phép. Tỷ lệ máy duy trì ở mức tối đa 1 máy trên 5 buồng lưu trú như quy định cũ nhưng chỉ tính trên số buồng lưu trú đã đi vào hoạt động.

3. Quản lý đồng tiền quy ước

Cơ chế phát hành và “đăng ký” đồng tiền quy ước theo mẫu mã, số lượng, chủng loại của đồng tiền quy ước của doanh nghiệp với Sở Tài chính và cơ quan thuế trước khi đưa vào kinh doanh và đăng ký lại những thông tin này khi có thay đổi đã được thay thế bằng cơ chế “thông báo” tới Sở Tài chính và cơ quan thuế làm cơ sở phát hành hóa đơn tính doanh thu của doanh nghiệp. Ngoài ra, Nghị định 121 cũng bãi bỏ các quy định về thông tin cơ bản mà đồng tiền quy ước của doanh nghiệp cần phải có, theo đó, đồng tiền quy ước chỉ cần đảm bảo có dấu và ký hiệu riêng để nhận dạng.

Với quy định mới này, Nghị định 121 đã đơn giản hóa điều kiện về hình thức, chất lượng của đồng tiền quy ước cũng như thủ tục để có thể áp dụng đồng tiền này tại doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng giảm được gánh nặng về việc xin cấp phép hoặc các chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về việc sử dụng đồng tiền quy ước.

Việc thanh toán đồng tiền quy ước theo quy định tại Thông tư 09 không có sự khác biệt gì với các quy định cũ. Người chơi được thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản từ tài khoản ở nước ngoài hoặc tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ mở tại ngân hàng được phép ở Việt Nam của người chơi vào tài khoản chuyên dùng ngoại tệ của doanh nghiệp hoặc chấp nhận thẻ tín dụng. Chúng tôi đánh giá những quy định này khá hạn chế xét đến sự phát triển của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay.

4. Nới lỏng chi phí được hạch toán

Việc hạch toán chi phí theo quy định mới được nới lỏng hơn. Cụ thể, mức trần chi phí thuê quản lý trước đây bị giới hạn 4% doanh thu đã được bãi bỏ, doanh nghiệp được chủ động trong việc đàm phán chi phí thuê quản lý và hạch toán chi phí tính thuế.

Nghị định 121 và các văn bản hướng dẫn mới được đánh giá đảm bảo xiết chặt quản lý nhà nước đối với loại hình kinh doanh có điều kiện này nhưng vẫn tạo môi trường thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp sau khi đáp ứng đủ điều kiện.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 09, 2022 – NGHỊ ĐỊNH 25/2022: MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI VỀ DỊCH VỤ BƯU CHÍNH TẠI VIỆT NAM

Phát hành 09/ 2022

Hà Hải
Luật sư Thành viên

Phan Thị Minh 
Luật sư Cộng sự

Kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2011/NĐ-CP ngày 17/06/2011 quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính (“Nghị định 47”), tốc độ phát triển của ngành dịch vụ bưu chính tại Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, doanh thu dịch vụ bưu chính tăng từ khoảng 4.135 tỷ đồng năm 2010 lên tới 36.950 tỷ đồng năm 2020, đóng góp vào khoảng 0,8% vào GDP quốc gia. Tuy nhiên, sau gần 10 năm thực hiện, Nghị định 47 đã bộc lộ một số nội dung không còn phù hợp với thực tế và chưa theo kịp xu thế phát triển của công nghệ hiện đại. Do vậy, ngày 12/04/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 47 (“Nghị định 25”) nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế nói trên. Nghị định 25 có hiệu lực vào ngày 01/06/2022.  Dưới đây là một số điểm mới đáng chú ý của Nghị định 25:

1. Bãi bỏ quy định về thẩm tra dự án

Trước đây, Nghị định 47 quy định “Dự án có vốn đầu tư nước ngoài có mức vốn dưới 15 tỷ đồng Việt Nam phải được thẩm tra nhưng không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư” và “Dự án có vốn đầu tư nước ngoài có mức vốn từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên phải được thẩm tra trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư”. Tuy nhiên, hiện nay quy định này không còn phù hợp với Luật đầu tư 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành. Mặt khác, quy định này còn mang tính chất phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ bưu chính tại Việt Nam. Do đó, Nghị định 25 đã bãi bỏ quy định này.

2. Bãi bỏ quy định về điều kiện tài chính của doanh nghiệp bưu chính

Nghị định 25 chính thức bãi bỏ quy định doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh và mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế do quy định này không có hiệu quả về quản lý nhà nước và tạo rào cản gia nhập thị trường đối với doanh nghiệp.

3. Bổ sung quy định về thông báo, công khai giá cước dịch vụ bưu chính

Việc thông báo giá cước dịch vụ bưu chính không được quy định tại Nghị định 47 mà được quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2012/TT-BTTTT ngày 15 tháng 03 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính. Theo quy định này, doanh nghiệp phải thông báo có cơ quan cấp phép bưu chính khi có thay đổi về giá cước dịch vụ bưu chính đang áp dụng và giá cước dịch vụ mới phát sinh trong vòng 30 ngày kể từ ngày giá cước mới có hiệu lực.

Nghị định 25 đã nâng cấp, hoàn thiện quy định về thông báo giá cước dịch vụ bưu chính từ Thông tư 02/2012/TT-BTTTT, trong đó thời hạn doanh nghiệp phải thông báo thay đổi giá cước hoặc áp dụng giá cước phát sinh giảm xuống còn 05 ngày làm việc kể từ ngày giá cước có hiệu lực. Việc thông báo có thể thực hiện qua hệ thống thông tin trực tuyến. Cơ quan cấp phép bưu chính có quyền sử dụng thông tin giá cước mà doanh nghiệp, tổ chức đã thông báo vào mục đích phân tích, tổng hợp, dự báo biến động giá cả thị trường và xây dựng cơ sở dữ liệu và có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thanh tra nội dung thông báo giá cước dịch vụ bưu chính theo quy định pháp luật.

Ngoài nghĩa vụ thông báo nêu trên, doanh nghiệp còn có nghĩa vụ công khai giá cước dịch vụ bưu chính kể từ thời điểm doanh nghiệp cung ứng dịch vụ dưới một hoặc một số hình thức như niêm yết tại điểm phục vụ, thông báo bằng văn bản, đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc các hình thức khác để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của mọi tổ chức, cá nhân. Giá cước dịch vụ bưu chính được công khai phải thống nhất với giá cước mà doanh nghiệp, tổ chức đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính.

4. Bãi bỏ yêu cầu phân tích tính khả thi và lợi ích kinh tế – xã hội trong hồ sơ đề nghj cấp giấy phép bưu chính

Trước đây, Nghị định 47 yêu cầu doanh nghiệp xin cấp giấy phép bưu chính phải phân tích tính khả thi và lợi ích kinh tế – xã hội của phương án kinh doanh thông qua các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, chi phí, số lượng lao động, thuế nộp ngân sách nhà nước, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư trong 03 năm tới kể từ năm đề nghị cấp phép trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, xem xét từ thực tiễn thẩm định hồ sơ cấp phép thì Bộ Thông tin và Truyền thông thấy rằng nội dung này có rất ít giá trị trong việc chứng minh tính khả thi của phương án kinh doanh, gây khó khăn, tốn kém cho doanh nghiệp, đồng thời quy định này có tính chất can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, Nghị định 25 đã bãi bỏ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi tham gia đầu tư, kinh doanh dịch vụ bưu chính.

5. Giá trị pháp lý của chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi điện tử

Trong bối cảnh dịch vụ bưu chính công nghệ ngày càng phổ biến trên thị trường, Nghị định 25 lần đầu tiên đã bổ sung quy định công nhận giá trị pháp lý của chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi điện tử giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính và người gửi có giá trị pháp lý như hợp đồng ký kết bằng văn bản giữa các bên.

6. Hồ sơ cấp phép bưu chính phải được nộp trực tuyến

Nghị định 25 yêu cầu hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính phải được nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến thay vì nộp bản giấy trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền về bưu chính như trước đây. Hồ sơ phải nộp cũng được giảm bớt còn 01 bộ thay vì 03 bộ hồ sơ bản giấy (01 bộ gốc và 02 bộ sao) như trước đây. Quy định sửa đổi này phù hợp với bối cảnh các cơ quan nhà nước đang ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến và liên thông, đồng bộ với cải cách thể chế và thủ tục hành chính trên các lĩnh vực như hiện nay.

Việc thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bưu chính liên quan đến nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc từ chối hồ sơ sẽ được thực hiện bằng văn bản qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Kết quả giải quyết thủ tục cấp giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính được trả trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.

7. Bổ sung quy định về khuyến mại trong cung ứng dịch vụ bưu chính

Nghị định 25 quy định rằng mức giảm giá cước tối đa đối với dịch vụ bưu chính được khuyến mại bằng hình thức giảm giá không được vượt quá 50% giá cước gần nhất đã công khai, thông báo theo quy định. Đây là quy định hoàn toàn mới của Nghị định 25. Quy định này nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng quy định của pháp luật chung về khuyến mại để thực hiện “khuyến mại, giảm giá” kéo dài đối với nhóm đối tượng khách hàng lớn, dẫn đến cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp bưu chính khác.

8. Sửa đổi, bổ sung các nội dung phải thông báo khi có thay đổi

Theo Nghị định 25, doanh nghiệp được cấp Giấy phép bưu chính và/hoặc văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính phải thực hiện thủ tục thông báo khi có thay đổi các nội dung sau:

  • Người đại diện theo pháp luật
  • Số điện thoại liên lạc của người đại diện theo pháp luật
  • Vốn điều lệ của doanh nghiệp
  • Giá cước dịch vụ bưu chính
  • Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ bưu chính
  • Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính;
  • Các quy định về khiếu nại, bồi thường thiệt hại liên quan đến dịch vụ bưu chính do doanh nghiệp cung cấp

Theo đó, Nghị định 25 đã quy định rõ hơn các nội dung mà doanh nghiệp được xác nhận thông báo hoạt động bưu chính phải thông báo tới cơ quan cấp phép khi có thay đổi. Ngoài ra, so với quy định trước đây, Nghị định 25 đã bỏ yêu cầu thực hiện thông báo khi có thay đổi về địa chỉ trụ sở chính và số điện thoại liên hệ của doanh nghiệp.

9. Trách nhiệm lưu giữ thông tin, tài liệu của doanh nghiệp bưu chính

Nghị định 25 bổ sung trách nhiệm lưu trữ tài liệu và thông tin của doanh nghiệp bưu chính như sau: (i) Lưu trữ hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính và chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi tổi thiểu 5 năm; (ii) Lưu trữ thông tin về người gửi, người nhận (họ và tên, địa chỉ và số điện thoại) và thông tin liên quan đến bưu gửi (nội dung gói, kiện hàng hóa, giấy tờ đi kèm khi vận chuyển theo quy định của pháp luật) tối thiểu 01 năm kể từ ngày được cung cấp.

Download pdf version

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

Ngày 25 tháng 05 năm 2022

bizconsult law firm là một công ty luật danh tiếng tại Việt Nam, được các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như Legal500 Asia Law Firms, Asian Legal Business (ALB), Getting The Deal Through (Tạp Chí Mergers & Acquisitions), Global Legal Experts, Asia IP (Tạp chí Sở Hữu Trí Tuệ Châu Á), asialaw (Tạp chí luật Châu Á) v.v… đánh giá và xếp hạng cao trong nhóm các công ty luật hàng đầu chuyên nghiệp tại Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính:

·       Mua Bán & Sáp Nhập Doanh Nghiệp ·       Doanh Nghiệp & Thương Mại
·       Tài Chính, Ngân Hàng & Trung Gian Thanh Toán ·       Giao Dịch Bất Động Sản & Hợp Đồng EPCs/Xây Dựng
·       Dự Án Đầu Tư (Trong Nước & Nước Ngoài) ·       Sở Hữu Công Nghiệp & Quyền Tác Giả
·       Các Vấn Đề Lao Động ·       Nhượng Quyền Thương Mại & Chuyển Giao Công Nghệ
·       Thị Trường Vốn ·       Hợp Đồng & Đàm Phán Hợp Đồng
·       TMDT & Fintech ·       Giải Quyết Tranh Chấp & Tranh Tụng

Khách hàng của Công ty là các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam. Nhằm đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng tăng của Công ty, chúng tôi cần tuyển dụng một số vị trí sau đây làm việc tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh:

1. VỊ TRÍ LUẬT SƯ TƯ VẤN Số lượng: 02

Mô tả công việc:

  • Hành nghề tư vấn pháp luật theo quy định của công ty và pháp luật;
  • Thực hiện các nghiên cứu, ghi nhớ pháp lý về các lĩnh vực;
  • Dự thảo nội dung tư vấn pháp luật theo yêu cầu của luật sư cấp cao hơn;
  • Theo yêu cầu của luật sư cấp cao hơn, tham gia các cuộc họp giữa luật sư cấp cao hơn với khách hàng, các tổ chức liên quan; thực hiện ghi chép, ghi nhớ nội dung cuộc họp đó; thực hiện các hỗ trợ luật sư cấp cao hơn về thông tin pháp luật, thông tin công việc cần thiết trong cuộc họp và sau cuộc họp;
  • Viết các bài cập nhật văn bản pháp luật, phân tích pháp luật theo chủ đề, chuyên đề theo sự phân công của công ty;
  • Thực hiện các hỗ trợ cần thiết khác theo yêu cầu của luật sư cấp cao hơn trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Yêu cầu:

  • Làm việc toàn thời gian;
  • Đã được cấp Thẻ luật sư, hoặc đã đáp ứng các điều kiện để được cấp Thẻ luật sư và đang chờ cấp Thẻ;
  • Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm hành nghề tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực đầu tư (đặc biệt là đầu tư nước ngoài), thành lập doanh nghiệp và các vấn đề liên quan, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp; soạn thảo, rà soát, tư vấn và đàm phán hợp đồng; các giao dịch bất động sản; rà soát, tư vấn về các giao dịch vay;
  • Kỹ năng làm việc theo nhóm tốt;
  • Kỹ năng tư vấn, trình bày, thuyết trình bằng tiếng Việt và tiếng Anh tốt;
  • Kỹ năng ứng xử, giao tiếp và giải quyết tình huống tốt;
  • Sử dụng thành thạo các chức năng cơ bản của các phần mềm xử lý văn bản và thuyết trình (MS Word, Excel, Power Point);
  • Thận trọng trong công việc; tinh thần trách nhiệm cao; chịu áp lực cao trong công việc;
  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật kinh tế loại khá/giỏi (bằng cao học luật sẽ có lợi thế trong đánh giá hồ sơ năng lực tuyển dụng).

Quyền lợi:

  • Được trực tiếp tham gia hỗ trợ, xử lý hồ sơ công việc dưới sự hướng dẫn của các luật sư cấp cao hơn;
  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và thân thiện;
  • Tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng tư vấn, kỹ năng hành nghề luật sư do công ty tổ chức;
  • Được tham dự các diễn đàn, hội thảo trong nước và quốc tế tổ chức tại Việt Nam nhằm mở rộng kiến thức và quan hệ;
  • Lương theo năng lực và thỏa thuận, được review hàng năm;
  • Thưởng (performance) cuối năm theo quy định của công ty;
  • Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội;
  • Được hưởng các phúc lợi theo quy định của công ty;
  • Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp công bằng.

2. VỊ TRÍ TRỢ LÝ LUẬT SƯSố lượng: 02

Mô tả công việc:

  • Thực hiện các nghiên cứu, ghi nhớ pháp lý về các lĩnh vực theo yêu cầu của luật sư;
  • Tham gia dự thảo nội dung tư vấn pháp luật theo yêu cầu của luật sư;
  • Theo yêu cầu của luật sư, tham gia các cuộc họp giữa luật sư với khách hàng, các tổ chức liên quan; thực hiện ghi chép, ghi nhớ nội dung cuộc họp đó; thực hiện hỗ trợ luật sư về thông tin pháp luật, thông tin công việc cần thiết trong cuộc họp và sau cuộc họp;
  • Viết các bài cập nhật văn bản pháp luật, phân tích pháp luật theo chủ đề, chuyên đề theo sự phân công của công ty;
  • Thực hiện các hỗ trợ cần thiết khác theo yêu cầu của luật sư trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Yêu cầu:

  • Làm việc toàn thời gian;
  • Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm hành nghề tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực đầu tư (đặc biệt là đầu tư nước ngoài), thành lập doanh nghiệp và các vấn đề liên quan, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp; soạn thảo, rà soát, tư vấn và đàm phán hợp đồng; các giao dịch bất động sản; rà soát, tư vấn về các giao dịch vay;
  • Kỹ năng làm việc theo nhóm tốt;
  • Kỹ năng tư vấn, trình bày, thuyết trình bằng tiếng Việt và tiếng Anh tốt;
  • Kỹ năng ứng xử, giao tiếp và giải quyết tình huống tốt;
  • Sử dụng thành thạo các chức năng cơ bản của các phần mềm xử lý văn bản và thuyết trình (MS Word, Excel, Power Point);
  • Thận trọng trong công việc; tinh thần trách nhiệm cao; chịu áp lực cao trong công việc;
  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật kinh tế loại khá/giỏi (bằng cao học luật sẽ có lợi thế trong đánh giá hồ sơ năng lực tuyển dụng).

Quyền lợi:

  • Được trực tiếp tham gia hỗ trợ, xử lý hồ sơ công việc dưới sự hướng dẫn của các luật sư;
  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và thân thiện;
  • Tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng tư vấn, kỹ năng hành nghề luật sư do công ty tổ chức;
  • Được tham dự các diễn đàn, hội thảo trong nước và quốc tế tổ chức tại Việt Nam nhằm mở rộng kiến thức và quan hệ;
  • Lương theo năng lực và thỏa thuận, được review hàng năm;
  • Thưởng (performance) cuối năm theo quy định của công ty;
  • Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội;
  • Được hưởng các phúc lợi theo quy định của công ty;
  • Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp công bằng.

HỒ SƠ YÊU CẦU CHO TẤT CẢ CÁC VỊ TRÍ

Thành phần hồ sơ:

  1. Đơn xin việc (tiếng Việt và tiếng Anh);
  2. 02 ảnh 4x6cm mới nhất trong 3 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
  3. Bản mô tả chi tiết kinh nghiệm phù hợp với vị trí dự tuyển;
  4. Bản sao các bằng cấp, chứng chỉ đào tạo chuyên môn;
  5. Sơ yếu lý lịch tự khai.

Lưu ý: Nếu ứng viên đáp ứng điều kiện sơ tuyển, công ty sẽ yêu cầu bản sao xác nhận công chứng đối với các tài liệu số (4), xác nhận của chính quyền địa phương đối với tài liệu số (5). Công ty không hoàn trả các tài liệu nếu ứng viên không được tuyển dụng.

Hình thức nhận hồ sơ:

  • Gửi bưu điện đến:
     

    bizconsult law firm              

    Số 20 phố Trần Hưng Đạo

    Quận Hoàn Kiếm

    Thành phố Hà Nội

    (cho vị trí ứng cử tại Hà Nội)

     

    bizconsult law firm

    Phòng 1103, Lầu 11, Sailing Tower

    111A đường Pasteur, Quận 1

    Thành phố Hồ Chí Minh

    (cho vị trí ứng tuyển tại TP HCM)

  • Hoặc qua e-mail : [email protected]

Thời hạn nhận hồ sơ : Từ ngày 25/05/2022

Liên hệ:        Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: Vũ Mai Trang: [email protected]

                       Vui lòng không liên hệ qua điện thoại.