BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 12, 2024 – ĐỔI MỚI PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG: LUẬT NĂM 2023 VÀ NGHỊ ĐỊNH 55/2024/NĐ-CP

Phát hành Tháng 12/2024

Trần Công Quốc
Luật sư Thành viên

Nguyễn Ngọc Ly
Luật sư Cộng sự Cấp cao

Người tiêu dùng luôn là nhóm đối tượng quan trọng và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của bất kỳ quốc gia nào. Quyền lợi của người tiêu dùng nên được ưu tiên bảo vệ bởi đây là nguồn lực và động lực chính cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, người tiêu dùng thường gặp phải bất lợi trong các giao dịch hàng hóa, dịch vụ với các tổ chức, cá nhân kinh doanh do thiếu thông tin hoặc những hạn chế về khả năng lựa chọn. Tình trạng này dẫn đến sự mất cân bằng quyền lợi, làm tổn hại đến quyền lợi của người tiêu dùng. Vì vậy, pháp luật nên có sự điều chỉnh và Nhà nước cần giám sát để đảm bảo cân bằng quyền lợi giữa người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh, từ đó giúp người tiêu dùng được đối xử công bằng, có quyền truy cập thông tin chính xác và được bảo vệ khỏi những hành vi kinh doanh bất hợp pháp.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi đã được Quốc hội khóa XV thông qua vào ngày 20/6/2023 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 (“Luật năm 2023”), thay thế cho Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 (“Luật năm 2010”). Việc sửa đổi này được thực hiện nhằm bắt kịp xu hướng toàn cầu và tuân theo các quy định pháp lý quốc tế, giúp cập nhật và hoàn thiện các quy định trong Luật, bao gồm 7 chương và 80 điều, phù hợp với xu hướng tiêu dùng và kinh doanh hiện đại. Đồng thời, Nghị định 55/2024/NĐ-CP, ban hành vào ngày 16/5/2024 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 (“Nghị định 55”), thay thế Nghị định 99/2011/NĐ-CP, tập trung vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong môi trường số, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương và tổ chức Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam. Mục tiêu của việc sửa đổi này là để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tốt hơn trong bối cảnh Việt Nam có thị trường tiêu dùng lớn và đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt trong Cách mạng Công nghiệp 4.0. (4IR) với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ như AI, blockchain và Internet Vạn Vật (IoT).

A. CÁC ĐIỂM MỚI NỔI BẬT

1.Quy định chung

a. Đối tượng áp dụng

Luật năm 2023 đã mở rộng đối tượng áp dụng (Điều 2), bao gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội và tổ chức xã hội. Đặc biệt, đối với các giao dịch xuyên biên giới và giao dịch trực tuyến, Luật cũng áp dụng cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài có liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Định nghĩa “người tiêu dùng” trong Luật năm 2023 (Điều 3.1) bổ sung cụm từ “không vì mục đích thương mại” để nhấn mạnh rằng chỉ tập trung vào việc tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, Luật năm 2023 vẫn giữ thuật ngữ “người” để định nghĩa người tiêu dùng, điều này dẫn đến sự không rõ ràng liệu tổ chức hay hộ gia đình có thể được coi là người tiêu dùng hay không.

b. Người có ảnh hưởng (influencers)

Luật năm 2023 đưa ra các định nghĩa mới về “người có ảnh hưởng” (Điều 3.9). Khái niệm này được làm rõ tại Điều 2.1 Nghị định 55. Người có ảnh hưởng được hiểu là chuyên gia, cá nhân có uy tín, hoặc người được xã hội chú ý trong một lĩnh vực cụ thể, được các tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh tài trợ để sử dụng hình ảnh, lời khuyên, hoặc khuyến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hoặc khuyến khích tiêu dùng. Các trường hợp cụ thể bao gồm: (i) người có chuyên môn hoặc kinh nghiệm, được công nhận bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong lĩnh vực, ngành nghề cụ thể; (ii) người tiêu biểu hoặc có uy tín có đóng góp nổi bật và được xã hội ghi nhận, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận; và/hoặc (iii) người được xã hội chú ý hoặc có lượng theo dõi lớn đặc biệt trên các phương tiện truyền thông hoặc nền tảng số, đáp ứng các điều kiện tham gia quảng cáo hoặc kinh doanh trực tuyến. Quy định này nhằm minh bạch hóa vai trò của người có ảnh hưởng trong hoạt động quảng cáo và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong môi trường kinh doanh hiện đại.

Ngoài ra, theo Điều 22 của Luật năm 2023, người có ảnh hưởng có các nghĩa vụ sau:

  • Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng và yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp tài liệu chứng minh tính chính xác của thông tin thông qua mình.
  • Chịu trách nhiệm liên đới nếu cung cấp thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ, trừ khi có bằng chứng chứng minh đã thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm tra tính chính xác của thông tin.
  • Thông báo trước cho người tiêu dùng về việc mình được tài trợ để cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

c. Người tiêu dùng dễ bị tổn thương

Khái niệm “người tiêu dùng dễ bị tổn thương” được học hỏi và lấy cảm hứng từ các hệ thống pháp lý của các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia phát triển và các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nơi đã thiết lập các tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong các luật và quy định của họ. Khái niệm này được định nghĩa tại Điều 8.1 nhằm bảo vệ 07 nhóm đối tượng người tiêu dùng có khả năng gặp bất lợi trong giao dịch tiêu dùng, như người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ mang thai, hoặc các nhóm dân cư sống ở khu vực xa xôi, khó khăn v.v. Đồng thời, Điều 8 yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng dễ bị tổn thương trong quá trình giao dịch, đảm bảo quyền khiếu nại và giải quyết tranh chấp. Thương nhân phải tiếp nhận và xử lý các yêu cầu bảo vệ từ nhóm này, không được chuyển cho bên thứ ba trừ khi bên thứ ba có trách nhiệm liên quan.

Nếu chậm trễ, từ chối ưu tiên hoặc không chấp nhận yêu cầu, thương nhân phải bồi thường cho người tiêu dùng dễ bị tổn thương theo pháp luật dân sự (Điều 8.2). Thương nhân cũng phải xây dựng và công khai quy trình bảo vệ quyền lợi cho nhóm này, đảm bảo quyền khiếu nại, giải quyết tranh chấp, và thông báo công khai tại trụ sở, địa điểm kinh doanh hoặc trên trang web, ứng dụng (Điều 8.3).

d. Giao dịch đặc thù

So với Luật năm 2010, Luật năm 2023 đã giải thích cụ thể các giao dịch đặc thù (Điều 3.8) nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong bối cảnh 4IR, bao gồm:

  • Giao dịch từ xa: giao dịch qua mạng, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác, trong đó người tiêu dùng không thể kiểm tra trực tiếp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước khi giao dịch (Điều 3.5);
  • Cung cấp dịch vụ liên tục: cung cấp dịch vụ có thời hạn từ 03 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn như viễn thông, internet, truyền hình cáp v.v. (Điều 3.6);
  • Bán hàng trực tiếp: tổ chức, cá nhân kinh doanh chủ động tiếp cận người tiêu dùng để giới thiệu và bán sản phẩm, dịch vụ thông qua các hình thức: (i) Bán hàng tận cửa: bán sản phẩm, dịch vụ tại nơi ở hoặc làm việc của người tiêu dùng; (ii)Bán hàng đa cấp: bán hàng qua mạng lưới cá nhân với nhiều cấp, nơi người tham gia nhận hoa hồng từ bán hàng của mình và của người khác trong mạng lưới; và (iii) Bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên: bán sản phẩm, dịch vụ tại các địa điểm không phải là cửa hàng bán lẻ cố định (Điều 3.7).

Luật năm 2010, thông qua Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 (“Nghị định 99”) đã từng đưa ra các khái niệm về “Hợp đồng giao kết từ xa”, “Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục” hay “Bán hàng tận cửa” (Điều 3 Nghị định 99). Tuy nhiên về cơ bản, hệ thống luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũ chỉ tập trung vào các giao dịch truyền thống. Trong khi đó, Luật năm 2023 đã bắt kịp xu thế bằng việc chú trọng đến các giao dịch từ xa và các dịch vụ trực tuyến, đáp ứng nhu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời đại số, giúp giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng khi tham gia vào các giao dịch mà họ không thể kiểm tra trực tiếp sản phẩm hoặc dịch vụ.

e. Hành vi bị nghiêm cấm

Điều 10 Luật năm 2023 đã chi tiết và toàn diện hóa danh mục các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể là bổ sung các hành vi sau đây:

  • Không đền bù, hoàn tiền hoặc đổi lại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng do nhầm lẫn của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc khi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đúng với thông tin đã đăng ký, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu hoặc cam kết.
  • Đánh tráo, gian lận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng.
  • Không thông báo trước việc tài trợ cho người có ảnh hưởng để sử dụng hình ảnh, lời khuyên, khuyến nghị nhằm xúc tiến thương mại hoặc khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm, dịch vụ.
  • Ngăn cản người tiêu dùng kiểm tra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Yêu cầu người tiêu dùng phải mua thêm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ như là điều kiện bắt buộc để giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng.
  • Quy định điều khoản không hợp pháp trong hợp đồng với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
  • Thu thập, lưu trữ, sử dụng, chỉnh sửa, cập nhật, hủy bỏ thông tin của người tiêu dùng trái quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Luật năm 2023 còn liệt kê bổ sung các nhóm hành vi bị nghiêm cấm có tính chất đặc thù đối với hình thức bán hàng đa cấp và đối với hoạt động kinh doanh thiết lập, vận hành, cung cấp dịch vụ nền tảng số, cụ thể như sau:

  • Bán hàng đa cấp (Điều 10.2): yêu cầu đặt cọc hoặc mua hàng hóa để tham gia bán hàng đa cấp; cung cấp thông tin gian dối; kinh doanh không có giấy chứng nhận; bán hàng đa cấp đối với dịch vụ hoặc hình thức không phải là mua bán hàng hóa; phát triển mạng lưới không dựa trên giao dịch mua bán hàng hóa. Trong đó, một số hành vi được đề cập tương tự theo Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (“Nghị định 40”);
  • Nền tảng số (Điều 10.3): ép buộc hoặc ngăn cản người tiêu dùng sử dụng nền tảng trung gian khác để như là điều kiện bắt buộc để sử dụng dịch vụ; hạn chế quyền lựa chọn sản phẩm mà không công khai tiêu chí lựa chọn; hiển thị không trung thực các phản hồi, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ; ngăn cản đăng ký hoặc hiển thị phản hồi của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; ngăn cản gỡ bỏ phần mềm hoặc yêu cầu cài đặt phần mềm không cần thiết.

2. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng

Luật năm 2023 đã củng cố, nâng cao vai trò của người tiêu dùng trong bối cảnh tiêu dùng hiện đại, đồng thời đảm bảo cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của họ. Các quyền mới bao gồm quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, bảo vệ thông tin (Điều 4.1), quyền lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững (Điều 4.9) và quyền được bảo vệ khi sử dụng dịch vụ công theo quy định của pháp luật (Điều 4.10). Bên cạnh đó, Điều 5 bổ sung các nghĩa vụ của người tiêu dùng bao gồm tuân thủ điều kiện, hướng dẫn vận chuyển, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; quy định về kiểm định, bảo vệ môi trường, tiêu dùng bền vững (Điều 5.3) và nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh (Điều 5.5) và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Giao dịch đặc thù

a. Giao dịch từ xa

Khái niệm “giao dịch trên không gian mạng” được đề cập tại “giao dịch từ xa”, trong đó tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng bao gồm (Điều 39.1 Luật năm 2023):

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ qua hệ thống thông tin do mình thiết lập hoặc qua nền tảng số;
  • Tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian.

Mặc dù Luật năm 2023 không định nghĩa “nền tảng số” hoặc “nền tảng số trung gian”, tuy nhiên Luật này tiếp tục đưa ra các quy định liên quan đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh, thiết lập, vận hành cung cấp “nền tảng số”, bao gồm liệt kê các hành vi bị cấm (Điều 10.1, Điều 10.3), trách nhiệm đối với người tiêu dùng (Điều 38, Điều 39 Luật năm 2023; Điều 22, Điều 23 Nghị định 55). Ngoài ra, sau này, Nghị định 55 đã bổ sung khái niệm về “nền tảng số lớn” là nền tảng phục vụ giao dịch điện tử đáp ứng một trong các tiêu chí sau (i) có từ 3 triệu tài khoản người dùng hoạt động hàng năm tại Việt Nam và tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tự xác định số lượng tài khoản người sử dụng trên nền tảng của mình; (ii) là nền tảng số trung gian quy mô lớn, rất lớn phục vụ giao dịch điện tử.

b. Cung cấp dịch vụ liên tục

Tại Mục 2 Chương III Luật năm 2023, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp dịch vụ liên tục và hình thức hợp đồng của loại hình dịch vụ này được quy định lần lượt tại Điều 41 và 42 Luật năm 2023, trong đó nổi bật là:

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp dịch vụ liên tục tại Việt Nam phải công khai thông tin về đại diện pháp lý tại Việt Nam. Nếu không có đại diện pháp lý, họ phải chỉ định một đại diện ủy quyền và công khai thông tin của đại diện này. Đại diện phải thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, quy định này có thể không rõ ràng trong việc thực thi quy định và tạo ra khó khăn cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh khi áp dụng thực tế, cụ thể trong các trường hợp như: áp dụng cho tổ chức có hiện diện thương mại hay tổ chức nước ngoài?; vai trò của đại diện ủy quyền (nhân viên của tổ chức hay chỉ định qua hợp đồng ủy quyền?)v.
  • Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ liên tục, theo hợp đồng, phải thông báo cho người tiêu dùng về (i) việc nộp phí để tiếp tục sử dụng dịch vụ, tối thiểu 07 ngày làm việc trước khi hết hạn sử dụng dịch vụ; (ii) Thời điểm kết thúc hợp đồng, tối thiểu 07 ngày làm việc trước khi hợp đồng kết thúc.

c. Bán hàng trực tiếp

  i, Bán hàng đa cấp

Luật năm 2023 đưa ra định nghĩa về “bán hàng đa cấp” thuộc loại hình “bán hàng trực tiếp” (Điều 3.7.b) và các nghĩa vụ đối với các tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, ngoại trừ một số nghĩa vụ mới được quy định tại Điều 45, Luật năm 2023 này cơ bản quy định tương tự như trong Nghị định 40 hiện đang còn hiệu lực. Tuy nhiên, do Luật năm 2023 áp dụng đối với các nhà bán hàng đa cấp trong quan hệ với người tiêu dùng thay vì tất cả các nhà bán hàng đa cấp theo Nghị định 40 nên có khả năng dẫn đến chồng chéo về nghĩa vụ của các nhà bán hàng đa cấp.

  ii, Bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên

Luật năm 2023 quy định khái niệm mới về “bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên” (Điều 3.7.c), bao gồm việc giới thiệu và bán sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ tại các địa điểm không phải là địa điểm cố định, nơi mà sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ được bán hoặc cung cấp thường xuyên.

Theo Điều 47, các tổ chức, cá nhân kinh doanh tại địa điểm không cố định, khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với tổng giá trị trên 10 triệu đồng, phải tuân thủ:

  • Thông báo với UBND cấp xã: Cung cấp thông tin chi tiết về tổ chức bán hàng với cách thức, hồ sơ và trách nhiệm của UBND được hướng dẫn tại Điều 26 và Điều 27 Nghị định 55. Mẫu thông báo và mẫu sửa đổi, bổ sung tại Phụ lục 10 và 11 của Nghị định 55.
  • Niêm yết thông tin công khai tại địa điểm bán.
  • Duy trì thông tin liên hệ để giải quyết phản ánh và khiếu nại trong và sau bán hàng.
  • Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về sản phẩm, dịch vụ và tổ chức kinh doanh.
  • Nhận lại hàng hóa, dịch vụ trong vòng 30 ngày nếu còn nguyên tem, nhãn mác, bao bì, và trong hạn sử dụng.
  • Cung cấp hóa đơn, chứng từ cho giao dịch mua bán.
  • Hợp đồng bằng văn bản phải được gửi cho người tiêu dùng, cho phép người tiêu dùng có 03 ngày làm việc để thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng và thông báo lại; trong thời gian này không được yêu cầu người tiêu dùng đặt cọc, thanh toán hoặc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

4. Phương thức giải quyết tranh chấp

Luật năm 2023 duy trì bốn phương thức giải quyết tranh chấp bao gồm thương lượng, hòa giải, trọng tài và tố tụng tại tòa án giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.

a. Thương lượng

Về phương thức thương lượng, Luật năm 2023 bổ sung quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước hoặc tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hỗ trợ thương lượng khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm (Điều 56.3). Quy định bổ sung này nhằm cải thiện phương thức thương lượng trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh. Ngoài ra, Luật năm 2023 còn quy định rõ hơn về hình thức thương lượng, cho phép thực hiện trực tuyến phù hợp với xu hướng công nghệ hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm thời gian cho các bên liên quan (Điều 54.3); bổ sung quy định chi tiết về thủ tục, thời hạn, và các trách nhiệm của các bên trong thương lượng, nhằm giảm thiểu sự tùy tiện và nâng cao trách nhiệm (Điều 57) và quyền và trách nhiệm của các bên trong thương lượng (Điều 59).

 b. Hòa giải

 Luật năm 2023 không đưa ra khái niệm “hòa giải” như trong Luật năm 2010 mà thay vào đó áp dụng quy định từ các luật khác, như Luật Hòa giải ở cơ sở, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Nghị định về hòa giải thương mại. Luật năm 2023 bổ sung thêm một trường hợp không được hòa giải là vi phạm điều cấm của luật hoặc đạo đức xã hội (Điều 54.2). Hòa giải viên phải đáp ứng các điều kiện về năng lực, phẩm chất đạo đức và kỹ năng hòa giải; đặc biệt, đối với các tranh chấp có yếu tố dân tộc thiểu số, phải có hòa giải viên phù hợp (Điều 64). Luật năm 2023 yêu cầu lập văn bản ghi nhận kết quả hòa giải thành và quy định các nội dung chi tiết của văn bản này. Nếu không đạt kết quả hòa giải thành, không cần lập văn bản (Điều 65); đồng thời có cơ chế công nhận kết quả hòa giải thành và trách nhiệm thực hiện trong thời hạn đã thỏa thuận (Điều 66). Nhìn chung, những sửa đổi trong Luật năm 2023 làm rõ hơn các quy định về hòa giải, nâng cao hiệu quả và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia.

c. Tòa án

Đối với phương thức giải quyết tại tòa, Luật năm 2023 đã hoàn thiện quy định về thủ tục rút gọn áp dụng cho các vụ án dân sự liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể, các vụ án có giá trị giao dịch dưới 100 triệu VND (khoảng 4,000 USD) (Điều 70.2) sẽ được giải quyết theo thủ tục rút gọn mà không cần phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 317.1 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích công cộng, nếu không xác định được đối tượng thụ hưởng, sẽ được sử dụng cho các hoạt động chung vì quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Chính phủ hoặc nộp vào ngân sách nhà nước (Điều 73.2 Luật năm 2023). Nếu tổ chức xã hội tham gia khởi kiện ở phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trở lên, tiền bồi thường sẽ nộp vào ngân sách trung ương; nếu chỉ ở một tỉnh, thành phố, tiền bồi thường sẽ nộp vào ngân sách địa phương (Điều 28 Nghị định 55). Các điều chỉnh này đã góp phần củng cố vai trò của các tổ chức xã hội trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời tạo cơ chế công bằng và minh bạch trong việc sử dụng tiền bồi thường thiệt hại.

 B. KẾT LUẬN

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và Nghị định số 55/2023/NĐ-CP đã thể hiện bước đổi mới quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam. Được ban hành trong bối cảnh 4IR với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số và các giao dịch điện tử đã tác động sâu rộng đến quyền lợi người tiêu dùng, hai văn bản này đã ghi nhận nhiều điểm tiến bộ so với các quy định trước đây.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 đã mở rộng phạm vi bảo vệ, đặc biệt là quyền lợi của người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến và thương mại điện tử trong khi các quy định trước chủ yếu tập trung vào giao dịch truyền thống. Luật năm 2023 đã quy định rõ hơn về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ và bảo đảm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng; tăng cường vai trò của các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần tạo dựng niềm tin để họ có điều kiện tiếp cận với sự trợ giúp pháp lý khi quyền lợi bị xâm phạm. Luật năm 2023 yêu cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hoặc hàng hóa phải bảo đảm tính minh bạch trong thông tin, đồng thời có trách nhiệm trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng, tránh các hành vi xâm phạm quyền riêng tư, bắt kịp xu hướng bảo mật thông tin trong một thế giới số hóa ngày một phát triển.

Bên cạnh đó, Nghị định số 55/2023/NĐ-CP đã bổ sung các cơ chế thực thi và điều chỉnh chi tiết các vấn đề như giải quyết khiếu nại, tranh chấp và các biện pháp xử lý vi phạm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định này đã làm rõ hơn các quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ và giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng cũng như quy định liên quan đến việc giải quyết khiếu nại và tranh chấp trong các giao dịch trực tuyến.

Tổng thể, việc nâng cấp hệ thống luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong năm 2023 đã thể hiện sự đồng hành của pháp luật với sự phát triển của nền kinh tế số, là bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phù hợp với các thay đổi mạnh mẽ trong kỷ nguyên 4IR.

Download pdf version

LEGAL UPDATE – DECEMBER 2024 – LEGAL REFORM FOR CONSUMER RIGHTS PROTECTION: THE 2023 LAW AND DECREE NO. 55/2024/ND-CP

Issue December 2024

Quoc Tran
Partner

Nguyen Ngoc Ly
Senior Associate

Consumers have always been a crucial demographic that drives socio-economic development in any country. Consumer rights protection therefore should be a priority, as it serve as a key resource and driving force for enterprises’ sustainable business growth. However, in practice, consumers often face disadvantages in transactions involving goods and/or services with enterprises or individuals due to the lack of information or optionality. This situation creates an imbalance of rights, adversely affecting consumers. Hence, the legal framework must be adjusted, and State surveillance is required to ensure a balance of interests among consumers and organizational and/or individual businesses, thus helping to ensure fair treatment for consumers, granting them access to accurate information and protection against illegal business practices.

The revised Law on Consumer Rights Protection was approved by the 15th National Assembly on June 20, 2023, and took effect on July 1, 2024 (the “2023 Law“), replacing the Law on Consumer Rights Protection No. 59/2010/QH12 (the “2010 Law”). These amendments aim to align with global trends and international legal standards, updating and refining the regulations in the Law, which consists of 7 chapters and 80 articles, adapting to modern consumption and business trends. Additionally, Decree No. 55/2024/ND-CP, issued on May 16, 2024 and taken effect from July 1, 2024 (“Decree 55“), replaces Decree No. 99/2011/ND-CP and focuses on consumer rights protection in the digital environment, safeguarding vulnerable groups, and organizing Vietnam Consumer Rights Day. The goal of these amendments is to enhance consumer rights protection in the context of Vietnam’s broad and rapidly growing consumption market, particularly during the Fourth Industrial Revolution (4IR), which is characterized by the rise of technologies such as AI, blockchain, and the Internet of Things (IoT).

A. KEY POINTS OF THE REFORM

1. General Provisions

a. Scope of Application

The 2023 Law expands its scope of application (Article 2) to include the Vietnam Fatherland Front, socio-political organizations, and social organizations. Notably, for cross-border and online transactions, the Law is also applicable to foreign agencies, organizations, and individuals relevant to consumer rights protection. The definition of “consumer” (người tiêu dùng, in Vietnamese) in the 2023 Law (Article 3.1) now includes the phrase “not for commercial purposes” to emphasize its focus only on the consumption of goods and services. However, the 2023 Law keeps the term “person” (người, in Vietnamese) to define consumers, leaving ambiguity about whether organizations or household businesses can be considered consumers.

b. Influencers

The 2023 Law introduces new definitions for “influencers” (Article 3.9), which is clarified in Article 2.1 of Decree 55. An influencer is construed as an expert, a prestigious individual, or someone receiving societal attention in a specific field, sponsored by organizational and/or individual businesses for the use of their images, advices, or recommendations to promote commercial activities or encourage consumption. Specific cases include (i) experts or experienced individuals recognized by competent authorities or organizations in specific fields or industries; (ii) prominent or prestigious individuals with notable contributions and societal acknowledgment, certified by competent agencies or organizations; and/or (iii) individuals attracting societal attention or a significant number of followers, particularly on social media or digital platforms, qualified for engaging in advertising or online business. This regulation aims to ensure transparency in the role of influencers in advertising activities and to protect consumer rights in the modern business environment.

Additionally, under Article 22 of the 2023 Law, influencers are vested with the following obligations:

  • Provide accurate and complete information about products, goods, and/or services to consumers and request organizational and/or individual businesses for evidentiary documents of the information.
  • Bear joint liability for any inaccurate or incomplete information provided, unless they can prove that all reasonable measures were taken to verify the information.
  • Notify consumers of sponsorship to provide information on products, goods, or services.

c. Vulnerable consumers

The concept of “vulnerable consumers” draws inspiration from legal frameworks in other countries – particularly developed ones – and standards set by international organizations like the United Nations and the Organization for Economic Cooperation and Development (OECD), whose laws and regulations have been established with standards for protecting vulnerable consumers. The term is defined in Article 8.1, aiming to safeguard seven groups of consumers that are potentially disadvantaged in consumption transactions, such as the elderly, disabled, children, pregnant women, populations in remote or challenging areas, etc. At the same time, Article 8 requires organizational and/or individual businesses to prioritize protecting vulnerable consumers’ rights during transactions, ensuring their ability to file complaints and resolve disputes. Traders must receive and address protection requests from these groups directly and may not transfer them to third parties unless such third parties hold relevant responsibilities.

If there is any delay, refusal to prioritize, or denial of such requests, traders shall compensate vulnerable consumers pursuant to civil law (Article 8.2). Traders shall also develop and publicize procedures to protect the rights of this consumer group, safeguarding the right to file complaints, resolve disputes, and publicizing these at their headquarters, business locations or on websites and/or applications (Article 8.3).

d. Specific transactions

Compared to the 2010 Law, the 2023 Law provides detailed explanations for specific transactions (Article 3.8), aiming for consumer protection in the context of 4IR, including:

  • Remote Transactions: transactions conducted via networks, electronic means, or other methods where consumers cannot directly inspect goods and/or services prior to transactions (Article 3.5);
  • Continuous Service Provision: services provision for a term of three months or longer or for an indefinite term, such as telecommunications, internet, cable television, etc. (Article 3.6);
  • Direct Sales: organizational and/or individual businesses actively reaching out to consumers to promote and sell products and/or services through: (i) Door-to-door sales: selling products and/or services at consumers’ residences or workplaces; (ii) Multi-level marketing: selling goods through a multi-level network where participants earn commissions from their sales and those of others in the network; and (iii) Sales not conducted at regular transaction locations: selling goods and/or services at locations that are not fixed retail outlets (Article 3.7).

The 2010 Law, through Decree No. 99/2011/ND-CP dated October 27, 2011 (“Decree 99”), has previously provided the concepts of “Distance contracts”, “Continuous service contracts,” and “Door-to-door sales” (Article 3 of Decree 99), however, the earlier legal framework focused primarily on traditional transactions. On the other hand, the 2023 Law adapts to the new trends by emphasizing remote and online transactions, fulfilling the needs of consumer rights protection in the digital era, and helping to reduce risks when conducting transactions where they cannot inspect products and/or services firsthand.

e. Prohibited acts

Article 10 of the 2023 Law details and expands the list of prohibited acts in consumer rights protection, adding the following in particular:

  • Failing to compensate, refund, or exchange products, goods, or services to consumers due to mistakes of organizational and/or individual businesses, or when the products, goods, or services are inconsistent with the registered, disclosed, listed, advertised, introduced, or committed information.
  • Committing bait-and-switch or fraudulence involving products, goods, or services during goods delivery or service provision to consumers.
  • Failing to notify in advance of sponsorships towards influencers for use of their images, advices, or recommendations to promote commercial activities or encourage consumption of goods and/or
  • Preventing consumers from inspecting products, goods, or services unless otherwise stipulated by law.
  • Requesting consumers to purchase additional products, goods, or services as a precondition for contract conclusion contrary against their wills.
  • Including unlawful terms in contracts with consumers, model contracts, or general trading conditions.
  • Illegally collecting, retaining, using, modifying, updating, or destroying consumer information.

The 2023 Law also lists additional prohibited acts of specific nature for multi-level marketing and establishment, operation and/or service provision of digital platforms, such as:

  • Multi-level marketing (Article 10.2): requiring deposits or product purchases to join the network; providing false information; operating without certification; multi-level marketing for services or forms that are not sales of goods; developing the network not through sale of goods transactions. In which, several acts mentioned are similar to Decree No. 40/2018/ND-CP on managing multi-level marketing businesses (“Decree 40”);
  • Digital platforms (Article 10.3): coercing or preventing consumers from using other intermediary platforms as a precondition to services usage; restricting product optionality without disclosing selection criteria; misrepresenting consumer feedback on products and/or services; preventing registrations or reviews from consumer protection organizations; preventing software removal or requiring unnecessary software installation.

2. Rights and obligations of consumers

The 2023 Law enhances the role of consumers in modern consumption context, as well as ensuring balance between their rights and obligations. The new consumer rights include the right to protection of dignity, honor, and information (Article 4.1), the right to choose a healthy and sustainable consumption environment (Article 4.9), and the right to protection when using public services under regulations of the law (Article 4.10). In addition, Article 5 introduces obligations of consumers, including compliance with conditions, guidance regarding the transportation, preservation, and use of products, goods, or services; regulations on inspection, environmental protection, sustainable consumption (Article 5.3), and obligations in providing information related to transactions between consumers and organizational and/or individual businesses (Article 5.5) and other obligations as required by law.

3. Specific transactions

a. Remote transactions

The concept of “cyber transactions” is mentioned within “remote transactions”, in which organizational and/or individual businesses in cyberspace include (Article 39.1 of the 2023 Law):

  • Organizational and/or individual businesses selling products, goods, or services via their established information systems or digital platforms;
  • Organizations establishing and/or operating intermediary digital platforms.

While the 2023 Law does not define “digital platform” or “intermediary digital platform”, this Law continues to provide regulations related to organizational and/or individual businesses selling, establishing and/or operating “digital platform” provisions, including a list of prohibited acts (Article 10.1, Article 10.3), responsibilities towards consumers (Article 38, Article 39 of the 2023 Law; Article 22, Article 23 of Decree 55). Additionally, Decree 55 later introduces the concept of a “large digital platform” as a platform servicing electronic transactions that satisfies one of the following criteria: (i) having at least 3 million active user accounts annually in Vietnam, and organizational and/or individual businesses shall self-determine their user account numbers; (ii) being an intermediary digital platform of large or very large scale facilitating electronic transactions.

b. Continuous service provision

In Section 2, Chapter III of the 2023 Law, the responsibilities of organizational and/or individual businesses providing continuous services and the contract form for this mode of service are respectively detailed in Articles 41 and 42 of the 2023 Law, with key points including:

  • Organizational and/or individual businesses providing continuous service in Vietnam must disclose information on their legal representative in Vietnam. If there is no legal representative, they must appoint an authorized representative and publicize the information thereof. This representative must implement the provisions of the consumer protection laws. However, this regulation may leave room for ambiguity in the course of regulation enforcement, posing challenges for organizational and/or individual businesses when applying in specific cases such as: whether it is application for organizations with business presences or foreign organizations; and the role of the authorized representative (whether it is personnel of the organization or an individual appointed through an authorization agreement?), etc.
  • Organizational and/or individual businesses providing continuous service, under contracts, must notify consumers of (i) paying fee to continue use of service, at least 07 working days before the end of service term; (ii) contract expiration, at least 07 working days before the contract expires.

b. Direct sales

  i, Multi-level marketing

The 2023 Law puts the definition of “multi-level marketing” under the category of “direct sales” (Article 3.7.b) and the obligations of organizations and individuals conducting multi-level marketing. However, except for new obligations regulated in Article 45, the 2023 Law largely aligns with those currently remaining in effect of Decree 40. However, since the 2023 Law applies to multi-level marketing sellers in their relationship with consumers, unlike Decree 40 which applies to all multi-level marketing sellers, there are potential overlaps of obligations imposed on multi-level marketing sellers.

  ii, Sales not conducted at regular transaction locations

The 2023 Law introduced a new concept of “sales not conducted at regular transaction locations” (Article 3.7.c), including the presentation and sale of products, goods, or provision of services at venues that are not fixed retail locations where products, goods, or services are regularly sold or provided.

According to Article 47, organizations, individuals doing business at temporary venues, when selling goods, providing services with a total value exceeding VND 10 million must comply with:

  • Notification to the commune-level People’s Committee: Provide detailed sales organization information, including methods, dossier, and the responsibilities of the People’s Committee as guided by Articles 26 and 27 of Decree 55. The forms for notification and for amendments and/or supplements are provided in Annexes 10 and 11 of Decree 55.
  • Publicly displaying information at the sales location.
  • Maintenance of contact information for grievance redressal during and after the transaction.
  • Provision of complete and honest information about the products, services, and business organizations.
  • Acceptance of returns within 30 days, provided that items remain intact with seals, labels, packaging, and within their expiration dates.
  • Issuance of bills and/or invoices for every transaction.
  • For written contracts, a copy must be sent to consumers, who have 03 working days to perform or terminate the contracts then notify the other party; during which no deposits, payments or performance may be required unless otherwise specified by law.

4. Dispute resolution mechanisms

The 2023 Law retains four mechanisms for resolving disputes between consumers and organizational and/or individual businesses including negotiation, mediation, arbitration, and court proceedings.

a. Negotiation

Regarding negotiation, the 2023 Law additionally establishes the right for consumers to request assistance from state management authorities and consumer protection organizations to negotiate when their legitimate rights are violated (Article 56.3). This provision seeks to enhance the effectiveness of negotiation in dispute resolution between consumers and organizational and/or individual businesses. Additionally, the 2023 Law introduces more explicit provisions on the format of negotiation, allowing it to be conducted online to accommodate modern technological trends, thereby facilitating convenience and efficiency for the parties involved (Article 54.3). It also supplements detailed procedures, timelines, and obligations of the parties during negotiation, reducing arbitrariness and enhancing accountability (Article 57), while clarifying the rights and obligations of the parties engaged in negotiation (Article 59).

 b. Mediation

 The 2023 Law, while not explicitly defining “mediation” as the 2010 Law did, references other laws such as the Law on Grassroots Mediation, the Law on Mediation and Dialogue at Court, and the Decree on commercial mediation. The 2023 Law supplements a new prohibition of mediation in cases involving commitment of legal prohibitions or violation of social ethics (Article 54.2). Mediators must possess the necessary competence, moral characters, and mediation skills; especially, there must be suitable mediators for disputes involving ethnic minorities (Article 64). The 2023 Law mandates the preparation of a written agreement acknowledging the outcome of a successful mediation, with detailed requirements for its contents. If negotiation is unsuccessful, no documentation is required (Article 65). The Law also establishes a mechanism to recognize the outcome of a successful mediation and imposes obligations to fulfill the terms within the agreed timeline (Article 66). Collectively, these refinements in the 2023 Law provide greater regulatory clarity, enhance the effectiveness of mediation, and safeguard the rights and interests of all parties involved.

c. Court proceedings

For dispute resolution through court proceedings, the 2023 Law improves the regulations on expedited proceedings applicable to civil cases involving consumer rights protection, to be specific, cases with transaction value under VND 100 million (~$4,000) (Article 70.2) are eligible for expedited proceedings without the need for fulfillment of conditions under Article 317.1 of the 2015 Civil Procedure Code. Damages awarded in civil cases involving consumer rights protection initiated by social organizations for public interest, to which a specific beneficiary cannot be identified, will be allocated to general activities benefiting consumers as per Government regulations or submitted to the state budget (Article 73.2 of the 2023 Law). If a social organization initiates a lawsuit involving multiple provinces, compensation is allocated to the central budget; for single-province cases, it is allocated to the local budget (Article 28 of Decree 55). These updates reinforce the role of social organizations in consumer rights protection, ensuring fairness and transparency in managing awarded damages.

B. CONCLUSION

The 2023 Law on Consumer Rights Protection and Decree No. 55/2023/ND-CP mark significant advancements in protecting consumer rights in Vietnam. Enacted amidst the 4IR with rapid technological growth and the rise of digital transactions which deeply affects consumer rights, the two instruments illustrate significant improvements over previous regulations.

The 2023 Consumer Protection Law has broadened the scope of protection, especially for consumers in electronic transactions and e-commerce, while previous regulations mainly focused on traditional transactions. The 2023 Law also clarifies the responsibilities of organizations and individuals in the provision of goods and/or services and ensures the quality and safety for consumers, as well as enhancing the role of consumer rights protection organizations, contributing to fostering consumers’ trust for them to gain accessibility of legal support upon violations of rights and interests. The 2023 Law mandates that organizations and individuals providing goods and/or services ensure transparency of information, while simultaneously assuming responsibility for protection of consumers’ personal data and preventing breaches of privacy. These provisions keep up with the growing emphasis on information security in an increasingly digitalized world.

Furthermore, Decree No. 55/2023/ND-CP supplements enforcement mechanisms and provides detailed regulations on matters such as grievance redressal, dispute resolution, and measures to address violations related to consumer rights protection. This Decree clarifies the responsibilities of state management authorities, organizations, and individuals in supporting and resolving disputes concerning consumer rights; as well as the processes for handling complaints and disputes arising in online transactions.

Overall, the systematic upgrade of the laws on consumer rights protection in 2023 reflects the alignment of legal framework with the development of the digital economy, representing a significant step forward in enhancing consumer rights protection and adapting to the transformative changes of the 4IR era.

Download pdf version

[GIẢI THƯỞNG VÀ DANH HIỆU] CHUYÊN GIA VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2024 TẠI VIỆT NAM

Ngày 2 tháng 12 năm 2024

Công ty Luật TNHH bizconsult vinh dự khi Luật sư Điều hành của bizconsult – Ông Nguyễn Anh Tuấn và Luật sư Cộng sự Cấp cao – Bà Nguyễn Ngọc Ly được liệt kê là hai trong danh sách bao gồm 50 luật sư được Tạp chí Sở hữu trí tuệ Châu Á (Asia IP) xếp hạng tại Việt Nam cho năm 2024.
Danh sách này nằm trong khuôn khổ đánh giá thường niên được Tạp chí Sở hữu trí tuệ Châu Á ghi nhận dựa trên nghiên cứu biên tập sâu rộng và phản hồi từ cố vấn pháp chế của các doanh nghiệp trên toàn cầu để chỉ mặt đặt tên các luật sư hàng đầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dương.
Đây là sự công nhận và vinh danh xứng đáng cho những đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, khẳng định vị thế và uy tín của đội ngũ luật sư của chúng tôi trong cộng đồng pháp lý quốc tế. bizconsult tự hào tiếp tục đồng hành cùng quý Khách hàng, bạn đọc và đối tác trên con đường bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ của họ.
Tìm hiểu thêm tại https://bit.ly/4icjNbT

[𝐀𝐖𝐀𝐑𝐃𝐒 𝐀𝐍𝐃 𝐀𝐂𝐂𝐎𝐋𝐀𝐃𝐄𝐒] 𝐈𝐏 𝐄𝐗𝐏𝐄𝐑𝐓 𝟐𝟎𝟐𝟒 𝐈𝐍 𝐕𝐈𝐄𝐓𝐍𝐀𝐌

02 December 2024

bizconsult Law Firm is honored that its Managing Partner – Mr. Tuan Nguyen and Senior Associate – Ms. Ly Nguyen are listed as two of the 50 Intellectual Property (IP) lawyers recommended by Asia IP for the Vietnam region for the year 2024.
This list is part of the annual review by Asia IP based on their extensive editorial research and feedback from corporate counsel worldwide in identifying the leading lawyers in the field of intellectual property across Asia and the Pacific.
This is a well-deserved recognition for outstanding contributions in the field of IP, affirming the position and prestige of our team in the international legal community. bizconsult is proud to carry on its company with its Valued Clients, readers, and partners on the path of protecting and developing their IP assets.

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG LUẬT SƯ CỘNG SỰ

Ngày 04 tháng 09 năm 2024

bizconsult law firm là một công ty luật danh tiếng tại Việt Nam, được các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như Legal500 Asia Law Firms, Asian Legal Business (ALB), Getting The Deal Through (Tạp Chí Mergers & Acquisitions), Global Legal Experts, Asia IP (Tạp chí Sở Hữu Trí Tuệ Châu Á), asialaw (Tạp chí luật Châu Á) v.v… đánh giá và xếp hạng cao trong nhóm các công ty luật hàng đầu chuyên nghiệp tại Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính:

·       Mua Bán & Sáp Nhập Doanh Nghiệp ·       Doanh Nghiệp & Thương Mại
·       Tài Chính, Ngân Hàng & Trung Gian Thanh Toán ·       Giao Dịch Bất Động Sản & Hợp Đồng EPCs/Xây Dựng
·       Dự Án Đầu Tư (Trong Nước & Nước Ngoài) ·       Sở Hữu Công Nghiệp & Quyền Tác Giả
·       Các Vấn Đề Lao Động ·       Nhượng Quyền Thương Mại & Chuyển Giao Công Nghệ
·       Thị Trường Vốn ·       Hợp Đồng & Đàm Phán Hợp Đồng
·       TMDT & Fintech ·       Giải Quyết Tranh Chấp & Tranh Tụng

Khách hàng của Công ty là các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam. Nhằm đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng tăng của Công ty, chúng tôi cần tuyển dụng một số vị trí sau đây làm việc tại thành phố Hà Nội:

VỊ TRÍ LUẬT SƯ CỘNG SỰ (ASSOCIATE) Số lượng: 01

Mô tả công việc:

  • Thực hiện các nghiên cứu, ghi nhớ pháp lý về các lĩnh vực theo yêu cầu của luật sư cấp cao hơn;
  • Tham gia dự thảo nội dung tư vấn pháp luật theo yêu cầu của luật sư cấp cao hơn;
  • Theo yêu cầu của luật sư cấp cao hơn, tham gia các cuộc họp giữa luật sư với khách hàng, các tổ chức liên quan; thực hiện ghi chép, ghi nhớ nội dung cuộc họp đó; thực hiện hỗ trợ luật sư về thông tin pháp luật, thông tin công việc cần thiết trong cuộc họp và sau cuộc họp;
  • Chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết cho khách hàng;
  • Viết các bài cập nhật văn bản pháp luật, phân tích pháp luật theo chủ đề, chuyên đề theo sự phân công của công ty;
  • Thực hiện các công việc pháp lý cần thiết khác theo yêu cầu của luật sư trong hoạt động cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Yêu cầu:

  • Làm việc toàn thời gian;
  • Có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm hành nghề tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực: giải quyết tranh chấp, tư vấn về đầu tư (đặc biệt là đầu tư nước ngoài), doanh nghiệp, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp; soạn thảo, tư vấn và đàm phán hợp đồng; các giao dịch bất động sản; tư vấn về các giao dịch tài chính …;
  • Kỹ năng đọc viết, trình bày bằng tiếng Việt và tiếng Anh tốt;
  • Tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật loại khá/giỏi (bằng cao học luật sẽ có lợi thế trong đánh giá hồ sơ năng lực tuyển dụng).

Quyền lợi:

  • Được trực tiếp tham gia hỗ trợ, xử lý hồ sơ công việc dưới sự hướng dẫn của các luật sư;
  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và thân thiện;
  • Tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng tư vấn, kỹ năng hành nghề luật sư do công ty tổ chức;
  • Được tham dự các diễn đàn, hội thảo trong nước và quốc tế tổ chức tại Việt Nam nhằm mở rộng kiến thức và quan hệ;
  • Lương theo năng lực và thỏa thuận, được review hàng năm;
  • Thưởng (performance) cuối năm theo quy định của công ty;
  • Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội;
  • Được hưởng các phúc lợi theo quy định của công ty;
  • Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

 HỒ SƠ YÊU CẦU

Thành phần hồ sơ:

  1. Đơn xin việc (tiếng Việt và tiếng Anh);
  2. Bản mô tả chi tiết kinh nghiệm phù hợp với vị trí dự tuyển;
  3. Bản sao các bằng cấp, chứng chỉ đào tạo chuyên môn;

Hình thức nhận hồ sơ:

Gửi bưu điện đến: Công ty Luật TNHH bizconsult – Số 20 phố Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Hoặc qua e-mail : [email protected]

Thời hạn nhận hồ sơ: Từ ngày 04/09/2024

 Liên hệ:         Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: [email protected]

                        Vui lòng không liên hệ qua điện thoại.

Download PDF

LEGAL UPDATE – AUGUST 2024 – New regulation on ESOP in Vietnam: Looser control?

Issue August 2024

Hai Ha
Partner

Phan Thi Minh
Senior Associate

Preface:

With effectiveness from 12 August 2024, implementation of the Employee Stock Ownership Plan in Vietnam shall no longer be required to register with the State Bank of Vietnam

Employee Stock Ownership Plan (ESOP) is a benefit policy for key employees working in multinational companies, in which employees will have a chance to become shareholders of holding companies by way of receiving bonus shares or purchasing shares with preferential terms. In Vietnam, ESOP issued by foreign companies to Vietnamese employees is regulated as a form of indirect foreign investment and subject to the foreign exchange control of the State Bank of Vietnam (SBV).

Implementation of ESOP issued by foreign companies to Vietnamese employees is currently governed by the Decree No. 135/2015/ND-CP of the Government and Circular No. 10/2016/TT-NHNN of the SBV (“Circular 10”). On 28 June 2024, the SBV issued the Circular No. 23/2024/TT-NHNN (“Circular 23”) to amend some provisions of the Circular 10 with respect to the ESOP implementation, which will be in force from 12 August 2024 and aims to release administrative burdens for local entities while maintaining strict foreign exchange management.

Release of registration requirement

The most significant change introduced by the Circular 23 is the removal of the requirement for registration of ESOP implementation with the SBV. Accordingly, ESOP-implementing local entities that implement the ESOP issued by foreign companies to Vietnamese employees will no longer be required to obtain SBV’s approval prior to ESOP implementation. However, the management of ESOP implementation will be mainly vested in local merchant banks where the ESOP-implementing accounts are opened. Pursuant to the Circular 23, banks may request the ESOP-implementing local entity to submit documents related to ESOP for their examination, including: (i) documents evidencing relations between the foreign company and the ESOP-implementing local entity; (ii) documents describing features of ESOP such as the share awarding form, vesting period, and list of Vietnamese participants; and (iii) other relevant documents. Thus, local banks may challenge the legality of ESOP and, at their sole discretion, refuse transactions to be conducted through ESOP-implementing accounts.

Tighten reporting obligation

The Circular 23 imposes a new requirement for local employers to file monthly reports on ESOP implementation status to the SBV, replacing the previous quarterly reporting requirement outlined in the Circular 10. These reports must be made in regulatory form, containing foreign currency amounts of dividends or proceeds from the sale of shares remitted to Vietnam for paying the local employees, and enclosed with the local banks’ acknowledgement. The deadline for filing reports is the 12th day of the month immediately following the reported month. Reports must be sent both electronically via email to the SBV’s designated email address (i.e., [email protected]) and in hard copy to the SBV’s office.

Restriction of transferring ESOP funds out of Vietnam

This restriction is not explicitly addressed in the existing provisions of the Circular 10. However, in practice, it is very difficult to get approval from the SBV for the awarding form of “stock option with preferential terms” as the remittance of money out of Vietnamese territory is strictly controlled by the SBV. Many ESOPs were refused or took a long time to explain, demonstrate to obtain SBV’s acceptance due to a viewpoint that ESOP may be considered as a method of mobilizing capital from Vietnamese employees.

Under the Circular 23, the transfer of ESOP funds out of Vietnam is clearly restricted. The Circular 23 clearly provides for two forms of share awarding, which are:

  • Directly awarding shares to the employees: The employees are awarded and own shares without any payment;
  • Other forms of awarding overseas shares without any cash outflows from Vietnam.

Accordingly, an employer may implement ESOP as long as no foreign currency is remitted out of Vietnam.

Outlook

With the restriction of transferring ESOP funds out of Vietnam, the State Bank of Vietnam loosens their control over ESOP implementation by removing the registration requirement as a precedent condition for launching ESOP for Vietnamese employees. The form of directly awarding stocks to the employees has become more straightforward, while the form of selling stocks to Vietnamese employees with payment originated from Vietnam is restricted.

Download pdf version

LEGAL UPDATE – AUGUST 2024 – LAW ON ELECTRONIC TRANSACTIONS 2023

Issue August 2024

Le Hong Phong
Partner

Nguyen Hoang Quan
Senior Associate

With the rapid growth of the digital economy, electronic transactions are becoming more common and increasingly important. This has presented the need for a sound legal framework to safeguard the legal rights and interests of parties in electronic transactions. Therefore, the Law on Electronic Transactions 2023 was promulgated on June 22, 2023 and took effect on July 01, 2024 with many new regulations and major adjustments that not only enlarge the current legal framework but also create more favorable and safer conditions for parties participating in electronic transactions. With an emphasis on personal data protection, authentication of electronic signatures and detailed regulations on electronic contracts, the new law promises many positive changes. This article aims to list out the key changes in the Law on Electronic Transactions 2023 along with its impacts and legal considerations for businesses and individuals.

A. NEW KEY HIGHLIGHTS OF THE LAW ON ELECTRONIC TRANSACTIONS 2023

1. Electronic Signatures

One of the highlights of the Law on Electronic Transactions 2023 is the provision on electronic signatures. To ensure its legality and security, electronic signatures must meet certain technical standards such as: security standards, authentication standards, traceability standards, and legal standards. Compared to past regulations, these new points are better oriented to improved security standards, specifically stipulating the implementation of two-factor authentication and strong encryption algorithms that will bolster the security of electronic signatures. This regulation also contributes to stricter identity verification, by mandating that electronic signatures be authenticated only by licensed authentication service providers after rigorous identity verification processes. Furthermore, the provisions of the Law on Electronic Transactions 2023 also improve the traceability of electronic signatures, by requiring that every electronic signing system keeps a record and stores signing history for transparency and verifiability. Finally, the new regulations clearly affirm that an electronic signature has equal legal status to a handwritten signature and shall thus be admissible in court.  In addition to new regulations on electronic signatures, the Law on Electronic Transactions 2023 also clearly stipulates that organizations providing electronic signature services must be licensed by a competent authority, and electronic signatures must be authenticated by these organizations to enjoy the same legal validity as hand-written signatures.

2. Data Protection and Privacy Rights

a. Data Management

The Law on Electronic Transactions 2023 sets out strict regulations on the collection, storage and processing of personal data to protect user privacy:

  • Data Collection: Organizations and businesses may only collect personal data with the user’s express consent, unless provided otherwise by the law.
  • Data Storage: Personal data must be stored securely, using encryption and security measures to prevent unauthorized access, loss or leakage of data.
  • Data Processing: The processing of personal data must comply with security principles, and may only be carried out for purposes that have been consented to by the user.

b. User Rights

Users have the right to access, modify and request the deletion of their personal data. Businesses must provide clear and convenient mechanisms for users to exercise these rights, ensuring personal data is thoroughly managed and protected.

3. Electronic Contracts

While regulations on electronic contracts have been in place since the Law on Electronic Transactions 2005, the formation of electronic contracts currently remains quite limited. This is partly due to a lack of specific guidelines for the formation of electronic contracts. Moreover, the formation of electronic contracts was previously based on mutual agreement between the parties, making it difficult to ensure the integrity of the contracts that were entered into. Compared to the provisions of the Law on Electronic Transactions 2005, which focused on establishing the legal basis for recognizing electronic contracts as having the same legal status as paper contracts, including regulations on the content and form of electronic contracts, the Law on Electronic Transactions 2023 expands and fleshes out the regulations on electronic contracts. This includes requirements for recording and storing transaction history, protecting data integrity, and mechanisms for dispute resolution.

a. Form and Content

An electronic contract must be in the form of an electronic document and must meet the same content requirements as a traditional paper contract. This includes basic terms, rights and obligations of parties and dispute resolution terms.

b. Legal Evidence

An electronic contract has the same legal status as a paper contract and can be admissible in court. This demands that every party strictly follow the signing and storage procedures of electronic contracts in order to preserve their legality.

B. IMPACT OF THE LAW ON ELECTRONIC TRANSACTIONS AND LEGAL  CONSIDERATIONS FOR INDIVIDUALS AND ORGANIZATIONS

As the Law on Electronic Transactions 2023 takes effect amid continuous development in the digital economy, businesses should focus on investing in technological security solutions, including two-factor authentication, data encryption and management systems for electronic signatures. This not only helps businesses comply with legal regulations but also protects them from cybersecurity risks. Additionally, businesses should establish and maintain data protection policies to ensure compliance with security regulations and customer privacy. This includes educating staff on new regulations and developing necessary security measures.

For individuals, it is necessary to raise awareness on the protection of personal information online. This includes using security measures such as two-factor authentication, taking care to not share personal data via unsecured channels and regularly assessing access rights to personal data. Users should be clearly informed of their rights to access, modify and delete personal data, as well as their rights to demand enterprises to exercise these rights. This contributes to the protection of individual rights and ensures that personal data is managed securely.

CONCLUSION

The Law on Electronic Transactions 2023 provides clear and detailed regulations about the protection of the rights and interests of parties participating in electronic transactions, and creates a safe and transparent digital business environment. New provisions on identity authentication, data protection and privacy rights, electronic signatures, and electronic contracts not only guarantee the legitimacy of transactions but also enhance trust among users in online activities. Businesses and individuals should fully comply with and implement these regulations to ensure the safety and efficiency of electronic transactions, thereby contributing to the sustained development of the digital economy of Vietnam.

Download pdf version

LEGAL UPDATE – AUGUST 2024 – NEW REGULATIONS OF 2023 HOUSING LAW ON THE MANAGEMENT AND USE OF APARTMENT BUILDINGS

Issue August 2024

Hai Ha
Partner

Nguyen T.Lien Lien
Associate

On June 29, 2024, the National Assembly adopted the Law No. 43/2024/QH15 on amendment and supplementation of a number of articles of the Land Law No. 31/2024/QH15, the Residential Housing Law No. 27/2023/QH15, the Law on Real Estate Business No. 29/2023/QH15, the Law on Credit Institutions No. 32/2024/QH15, among these, it notably highlights that the Residential Housing Law No. 27/2023/QH15 dated November 27, 2023 (the “2023 Housing Law”) comes into effect on August 01, 2024, five months earlier than its previous effective date. With the expectations and directives of the National Assembly to address the backlog of issues of the Residential Housing Law No. 65/2014/QH13 dated November 25, 2014 (the “2014 Housing Law”), the 2023 Housing Law codifies certain provisions from guidance documents and introduced numerous clearer regulations for the management of residential house construction investment projects. Regarding the management and use of apartment buildings, the 2023 Housing Law introduces the following new provisions:

Firstly, while the 2014 Housing Law only prohibits improper use of apartment buildings and encroachment upon common space, the 2023 Housing Law specifically categorizes prohibited acts in the management and use of apartment buildings, with several new prohibitions added.

Compared to the 2014 Housing Law, the 2023 Housing Law introduces numerous new prohibitions, aimed at enhancing the management and protection of the living environment of residents; specifically, the 2023 Housing Law acknowledges that failure to pay maintenance fees and misuse of operational management and maintenance fees are strictly prohibited acts. This provision ensures that the financial funds for the maintenance and operation of the apartment buildings are collected and used for the right purposes, thereby maintaining the quality and safety of the construction works, and protecting the interests of other apartment building owners who comply with regulations. The 2023 Housing Law also prohibits acts that affect the order and landscape of the apartment buildings, including painting, decorating the exterior in contravention of regulations on design, architecture, and keeping or releasing livestock or poultry, and slaughtering livestock within the apartment area, contributing to protecting the common living environment, ensuring order and aesthetic harmony, creating a civilized, clean and beautiful living environment for all apartment owners.

In addition, the 2023 Housing Law also strictly prohibits the division of apartments without the permission of competent state authorities (“State Authority”). This prohibition helps to ensure the structural safety of the apartment buildings, maintain consistency in the planning, prevent infrastructure overload, and address other safety issues during the use of apartment buildings.

Secondly, the Housing Law 2023 introduces a number of specific regulations in construction of parking spaces of apartment buildings, as well as codified a number of provisions in the Regulations on management and use of apartment buildings to ensure the legality in practical application and implementation.

Design of apartment buildings must allocate the area for each type of vehicle: While the 2014 Housing Law generally requires ensuring the construction of parking spaces in accordance with approved design and construction standards, the 2023 Housing Law codifies the provisions in the Regulations on management and use of apartment buildings, specifically detailing that parking spaces can be arranged in the basement levels or other areas inside or outside the apartment buildings. Additionally, the 2023 Housing Law requires the developers of investment projects of apartment building construction (referred to as the “Developer”) to allocate the area for each type of vehicle in the design of the apartment buildings. These specific requirements aim that the State Authority shall have a more comprehensive and accurate assessment of the quality and safety of the construction works, evaluate the impact of the apartment building project on the transportation system in the surrounding area, prevent Developer from changing the use purpose of designated parking areas contrary to the approved design, and ensure the common ownership and use of the apartment owners for parking space (aside from car parking space).

Regulations on charging area: In addition to the regulations on the allocation of separate parking spaces for each type of vehicle, the addition of requirements on charging area for electric motor vehicles to be arranged in compliance with the construction standards is a notable new point, demonstrating the preparation of the 2023 Housing Law for the development of new technologies, meeting the increasing social demand and trend for electric vehicles. However, this provision of the 2023 Housing Law is not yet sufficiently specific on whether all apartment buildings’ designs must include electric charging areas as a mandatory requirement or not. Given the current situation where residents charge electric vehicles haphazardly without ensuring fire safety and considering recent incidents of fires caused by explosions during charging, it is very urgent to provide explicit guidance and standards for designing electric charging areas in apartment buildings. Currently, the Ministry of Science and Technology has developed and issued 11 Vietnamese standards for electric vehicle charging stations (including 9 standards for charging stations and 2 standards for electric vehicle battery exchange); additionally, the Ministry is in the process of revising legal regulations and proposing additional 18 standards related to electric vehicle charging stations and associated electric equipment (as mentioned in Official Letter No. 149/BKHCN-TDC dated January 18, 2024 of the Ministry of Science and Technology). These standards provide clear guidelines and frameworks for Developer to implement and adhere to when constructing and designing electric charging areas within apartment buildings, ensuring the safety of property and lives of residents in these areas.

Developer is required to publicly disclose the investment costs for the construction of car parking spaces: The 2023 Housing Law clearly stipulates that in cases where apartment buyers do not purchase or rent a car parking space, this car parking space is under the management of the Developer and the investment cost for construction of these parking spaces shall not be included in the apartment selling price. Also, the 2023 Housing Law requires the Developer to publicly disclose the investment cost for constructing car parking spaces, to help the apartment buyers understand whether the composition of the apartment selling price paid includes the cost for the construction of car parking spaces. This regulation aims to address the practical issue where Developer of some residential housing projects designate car parking spaces as their private property without clearly specifying whether the investment costs for constructing these spaces are allocated into the apartment sale price for apartment buyers. However, there is a need for more specific guidelines on the timing and method for the Developer to publicly disclose the cost of construction of car parking spaces so that buyers can be informed before deciding to sign the apartment sale and purchase contract.

Thirdly, the 2023 Housing Law introduces a method to determine the area of loggia when determining the use area of apartments and other areas in the apartment buildings.

Accordingly, the area of the loggia is measured as the entire floor area from the inner edge of the common wall or the apartment partition walls. This specific regulation helps determine the accurate calculation method for the loggia area within apartments in the apartment, and reduces the Developer’s ambiguity in the calculation method to increase the area of the apartment when determining the selling or leasing price of apartments.

Simultaneously, under this provision, the 2023 Housing Law clearly stipulates the ownership right of equipment and components attached to the balcony and loggia of the apartment. In the event of equipment and components attached to balconies and loggias but are the parts of the vertical surface of the construction works according to the design documents, such equipment and components shall be determined as under the common ownership of the apartment buildings. This regulation facilitates both Developer and buyers in clearly distinguishing between private ownership and common ownership when equipment and components are attached to the parts under private ownership, addressing the ambiguity under the 2014 Housing Law where the definition of private ownership includes technical equipment systems exclusively used or attached to the apartment or to other areas of private ownership.

Fourthly, the 2023 Housing Law removes some additional costs from the service fee for management and operation of apartment building compared to the 2014 Housing Law. 

The 2023 Housing Law additionally excludes two types of fees from the service fee for management and operation of apartment building including (i) fee for purchasing fire and explosion insurance, and (ii) remuneration to the apartment building Management committee. This new provision aims at clearly separating the service fee for management and operation of apartment building from expenses related to the operations of the Management committee, whereby the Management Board’s remuneration will be decided by the apartment building general meeting and be separately contributed, to avoid affecting the decision-making, contribution, and use of the service fee for management and operation, and potential disputes related to the service fee for management and operation of apartment building.

The 2023 Housing Law also supplements the responsibility of the provincial-level People’s Committee in promulgating a framework for the service fee for management and operation of apartment buildings to serve as a reference for parties involved and in cases where an agreement on service fees cannot be reached, the service fee under such framework promulgated by the provincial-level People’s Committee will be applied.

Fifthly, the 2023 Housing Law adds specific regulations on the handover of infrastructure works in the apartment buildings area.

The 2014 Housing Law lacks of regulations on the handover of infrastructure works, and the timing and method for handing over infrastructure works from the Developer to the State Authority. The 2023 Housing Law adds specific regulations on this issue. Accordingly, in case of handing over infrastructure works according to the approved design/project policy, the infrastructure works must be handed over to the State Authority after the acceptance of the construction works and upon the request of the Developer. The handover process must be recorded in writing between the Developer and the State Authority. The provisions of Articles 157 and 158 of the 2023 Housing Law also clearly define the responsibility for the maintenance of technical infrastructure works; accordingly, in case the technical infrastructure works have not yet been handed over to the State Authority, the Developer remains obligated to maintain, manage and operate it according to the approved project specifications, ensuring that the works do not adversely affect the community and living environment of the apartment building residents.

The above contents represent notable new points introduced by the 2023 Housing Law concerning the management and use of apartment buildings, contributing to enhance clarity and transparency in the management of apartment buildings, increasing the responsibilities of involved parties, and contributing to a good, safe, and sustainable living environment for residents, and aligning with the National Assembly’s direction when enacting and promulgating the 2023 Housing Law. However, for these new regulations to be effectively implemented in practice and aligned with the realities in Vietnam, it is required to have specific implementation guidelines from the Government and relevant Ministries and agencies in the coming time.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 08, 2024 – LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ 2023

Phát hành 08/ 2024

Lê Hồng Phong
Luật sư Thành viên

Nguyễn Hoàng Quân
Luật sư Cộng sự Cấp cao

Trong bối cảnh kinh tế số phát triển mạnh mẽ, các giao dịch điện tử ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng. Điều này đòi hỏi cần có một hành lang pháp lý chặt chẽ nhằm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia giao dịch điện tử. Chính vì thế, Luật Giao Dịch Điện Tử năm 2023 đã được ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2023 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 07 năm 2024 với nhiều quy định mới và điều chỉnh quan trọng không chỉ mở rộng khung pháp lý hiện hành mà còn tạo điều kiện thuận lợi và an toàn hơn cho các bên tham gia vào các giao dịch điện tử. Với việc chú trọng đến bảo vệ dữ liệu cá nhân, xác thực và chữ ký điện tử, cũng như các quy định chi tiết về hợp đồng điện tử, luật mới hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thay đổi tích cực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua những thay đổi đáng chú ý của Luật Giao Dịch Điện Tử năm 2023 cùng những tác động và lưu ý pháp lý đối với doanh nghiệp và cá nhân.

A. CÁC ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ NĂM 2023

1. Chữ ký điện tử

Một trong những điểm nhấn của Luật Giao Dịch Điện Tử năm 2023 là quy định về chữ ký điện tử. Để đảm bảo tính pháp lý và bảo mật, chữ ký điện tử phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định như: tiêu chuẩn an ninh, tiêu chuẩn xác thực, tiêu chuẩn về khả năng truy vết và tiêu chuẩn về tính pháp lý của chữ ký điện tử. So với các quy định trước đây, những điểm mới này đã góp phần nâng cao tiêu chuẩn an ninh khi đưa ra yêu cầu rõ ràng về việc sử dụng xác thực hai yếu tố và các thuật toán mã hóa mạnh, tăng cường bảo mật cho chữ ký điện tử. Quy định này cũng góp phần giúp cho việc xác thực danh tính nghiêm ngặt hơn khi yêu cầu chữ ký điện tử phải được xác thực bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực đã được cấp phép, với quy trình xác thực danh tính nghiêm ngặt. Đồng thời, quy định tại Luật Giao dịch điện tử năm 2023 cũng tạo ra khả năng truy vết tốt hơn của chữ ký điện tử khi hệ thống ký điện tử theo quy định mới phải có khả năng ghi nhận và lưu trữ lịch sử các lần ký kết, đảm bảo tính minh bạch và khả năng kiểm tra lại. Cuối cùng, quy định mới khẳng định rõ ràng chữ ký điện tử có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay, được chấp nhận làm chứng cứ trước tòa án. Cùng với các quy định mới liên quan tới chữ ký điện tử, Luật Giao dịch điện tử cũng quy định rõ các tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký điện tử phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, và chữ ký điện tử phải được xác thực bởi các tổ chức này để có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký tay.

2. Bảo vệ Dữ liệu và Quyền riêng tư

a. Quản lý dữ liệu

Luật Giao Dịch Điện Tử năm 2023 đặt ra các quy định nghiêm ngặt về việc thu thập, lưu trữ và xử lý dữ liệu cá nhân nhằm bảo vệ quyền riêng tư của người dùng:

  • Thu Thập Dữ Liệu: Các tổ chức, doanh nghiệp chỉ được thu thập dữ liệu cá nhân khi có sự đồng ý rõ ràng của người dùng, trừ những trường hợp pháp luật cho phép.
  • Lưu Trữ Dữ Liệu: Dữ liệu cá nhân phải được lưu trữ một cách an toàn, sử dụng các biện pháp mã hóa và bảo mật để ngăn chặn truy cập trái phép, mất mát hoặc rò rỉ dữ liệu.
  • Xử Lý Dữ Liệu: Việc xử lý dữ liệu cá nhân phải tuân thủ các nguyên tắc bảo mật và chỉ được thực hiện cho các mục đích đã được người dùng chấp thuận.

b. Quyền của Người Dùng

Người dùng có quyền truy cập, chỉnh sửa và yêu cầu xóa bỏ dữ liệu cá nhân của mình. Các doanh nghiệp phải cung cấp cơ chế rõ ràng và thuận tiện để người dùng thực hiện các quyền này, đảm bảo rằng dữ liệu cá nhân được quản lý và bảo vệ một cách chặt chẽ.

3. Hợp Đồng Điện Tử

Các quy định về hợp đồng điện tử đã có từ Luật Giao dịch điện tử 2005, tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng điện tử hiện nay vẫn còn khá hạn chế. Điều này một phần xuất phát từ việc thiếu các quy định cụ thể để hướng dẫn việc giao kết hợp đồng điện tử. Không những vậy, việc giao kết hợp đồng điện tử trước đây do các bên thỏa thuận và rất khó để bảo đảm tính toàn vẹn của hợp đồng mà các bên đã giao kết. So với các quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 2005 tập trung thiết lập cơ sở pháp lý cho việc công nhận hợp đồng điện tử có giá trị tương đương với hợp đồng giấy, bao gồm các quy định về nội dung và hình thức hợp đồng, Luật Giao dịch điện tử năm 2023 mở rộng và chi tiết hóa các quy định về hợp đồng điện tử, bao gồm các yêu cầu về ghi nhận và lưu trữ lịch sử giao dịch, bảo vệ tính toàn vẹn dữ liệu và cơ chế giải quyết tranh chấp.

a. Hình Thức và Nội Dung

Hợp đồng điện tử phải được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử và phải đáp ứng các yêu cầu về nội dung tương tự như hợp đồng giấy truyền thống. Điều này bao gồm các điều khoản cơ bản, quyền và nghĩa vụ của các bên, cũng như các điều khoản về giải quyết tranh chấp.

b. Chứng Cứ Pháp Lý

Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng giấy và có thể được sử dụng làm chứng cứ trước tòa án. Điều này yêu cầu các bên phải tuân thủ quy trình ký kết và lưu trữ hợp đồng điện tử một cách chặt chẽ để đảm bảo tính pháp lý.

Chứng Cứ Pháp Lý: Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng giấy và có thể được sử dụng làm chứng cứ trước tòa án. Điều này yêu cầu các bên phải tuân thủ quy trình ký kết và lưu trữ hợp đồng điện tử một cách chặt chẽ để đảm bảo tính pháp lý.

B. TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ VÀ CÁC ĐIỂM PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý DÀNH CHO CÁ NHÂN VÀ TỔ CHỨC

Khi Luật Giao dịch điện tử năm 2023 có hiệu lực cùng với bối cảnh nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư vào các giải pháp công nghệ bảo mật, bao gồm hệ thống xác thực hai yếu tố, mã hóa dữ liệu và hệ thống quản lý chữ ký điện tử. Việc này không chỉ giúp tuân thủ các quy định pháp luật mà còn bảo vệ doanh nghiệp khỏi các rủi ro về an ninh mạng. Đồng thời, doanh nghiệp cần xây dựng và duy trì các chính sách bảo vệ dữ liệu, đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo mật và quyền riêng tư của khách hàng. Điều này bao gồm việc đào tạo nhân viên về các quy định mới và các biện pháp bảo mật cần thiết.

Đối với các cá nhân, mọi người cần nâng cao nhận thức về việc bảo vệ thông tin cá nhân trực tuyến. Điều này bao gồm việc sử dụng các biện pháp bảo mật như xác thực hai yếu tố, không chia sẻ thông tin cá nhân qua các kênh không an toàn và thường xuyên kiểm tra các quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân của mình. Người dùng cần hiểu rõ quyền của mình trong việc truy cập, chỉnh sửa và xóa bỏ dữ liệu cá nhân, cũng như biết cách yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các quyền này. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi cá nhân và đảm bảo dữ liệu cá nhân được quản lý một cách an toàn.

KẾT LUẬN

Luật Giao Dịch Điện Tử Việt Nam năm 2023 đưa ra các quy định rõ ràng và chi tiết nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch điện tử, đồng thời tạo ra một môi trường kinh doanh số an toàn và minh bạch. Các quy định mới về xác thực danh tính, bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư, chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử không chỉ đảm bảo tính pháp lý của các giao dịch mà còn nâng cao niềm tin của người dùng vào các hoạt động trực tuyến. Doanh nghiệp và cá nhân cần tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định này để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong các giao dịch điện tử, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế số Việt Nam.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 08, 2024 – CÁC QUY ĐỊNH MỚI CỦA LUẬT NHÀ Ở 2023 TRONG VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NHÀ CHUNG CƯ

Phát hành 08/ 2024

Hà Thị Hải
Luật sư Thành viên

Nguyễn Trần Liên Liên
Luật sư Cộng sự 

Ngày 29 tháng 06 năm 2024, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật số 43/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, trong đó nổi bật có nội dung Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2023 (“Luật Nhà ở 2023”) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024, tức sớm hơn 05 tháng so với thời điểm có hiệu lực trước đó quy định tại Luật Nhà ở 2023. Với kỳ vọng và yêu cầu của Quốc hội về việc khắc phục các tồn đọng của Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 (“Luật Nhà ở 2014”), Luật Nhà ở 2023 đã luật hóa một số quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành và bổ sung nhiều quy định rõ ràng hơn trong việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Liên quan đến việc quản lý và sử dụng nhà chung cư, Luật Nhà ở 2023 đã bổ sung các quy định mới như sau:

Thứ nhất, Luật Nhà ở 2014 chỉ quy định cấm các hành vi liên quan đến việc sử dụng sai mục đích nhà chung cư và lấn chiếm không gian chung, Luật Nhà ở 2023 đã có nhóm các quy định cụ thể về các hành vi cấm trong việc quản lý và sử dụng nhà chung cư với nhiều hành vi cấm được bổ sung.

So với Luật Nhà ở 2014, Luật Nhà ở 2023 đã bổ sung nhiều quy định cấm mới nhằm tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường sống của cư dân, cụ thể, Luật Nhà ở 2023 đã ghi nhận việc không đóng kinh phí bảo trì và sử dụng không đúng kinh phí quản lý vận hành và kinh phí bảo trì là những hành vi bị nghiêm cấm. Quy định này đảm bảo các quỹ tài chính cần thiết cho việc bảo trì và vận hành nhà chung cư được thu và sử dụng đúng mục đích, giúp duy trì chất lượng và an toàn của công trình, bảo vệ lợi ích của các chủ sở hữu nhà chung cư tuân thủ quy định khác. Luật Nhà ở 2023 đồng thời nghiêm cấm các hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự và cảnh quan nhà chung cư, bao gồm việc sơn, trang trí mặt ngoài không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc, hay việc chăn, thả gia súc, gia cầm, giết mổ gia súc trong khu vực nhà chung cư, góp phần bảo vệ môi trường sống chung, đảm bảo trật tự và mỹ quan, tạo ra môi trường sống văn minh và sạch đẹp cho tất cả chủ sở hữu nhà chung cư.

Ngoài ra, Luật Nhà ở 2023 còn nghiêm cấm hành vi chia tách căn hộ chung cư khi không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (“CQNN”) cho phép. Quy định cấm này giúp bảo đảm an toàn kết cấu của nhà chung cư, đảm bảo tính đồng bộ trong quy hoạch, tránh gây ra tình trạng quá tải cho cơ sở hạ tầng và các vấn đề an toàn khác trong quá trình sử dụng nhà chung cư.

Thứ hai, Luật Nhà ở 2023 đã bổ sung một số quy định cụ thể trong việc đầu tư xây dựng chỗ để xe của nhà chung cư, cũng như đã luật hóa một số quy định trong Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư để bảo đảm tính pháp lý trong áp dụng và thực hiện.

Thiết kế nhà chung cư phải phân định khu vực dành cho từng loại xe: Trong khi Luật Nhà ở 2014 chỉ quy định chung về việc đảm bảo xây dựng chỗ để xe theo quy chuẩn xây dựng và thiết kế được phê duyệt, Luật Nhà ở 2023 đã luật hóa quy định trong Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư khi bổ sung quy định cụ thể về việc chỗ để xe có thể được bố trí tại tầng hầm hoặc tại phần diện tích khác trong hoặc ngoài nhà chung cư. Đồng thời, Luật Nhà ở 2023 bổ sung thêm yêu cầu chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà chung cư (“CĐT”) phải thực hiện phân định rõ ràng từng khu vực dành cho từng loại xe trong thiết kế nhà chung cư. Yêu cầu cụ thể này đảm bảo để CQNN có đánh giá đầy đủ và chính xác hơn về chất lượng và an toàn của công trình, đánh giá được mức độ ảnh hưởng của dự án nhà chung cư đối với hệ thống giao thông của khu vực xung quanh nhà chung cư, tránh việc CĐT thay đổi mục đích sử dụng của từng khu vực trong chỗ để xe trái với thiết kế đã được phê duyệt và đảm bảo quyền sở hữu, sử dụng chung của các chủ sở hữu nhà chung cư đối với chỗ để xe (ngoài chỗ để xe ô tô).

Quy định về khu vực sạc điện: Ngoài quy định bố trí khu vực riêng biệt cho từng loại xe, việc bổ sung quy định yêu cầu khu vực sạc điện cho xe động cơ điện được bố trí theo tiêu chuẩn quy chuẩn xây dựng là điểm mới đáng chú ý, thể hiện sự chuẩn bị của Luật Nhà ở 2023 đối với sự phát triển của các công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu và xu hướng sử dụng xe điện ngày càng tăng của xã hội. Tuy nhiên, quy định việc bố trí khu vực sạc điện này của Luật Nhà ở 2023 lại không đề cập rõ ràng có yêu cầu bắt buộc tất cả thiết kế nhà chung cư phải có khu vực sạc điện hay không. Trước thực trạng người dân sạc điện cho xe động cơ điện tuỳ tiện, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, và nhiều vụ hoả hoạn bắt nguồn từ cháy nổ do sạc điện xe động cơ điện trong thời gian gần đây, việc có các hướng dẫn cụ thể rõ ràng tiêu chuẩn thiết kế khu vực sạc điện tại toà nhà chung cư là rất cấp thiết. Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xây dựng và công bố 11 Tiêu chuẩn Việt Nam về trạm sạc xe điện (gồm 9 tiêu chuẩn về trạm sạc và 2 tiêu chuẩn về hoàn đổi pin xe điện), và đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo sửa đổi các quy định pháp luật và xây dựng bổ sung thêm 18 tiêu chuẩn khác liên quan đến trạm sạc xe điện và các thiết bị điện liên quan (như được đề cập trong Công văn số 149/BKHCN-TĐC ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Bộ Khoa học và Công nghệ). Đây sẽ là cơ sở để các CĐT thực hiện và tuân thủ trong việc xây dựng và thiết kế khu vực sạc điện trong nhà chung cư, nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản và tính mạng của các cư dân sinh sống trong khu vực nhà chung cư.

Công khai chi phí đầu tư xây dựng chỗ để xe ô tô: Luật Nhà ở 2023 quy định rõ ràng về việc trong trường hợp người mua căn hộ không mua hoặc không thuê chỗ để xe ô tô, chỗ để xe ô tô này thuộc quyền quản lý của CĐT và CĐT không được tính vào giá bán căn hộ chi phí đầu tư xây dựng chỗ để xe ô tô. Đồng thời, Luật Nhà ở 2023 yêu cầu CĐT phải công khai chi phí đầu tư xây dựng chỗ để xe ô tô, nhằm mục đích giúp người mua hiểu rõ cấu phần giá bán căn hộ mà mình chi trả có bao gồm chi phí xây dựng chỗ để xe ô tô hay không. Quy định này giúp khắc phục tình trạng thực tế CĐT của một số dự án nhà ở xác định chỗ để xe ô tô thuộc sở hữu riêng của CĐT nhưng không rõ ràng trong việc có phân bổ chi phí đầu tư xây dựng chỗ để ô tô vào giá bán căn hộ cho người mua hay không. Tuy nhiên, quy định này cần hướng dẫn cụ thể hơn về thời điểm, cũng như phương thức để CĐT công khai chi phí xây dựng chỗ để xe ô tô, đảm bảo để người mua nắm được trước khi quyết định ký kết hợp đồng mua bán căn hộ.

Thứ ba, Luật Nhà ở 2023 bổ sung cách xác định diện tích lô gia trong việc xác định diện tích sử dụng căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư.

Theo đó, diện tích lô gia được tính toàn bộ diện tích sàn từ mép trong của tường chung hoặc tường bao căn hộ. Quy định cụ thể này giúp xác định cách thức tính chính xác diện tích lô gia trong căn hộ, hạn chế sự không rõ ràng trong quy định để các CĐT mập mờ trong cách thức tính, làm tăng diện tích căn hộ khi xác định giá bán hoặc giá thuê mua của nhà chung cư.

Đồng thời tại quy định này, Luật Nhà ở 2023 quy định rõ ràng về quyền sở hữu đối với trang thiết bị, cấu kiện gắn liền với ban công, lô gia của căn hộ chung cư. Trong trường hợp trang thiết bị, cấu kiện gắn liền với ban công, lô gia nhưng thuộc mặt đứng của công trình theo hồ sơ thiết kế thì trang thiết bị, cấu kiện đó được xác định thuộc phần sở hữu chung của nhà chung cư. Đây là quy định tạo thuận lợi cho CĐT cũng như người mua trong việc xác định rõ ràng phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung khi trang thiết bị được gắn vào phần sở hữu riêng, hạn chế sự không rõ ràng tại Luật Nhà ở 2014 khi quy định phần sở hữu riêng bao gồm hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ hoặc gắn liền với phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng.

Thứ tư, Luật Nhà ở 2023 đã loại bỏ thêm một số chi phí khỏi giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư so với Luật Nhà ở 2014.

Luật Nhà ở 2023 bổ sung thêm việc loại trừ khỏi giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư hai loại phí bao gồm (i) kinh phí mua bảo hiểm cháy, nổ, và (ii) thù lao cho Ban quản trị nhà chung cư. Quy định mới này dường như nhằm mục đích tách bạch rõ ràng giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư và các khoản chi phục vụ hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư, theo đó thù lao Ban quản trị nhà chung cư sẽ được Hội nghị nhà chung cư quyết định việc đóng góp riêng, và tránh ảnh hưởng tới việc quyết định, đóng góp và sử dụng phí dịch vụ quản lý vận hành và tránh các tranh chấp có thể xảy ra liên quan đến giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư.

Luật Nhà ở 2023 đồng thời bổ sung trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư để làm cơ sở cho các bên tham khảo. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được về giá dịch vụ thì sẽ áp dụng giá trong khung giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Thứ năm, Luật Nhà ở 2023 đã bổ sung quy định cụ thể về việc bàn giao công trình hạ tầng khu vực có nhà chung cư.

Luật Nhà ở 2014 không có quy định về vấn đề bàn giao công trình hạ tầng, cũng như thời điểm và cách thức bàn giao các công trình trình hạ tầng từ CĐT cho CQNN. Luật Nhà ở 2023 đã bổ sung quy định cụ thể về vấn đề này. Theo đó, trong trường hợp phải bàn giao công trình hạ tầng theo thiết kế/chủ trương dự án được phê duyệt, công trình hạ tầng phải được bàn giao cho CQNN sau khi có nghiệm thu công trình và theo đề nghị của CĐT. Quá trình bàn giao và tiếp nhận phải được ghi nhận bằng văn bản giữa CĐT và CQNN. Quy định tại Điều 157 và 158 Luật Nhà ở 2023 đồng thời xác định rõ ràng về trách nhiệm bảo trì công trình hạ tầng kỹ thuật, theo đó, trường hợp công trình hạ tầng kỹ thuật chưa được bàn giao cho CQNN, CĐT vẫn phải bảo trì, quản lý và vận hành theo nội dung dự án đã được phê duyệt, đảm bảo công trình không gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và môi trường sống của cư dân nhà chung cư.

Các nội dung trên đây là một số thay đổi đáng chú ý của Luật Nhà ở 2023 trong vấn đề quản lý và sử dụng nhà chung cư, góp phần tăng cường sự rõ ràng và minh bạch trong quản lý nhà chung cư, nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan, góp phần xây dựng môi trường sống tốt đẹp, an toàn và bền vững cho cư dân theo đúng định hướng của Quốc hội khi xây dựng và ban hành Luật Nhà ở 2023. Tuy nhiên, để các quy định mới này được áp dụng hiệu quả trên thực tế và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam thì còn cần các hướng dẫn thi hành cụ thể của Chính phủ và các Bộ, ngành quản lý có liên quan trong thời gian tới.

Download pdf version