BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 03, 2024 – Việt Nam – Các yêu cầu tuân thủ trọng yếu về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Phát hành 03/ 2024

Nguyễn Anh Tuấn
Luật sư Điều hành

Phan Thị Minh
Luật sư Cộng sự Cấp cao

Lời mở đầu:

“Có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023, các hành vi liên quan đến dữ liệu cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam, sử dụng không gian mạng, thiết bị, phương tiện điện tử, hoặc các hình thức khác để chuyển dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam tới một địa điểm nằm ngoài lãnh thổ của Việt Nam hoặc sử dụng một địa điểm nằm ngoài lãnh thổ của Việt Nam để xử lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Na, sẽ phải tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân được quy định trong Nghị định 13 của Chính Phủ.

Một trong những văn bản quy phạm pháp luật mới nhất và cơ bản nhất điều chỉnh về vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam là Nghị định số 13/2023/NĐ-CP (“Nghị định 13”). Sau một thời gian chờ đợi khá dài, Nghị định 13 đã được Chính phủ ban hành vào ngày 17/4/2023.

Nghị định 13 đã đặt ra các yêu cầu mới liên quan đến việc bảo vệ dữ liệu cá nhân cho bất kỳ tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân tại Việt Nam. Các yêu cầu này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023, ngoại trừ yêu cầu về chỉ định cá nhân và/hoặc bộ phận bảo vệ dữ liệu cá nhân  có thể được miễn trừ 02 năm kể từ khi thành lập cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, và doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp cần kiểm tra lại các chính sách bảo mật nội bộ và thực tiễn tuân thủ của mình để nhận diện các nội dung chưa tuân thủ Nghị định 13 và tiến hành ngay lập tức các biện pháp khắc phục để đảm bảo tuân thủ Nghị định 13.

Dưới đây là các yêu cầu tuân thủ trọng yếu về bảo vệ cá nhân trong Nghị định 13.

1. Xác định vai trò của doanh nghiệp trong quá trình xử lý dữ liệu cá nhân

Nghị định 13 phân biệt rõ ràng giữa các vai trò khác nhau của các bên liên quan trong việc xử lý dữ liệu và quy định trách nhiệm tương ứng đối với từng vai trò. Cụ thể:

Bên Kiểm Soát Dữ Liệu là một tổ chức, cá nhân quyết định mục đích và phương tiện xử lý dữ liệu cá nhân. Bên Kiểm Soát Dữ Liệu có trách nhiệm cao nhất trong việc tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ dữ liệu, bao gồm việc phải có được sự đồng ý trước của chủ thể dữ liệu cho tất cả các hoạt động xử lý dữ liệu, tiếp nhận các yêu cầu của chủ thể dữ liệu và thực hiện thông báo về bất kỳ hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân nào cho Bộ Công An (“BCA”).

Bên Xử Lý Dữ Liệu là một tổ chức hoặc cá nhân thực hiện việc xử lý dữ liệu cá nhân thay mặt cho Bên Kiểm Soát Dữ Liệu thông qua một hợp đồng với Bên Kiểm Soát Dữ Liệu. Bên Xử Lý Dữ Liệu chịu trách nhiệm thông báo cho Bên Kiểm Soát Dữ Liệu về bất kỳ vi phạm dữ liệu cá nhân nào và xử lý dữ liệu cá nhân theo đúng hợp đồng đã ký kết với Bên Kiểm Soát Dữ Liệu.

Bên Kiểm Soát Và Xử Lý Dữ Liệu là kết hợp giữa vai trò của Bên Kiểm Soát Dữ Liệu và Bên Xử Lý Dữ Liệu.

Bên Thứ Ba là các cá nhân hoặc tổ chức ngoài chủ thể dữ liệu, Bên Kiểm Soát Dữ Liệu, Bên Xử Lý Dữ Liệu hoặc Bên Kiểm Soát Và Xử Lý Dữ Liệu được phép xử lý dữ liệu cá nhân. Bên Thứ Ba có trách nhiệm lưu trữ dữ liệu cá nhân theo hình thức phù hợp với hoạt động của mình và có biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.

Theo đó, việc xác định chính xác vai trò của doanh nghiệp trong việc xử lý dữ liệu cá nhân là rất quan trọng để có thể xác định trách nhiệm của mình trong quá trình xử lý dữ liệu cá nhân.

2. Phải có được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu

Nghị định 13 yêu cầu tất cả các hoạt động trong quy trình xử lý dữ liệu phải có được sự đồng ý trước của chủ thể dữ liệu, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu chỉ có hiệu lực khi (i) được đưa ra một cách tự nguyện và (ii) chủ thể dữ liệu biết rõ các thông tin về loại dữ liệu cá nhân, mục đích xử lý dữ liệu, các bên được xử lý dữ liệu và quyền, nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu. Lưu ý rằng, sự đồng ý phải được thể hiện bằng văn bản, giọng nói, đánh dấu vào ô đồng ý, cú pháp đồng ý qua tin nhắn, chọn các thiết lập kỹ thuật đồng ý hoặc qua một hành động khác thể hiện được điều này.

Sự im lặng hoặc không phản hồi của chủ thể dữ liệu không được coi là là sự đồng ý. Trong trường hợp có tranh chấp, trách nhiệm chứng minh sự đồng ý của chủ thể dữ liệu thuộc về Bên Kiểm Soát Dữ Liệu và Bên Kiểm Soát Và Xử Lý Dữ Liệu.

3. Đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân

Tất cả Bên Kiểm Soát Dữ Liệu và Bên Kiểm Soát Và Xử Lý Dữ Liệu phải lập và lưu giữ hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân của mình (“Hồ Sơ Đánh Giá Tác Động”) kể từ thời điểm bắt đầu xử lý dữ liệu cá nhân. Hồ Sơ Đánh Giá Tác Động phải được gửi cho Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) trong thời gian 60 ngày kể từ ngày tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân để A05 xem xét và phải luôn có sẵn để BCA kiểm tra, đánh giá.

Hồ Sơ Đánh Giá Tác Động phải bao gồm:

  • Thông tin của Bên Kiểm Soát Dữ Liệu, Bên Kiểm Soát Và Xử Lý Dữ Liệu và nhân viên bảo vệ dữ liệu của bên đó;
  • Mục đích và loại dữ liệu cá nhân được xử lý;
  • Bên nhận dữ liệu cá nhân, bao gồm các tổ chức, cá nhân ngoài lãnh thổ Việt Nam;
  • Trường hợp chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài;
  • Thời gian xử lý dữ liệu cá nhân, thời gian dự kiến để xoá, huỷ dữ liệu cá nhân (nếu có);
  • Mô tả về các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân được áp dụng;
  • Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc xử lý dữ liệu cá nhân; hậu quả, thiệt hại không mong muốn có khả năng xảy ra, các biện pháp giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ, tác hại đó.

Bên Xử Lý Dữ Liệu cũng có thể phải tiến hành lập và lưu giữ Hồ Sơ Đánh Giá Tác Động nếu hợp đồng ký kết với Bên Kiểm Soát Dữ Liệu có yêu cầu.

4. Chuyển dữ liệu cá nhân qua nước ngoài

Nghị định 13 cho phép bên chuyển dữ liệu ra nước ngoài (bao gồm Bên Kiểm Soát Dữ Liệu, Bên Kiểm Soát Và Xử Lý Dữ Liệu, Bên Xử Lý Dữ Liệu và Bên Thứ Ba) chuyển dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam sang nước thứ ba, tuy nhiên phải tuân theo các yêu cầu sau:

  • Bên chuyển dữ liệu phải chuẩn bị hồ sơ đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài. Hồ sơ phải bao gồm các nội dung bắt buộc như: Mô tả loại dữ liệu cá nhân chuyển ra nước ngoài, mô tả và luận giải mục tiêu của các hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam, văn bản thể hiện sự ràng buộc, trách nhiệm giữa bên chuyển và bên nhận dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam về việc xử lý dữ liệu cá nhân.
  • Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân phải luôn có sẵn để BCA kiểm tra, đánh giá. Bên chuyển dữ liệu gửi bản chính hồ sơ đánh giá tác động tới BCA theo mẫu quy định trong thời gian 60 ngày kể từ ngày tiến hành xử lý dữ liệu cá nhân. BCA có thể yêu cầu bên chuyển hoàn thiện hồ sơ đánh giá tác động trong trường hợp hồ sơ không đúng quy định.
  • Khi việc chuyển dữ liệu diễn ra thành công, bên chuyển dữ liệu phải gửi thông báo bằng văn bản cho BCA về việc chuyển dữ liệu và và chi tiết liên lạc của bên phụ trách.

BCA có quyền quyết định ngừng chuyển dữ liệu cá nhân ra nước ngoài nếu bên chuyển không chấp hành các yêu cầu nêu trên hoặc vi phạm lợi ích, an ninh quốc gia của Việt Nam hoặc để xảy ra sự cố lộ, mất dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam.

5. Yêu cầu về thông báo vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân

Trong trường hợp phát hiện ra bất kỳ vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân nào, (i) Bên Xử Lý Dữ Liệu phải thông báo ngay cho Bên Kiểm Soát Dữ Liệu về vi phạm xảy ra và (ii) Bên Kiểm Soát Dữ Liệu và Bên Kiểm Soát Và Xử Lý Dữ Liệu phải thông báo cho BCA (A05) chậm nhất 72 giờ sau khi xảy ra hành vi vi phạm. Việc  thông báo phải được thực hiện theo mẫu quy định với các nội dung bắt buộc. Trong trường hợp thông báo sau 72 giờ, Bên Kiểm Soát Dữ Liệu và Bên Kiểm Soát Và Xử Lý Dữ Liệu phải cung cấp lý do thông báo chậm, muộn.

Hiện chưa có một văn bản pháp luật nào tổng hợp các quy định về việc xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại thời điểm có hiệu lực của Nghị định 13. Tuy nhiên, có một số quy định về một số biện pháp xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về thu thập, sử dụng, cập nhật, sửa đổi, gỡ bỏ thông tin cá nhân và bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên không gian mạng, với mức phạt hành chính từ 10 triệu đến 70 triệu VNĐ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ Luật Hình Sự đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng.

Tổng quan

Các yêu cầu được quy định trong Nghị định 13 đã gây ra sự khó khăn đáng kể cho các bên liên quan trong việc xử lý dữ liệu cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp đa quốc gia. Do các quy định này còn khá tổng quát, chúng tôi mong đợi rằng BCA sẽ ban hành thêm các văn bản hướng dẫn, giải thích và thực thi các quy định tại Nghị định 13.

Download pdf version

LEGAL UPDATE – MARCH 2024 – Vietnam – Key compliance requirements on personal data protection

Issue March 2024

Nguyen Anh Tuan
Managing Partner 

Phan Thi Minh
Senior Associate

Preface:

“With effectiveness from 01 July 2023 for compliance, acts related to personal data in the territory of Vietnam, acts of using cyberspace, electronic devices, equipment, or other forms to transfer personal data of a Vietnamese citizen to a location outside the territory of Vietnam or using a location outside the territory of Vietnam to process personal data of a Vietnamese citizens are subject to compliance with regulations on personal data protection set forth in Government’s Decree 13”

One of the latest and most fundamental legal instruments in place governing the protection of personal data in Vietnam is Decree No. 13/2023/ND-CP (“Decree 13”). This long-awaited Decree 13 was issued by the Government on 17 April 2023.

Decree 13 introduces, inter alia, new requirements with respect to the protection of personal data, which apply to any domestic or foreign organizations or individuals that directly participate in or are involved in processing personal data in Vietnam. Those requirements under Decree 13 take effect on 01 July 2023, save small and medium-sized enterprises are afforded a grace period of two years with regard to the obligation of appointing a data protection officer and/or department. As such, it is highly recommended for businesses to review their internal privacy policies and compliance practice to identify the incompatibilities with Decree 13 and take immediately actions to ensure compliance with Decree 13.

Key compliance requirements in Decree 13 are outlined hereunder.

1. Identifying role in processing personal data

Decree 13 clearly distinguishes between the different roles of parties involves in the processing of data and provides respective responsibilities for each role. Specifically:

Data Controller refers to an organization or individual that decides the purpose and means of processing personal data. The Data Controller has the highest responsibility to comply with data protection requirements, including obtainment of the data subject’s prior consent for all processing activities, receipt of the data subject requirements and carrying out notification of any personal data breach to the Ministry of Public Security (“MPS”).

Data Processor refers to an organization or individual that process personal data on behalf of the Data Controller through a contract with the Data Controller. Data Processor is responsible for notifying the Data Controller of any personal data breaches and process personal data in accordance with a contract entered into with the Data Controller.

Data Controlling and Processing Party is a hybrid role of both Data Controller and Data Processor.

Third Party refers to individuals or entities other than the data subject, Data Controller, Data Processor or Data Controlling and Processing Party that are allowed to process personal data. The Third Party is responsible to archive personal data in forms in conformity with its operation and adopt measures for protecting the personal data as prescribed by law.

Accordingly, it is crucial for businesses to identify their exact roles in processing personal data to determine their responsibilities in the course of processing personal data.

2. Obtainment of the data subject’s consents

Decree 13 requires the obtainment of the individual’s prior consent in all activities of data processing, save for a few exceptions. The consent by a data subject will be valid only when (i) it is freely given, and (ii) the data subject fully knows information about the type of personal data, purpose of data processing, parties processing the data, and the data subject’s rights and obligations. Noted that, the consent must be expressed by written instrument, by voice, by ticking the consent box, in the syntax of consents through text messages, by selecting technical settings to consent, or by another action that expresses the same.

A silence or non-response from the data subject shall not be deemed as their consent. In case of dispute, Data Controller and Data Controlling and Processing Party bears the burden of proving the data subject’s consent.

3. Assessment of the impact of personal data processing

All Data Controller and Data Controlling and Processing Party must form and store their personal data processing impact assessment dossier (“Impact Assessment Dossier”) since the commencement of processing personal data. Impact Assessment Dossier must be submitted to A05 within 60 days from the date of processing of personal data for A05’s review and made available at all times for the inspection and evaluation by the MPS.

The Impact Assessment Dossier must include:

  • Information on Data Controller, Data Controlling and Processing Party and their internal data protect officer;
  • Purposes and types of personal data processed;
  • Recipients of personal data, including overseas entities;
  • Cases of cross-border transfer of personal data;
  • Retention period; expected time for deletion or disposition of personal data (if any);
  • Description on measures of personal data protection applied;
  • Assessment of the impact of personal data processing; potential and unwanted consequences and/or damage, and measures for minimization or elimination thereof.

Data Processor also may be subject to the requirement of conducting and maintaining Impact Assessment Dossier if so required by a contract signed with Data Controller.

4. Cross border data transfer requirements

Decree 13 however allows the transferor (including Data Controller, Data Controlling and Processing Party, Data Processor and the Third Party) to transfer the personal data of the Vietnamese citizens to a third country, subject to the following requirements:

  • The transferor must prepare a cross-border personal data transfer processing impact assessment dossier. The dossier must include mandatory contents such as a description of types of personal data transferred overseas, descriptions and explanations of the objectives of the personal data processing of Vietnamese citizens, a document showing the binding and responsibilities between the transferor and the recipient of transferred personal data of Vietnamese citizens.
  • The impact assessment dossier must be available at any time for review and inspection by MPS. The transferor must submit an original of the impact assessment dossier in prescribed form to MPS within 60 days from the date of processing of personal data. MPS may require the transferor to complete the impact assessment dossier in the event of improper dossier;
  • Upon the successfully transfer of data, the transferor must submit a written notification on the data transfer and contact detail of person in-charge to MPS.

MPS retains the discretion to suspend any cross-border transfer if the transferor fails to satisfy such above requirements or violates interests and national security of Vietnam or has Vietnamese citizen’s personal data leaked or lost.

5. Personal data breach notification requirement

In the event of inspecting any personal data breaches, (i) Data Processor is required to notify the Data Controller immediately of a breach occurring, and (ii) Data Controller and the Data Controlling and Processing Party are required to notify MPS (Department of Cybersecurity and Hi-tech Crime Prevention) within 72 hours of the breach occurring. Notification must be made in a prescribed form with compulsory contents.  In case of notifying after 72 hours, Data Controller and Data Controlling and Processing Party is required to provide reasons for delay or late notification.

A comprehensive administrative penalty on violations against personal data protection regulations may not be available at the effectiveness of Decree 13. However, there are certain sanctions imposed on violations against regulations on collection, use, updating, alteration and removal of personal information and the assurance of security of personal information in cyberspace, with administrative fines ranging from VND 10 million to VND 70 million or be prosecuted under Penal Code for serious cases of violations.

Outlook

Requirements set forth in Decree 13 place significant burdens to parties involved in the personal data processing, especially multi-national businesses. Given such requirements are broadly worded, it is expected that MPS would issue further guidance on interpretation and enforcement of provisions stipulated in Decree 13.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 02, 2024 – QUY ĐỊNH HƯỚNG DẪN VỀ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP CHÀO BÁN RIÊNG LẺ TẠI THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

Phát hành Tháng 02/2024

Nguyễn Thu Huyền
Luật sư Thành viên

Nguyễn T. Thu Hà
Luật sư Cộng sự Cấp cao

Hiện nay, trái phiếu doanh nghiệp được điều chỉnh bởi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, được sửa bổi, bổ sung bởi Nghị định 65/2022/NĐ-CP và Nghị định số 08/2023/NĐ-CP (“Ngh Đnh 153”).

Ngày 17 tháng 5 năm 2023, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 30/2023/TT-BTC hướng dẫn việc đăng ký, lưu ký, thực hiện quyền, chuyển quyền sở hữu, thanh toán giao dịch và tổ chức thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp chào bán riêng lẻ tại thị trường trong nước ( “Thông Tư 30”). Thông Tư 30 đặc biệt hướng dẫn cho các trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (“Trái Phiếu”) được phát hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 theo Nghị Định 153.  Việc lưu ký và giao dịch các Trái Phiếu phát hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 còn dư nợ sẽ tiếp tục được thực hiện theo phương án phát hành trái phiếu đã được phê duyệt, chấp thuận.

1. Các nguyên tắc chung

Thông Tư 30 đưa ra 08 nguyên tắc chung để đăng ký, lưu ký, thực hiện quyền, chuyển quyền sở hữu Trái Phiếu. Một số nguyên tắc đáng lưu ý như sau:

  1. Trái Phiếu phải được đăng ký và lưu ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam.
  2. Doanh nghiệp phát hành, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký chịu trách nhiệm thực hiện quyền cho người sở hữu trái phiếu theo quy định tại Luật Chứng khoán và các quy định pháp luật có liên quan.
  3. Doanh nghiệp phát hành phải đăng ký giao dịch trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành trên hệ thống giao dịch Trái Phiếu.
  4. Các giao dịch trên hệ thống giao dịch Trái Phiếu được thanh toán qua hệ thống thanh toán giao dịch Trái Phiếu theo phương thức thanh toán tức thời theo từng giao dịch, không áp dụng theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm.

2. Tài khoản để thực hiện giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Đây là một quy định mới về việc nhà đầu tư phải mở tài khoản giao dịch tại thành viên giao dịch để thực hiện giao dịch trái phiếu.

Trường hợp nhà đầu tư đã có tài khoản giao dịch chứng khoán cơ sở mở tại thành viên giao dịch, nhà đầu tư được phép sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán này để thực hiện giao dịch Trái Phiếu. Trước khi mua Trái Phiếu, nhà đầu tư phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và phải ký văn bản xác nhận theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Công ty chứng khoán là thành viên giao dịch chịu trách nhiệm xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, đảm bảo nhà đầu tư thuộc đúng đối tượng mua trái trước khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch Trái Phiếu.

3. Bán trái phiếu qua hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội

Thông Tư 30 đặc biệt mở ra một chiếc “phao” để cứu trái chủ trong tình trạng hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp phát hành không thể trả nợ gốc và lãi cho Trái Phiếu. Nhà đầu tư có thể tự chào bán trái phiếu qua hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội để lấy lại tiền. Vậy điều kiện để nhà đầu tư có thể tự chào bán Trái Phiếu của mình là gì?

Đầu tiên, tổ chức phát hành phải đăng ký Trái Phiếu tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam. Thứ hai, Trái Phiếu phải được lưu ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thông qua một công ty chứng khoán trước khi tiến hành giao dịch. Thứ ba, cũng là bước quan trọng nhất là phải có người dự định mua lại Trái Phiếu.

Trường hợp đáp ứng các điều kiện này, các bên có thể giao dịch trên hệ thống và tự thoả thuận, thống nhất nội dung giao dịch. Giao dịch theo phương thức thỏa thuận được xác lập khi bên mua hoặc bên bán nhập lệnh giao dịch vào hệ thống giao dịch trái phiếu và bên đối ứng xác nhận lệnh giao dịch này.

4. Chuyển quyền sở hữu trái phiếu

Trái Phiếu đã được đăng ký và lưu ký tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ được Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện chuyển quyền sở hữu trái phiếu thông qua hệ thống giao dịch Trái Phiếu. Tuy nhiên, Thông Tư 30 hướng dẫn bổ sung một số trường hợp đặc biệt mà Trái Phiếu chuyển quyền sở hữu trái phiếu không cần qua hệ thống này đối với các trường hợp chuyển quyền sở hữu trong một số trường hợp đặc biệt như: tặng cho, thừa kế; Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp; thực hiện bản án, quyết định của tòa án, quyết định của trọng tài hoặc quyết định của cơ quan thi hành án…

5. Thanh toán giao dịch trái phiếu

Thông tư 30 đã đưa ra những quy định nhằm hướng dẫn cụ thể hơn việc thanh toán cho giao dịch trái phiếu. Theo đó, các đối tượng được thực hiện chuyển giao Trái Phiếu trên hệ thống tài khoản lưu ký tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm: (i) Thành viên lưu ký thực hiện thanh toán đối với giao dịch Trái Phiếu của chính mình và cho khách hàng của thành viên lưu ký; và (ii) Tổ chức mở tài khoản trực tiếp thực hiện thanh toán đối với giao dịch Trái Phiếu của chính mình (sau đây gọi là “Tổ Chức Chuyển Giao Trái Phiếu Được Phép”). Tổ Chức Chuyển Giao Trái Phiếu Được Phép phải mở các tài khoản tiền gửi đứng tên chính mình tại ngân hàng thanh toán để thực hiện thanh toán giao dịch trái phiếu.

Việc thanh toán tiền giao dịch trái phiếu được thực hiện tại ngân hàng thanh toán trên cơ sở nghĩa vụ thanh toán do Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thông báo. Còn việc chuyển giao thanh toán trái phiếu sẽ được thực hiện trên hệ thống của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam theo nguyên tắc chuyển khoản Trái Phiếu giữa các tài khoản của nhà đầu tư tại Tổ Chức Chuyển Giao Trái Phiếu Được Phép đồng thời với thanh toán tiền tại ngân hàng thanh toán. Thành viên lưu ký nơi nhà đầu tư mở tài khoản có trách nhiệm phân bổ tiền và Trái Phiếu đến tài khoản của nhà đầu tư ngay sau khi Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam hoàn tất việc chuyển giao thanh toán Trái Phiếu và ngân hàng thanh toán hoàn tất việc thanh toán tiền giao dịch.

Bên cạnh đó, Thông Tư 30 còn đưa ra hướng dẫn xử lý một số trường hợp mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu như trường hợp Tổ Chức Chuyển Giao Trái Phiếu Được Phép tạm thời mất khả năng thanh toán thì ngân hàng thanh toán sẽ cho vay tiền thanh toán giao dịch trái phiếu dựa trên cơ sở thỏa thuận hỗ trợ thanh toán ký kết giữa các bên. Trường hợp thỏa thuận hỗ trợ thanh toán của hai bên có quy định sử dụng chứng khoán đã lưu ký tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ thực hiện phong tỏa chứng khoán theo đề nghị của ngân hàng thanh toán. Ngoài ra, trong trường hợp đến thời hạn thanh toán theo quy định mà thành viên lưu ký, Tổ Chức Chuyển Giao Trái Phiếu Được Phép không có đủ tiền thanh toán thì Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện loại bỏ thanh toán giao dịch.

Download pdf version

LEGAL UPDATE – FEBRUARY 2024 – GUIDANCE ON THE PRIVATE PLACEMENT OF CORPORATE BONDS IN DOMESTIC MARKET

Issue February 2024

Nguyen Thu Huyen
Partner 

Nguyen T. Thu Ha
Senior Associate

Corporate bonds are currently governed by the Decree No. 153/2020/ND-CP dated 31 December 2020 on the private placement of corporate bonds and trading of privately placed corporate bonds in the domestic market and offering of corporate bonds to the international market, as amended and supplemented by the Decree No. 65/2022/NĐ-CP and the Decree No. 08/2023/ND-CP (“Decree 153”).

On 17 May 2023, the Ministry of Finance issued Circular No. 30/2023/TT-BTC guiding a number of the regulations on registration, depository, exercise of rights, transfer of ownership rights, transaction payment, and organization of the market for trading privately placed corporate bonds in the domestic market (“Circular 30”). Circular 30 specifically guides the privately placed corporate bonds (the “Bonds”) issued from 01 January 2021 in accordance with Decrees 153. Regarding Bonds issued prior to 01 January 2021 with the outstanding principle, the bond depository and transaction will continue to be conducted in accordance with the approved bond issuance plan.

1. General Principles 

Circular 30 sets out 08 general principles when implementing the registration, depository, exercises of rights, transfer of rights of the Bonds. Some notable principles are as follows:

  1. The Bonds must be registered and deposited in concentration at the Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation – VSDC (Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, in Vietnamese).
  2. The Issuer, the VSDC, and the depository members shall be responsible for exercising the rights for the bondholders in accordance with the Law on Securities and other relevant laws.
  3. The Issuer shall have to register the trading of issued Bonds in the bond trading system.
  4. The payment for transactions in the bonds trading system shall be made via the bonds payment system according to the instant payment method for each transaction, the central clearing partner mechanism shall not be applied.

2. Trading account for trading of the privately placed corporate bonds

This is a new regulation that requires the investors to open a trading account at the trading members for the implementation of transactions.

In case the investor has already had the securities trading account opened at the trading member, the investor is entitled to use such account to trade Bonds. Before the purchase of Bonds, the investors must be a professional investor and have signed a letter of confirmation in accordance with the laws on securities. The Securities enterprises being the trading members are responsible for identifying the professional investor qualification and ensuring that the investors are eligible for bonds purchase before entering commands into the bonds trading system.

3. Trading the corporate bonds via the bond trading system opened at Hanoi Stock Exchange

Circular 30 particularly releases a “life jacket” for the bondholders under the current circumstances where there are several issuers being unable to repay both principal bond and interests under the Bonds. The investors may directly offer their Bonds through the corporate bond trading system opened at the Hanoi Stock Exchange to recover their investment costs. So what are the conditions for investors to be able to offer their Bonds?

First, the issuer must register the Bonds at the VSDC. Secondly, before being traded or transferred to others, the Bonds must be deposited in concentration at the VSDC through a securities enterprise. Thirdly, and being the most crucial factor, is to find investor willing to purchase the Bonds.

In such cases, the Bonds shall be transferred and traded on the bond trading system via the mutual agreement of the parties. Such transaction is established when the buyer or seller enters a trading command into the bond trading system and the reciprocal party confirms that trading command.

4. Transfer of bond ownership rights

The VSDC shall transfer the Bonds that have been registered and deposited at its corporation via the bonds trading system. However, Circular 30 further guides some special circumstances where the transfer of Bonds ownership rights is not subject to bond trading system, such as donation, inheritance; division, separation, consolidation, merging, dissolution of enterprises; exercises of courts’ judgment, decisions of arbitration court or the judgment enforcement; etc.

5. Payment settlement of bonds transaction

Circular 30 sets forth more detailed instructions on bond transaction payment. Accordingly, individuals and organizations eligible for Bonds transactions on the depository account system of the VSDC includes: (i) the depository members settling payment for their own Bonds transactions or their clients’ and (ii) the organizations opening accounts for the direct payment of their own Bonds transactions (the “Permitted Bond Transfer Organization”). The Permitted Bond Transfer Organization must open a deposit account under its name at the bank for the payment settlement of bond transactions.

The payment of bond transactions shall be made at the settlement bank based on the payment obligation announced by the VSDC. The transfer of bond payments, on the other hand, shall be made via the system of VSDC on the principle of Bond transfer between accounts of investors at the Permitted Bond Transfer Organization, simultaneously with the payment settlement at the bank. The depository members at which the investors open their accounts are responsible for the distribution of money and Bonds to the investors’ accounts immediately upon the completion of payment transfer by VSDC and payment settlement of transactions by the bank.

In addition, Circular 30 also prescribes instructions for processing some circumstances of insolvency for bond transactions, for instance, where the Permitted Bond Transfer Organization is temporarily insolvent, the bank shall lend money for the payment settlement of bonds transactions by virtue of the financial support agreement signed between the parties. In the event such agreement prescribes the use of deposited securities at VSDC as collaterals for the loan amount, VSDC shall freeze such securities under the suggestion of the bank. Furthermore, in case the payment deadline arrives and the Permitted Bond Transfer Organization does not have available funds for such payment, VSDC shall remove the transaction payment.

Download pdf version

[GIẢI THƯỞNG VÀ DANH HIỆU] Danh sách hạng A (A-list) – Top 100 luật sư có thực tiễn hành nghề nổi bật tại Việt Nam năm 2023

Công ty Luật TNHH bizconsult tự hào vì năm 2023 là năm thứ 4 liên tiếp 3 Luật sư Thành viên của Công ty: ông Nguyễn Anh Tuấn, ông Nguyễn Đăng Việt và ông Lê Hồng Phong được liệt kê trong Danh sách hạng A (A-list) – top 100 luật sư có thực tiễn hành nghề nổi bật tại Việt Nam của Tạp chí Luật Kinh doanh Châu Á (Asia Business Law Journal).

Đây là kết quả từ những nghiên cứu sâu rộng và đề cử từ các luật sư pháp chế và các đối tác của các công ty luật quốc tế tại Việt Nam. Nhận xét đến từ khách hàng là sự bảo chứng cho sự giàu kinh nghiệm, luôn giữ vững tiêu chuẩn đạo đức và sự chuyên nghiệp, nhiệt huyết trong công việc của các luật sư.

Đọc thêm tại https://law.asia/vietnam-top-lawyers/

_______________________________________

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập: http://www.bizconsult.vn/

[AWARDS AND ACCOLADES] The A-list: Vietnam’s Top 100 Lawyers 2023

bizconsult Law Firm is proud to announce that 2023 is the fourth consecutive year that three of its Partners: Mr. Tuan Nguyen, Mr. Viet Nguyen, and Mr. Phong Le have been listed in the A-list of 100 lawyers notable for their adherence to best practices in Vietnam by the Asia Business Law Journal.

This list is forged from extensive research and nominations from in-house counsel primarily in Vietnam, but also Vietnam-focused partners with international law firms. Comments submitted to Asia Business Law Journal by the clients underscore their preference for seasoned lawyers who consistently uphold the highest ethical standards and maintain professionalism and enthusiasm in their interactions.

Read more at https://law.asia/vietnam-top-lawyers/

_______________________________________

For more information, please refer to http://www.bizconsult.vn/

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 02, 2024 – LUẬT GIÁ 2023

Phát hành Tháng 02/2024

Trịnh Hoàng Liên
Thành viên

 

Hà T. Thu Trang
Trợ lý Luật sư

 

Luật Giá số 16/2023/QH15 (“Lut Giá 2023”) đã được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2023 nhằm khắc phục một số hạn chế của Luật Giá 2012 trước những yêu cầu về thay đổi của nền kinh tế. Luật có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 trừ nội dung quy định về chuyên môn của Hội đồng thẩm định giá lùi thời hiệu thi hành đến ngày 1/1/2026. Dưới đây là một số điểm mới đáng chú ý của Luật Giá 2023.

1. Nguyên tắc áp dụng Luật Giá và các Luật khác có liên quan 

Luật Giá 2023 quy định cụ thể hơn về việc áp dụng luật khi các luật khác có quy định về nội dung này. Cụ thể, trường hợp có quy định khác nhau về giá giữa Luật Giá và luật khác được ban hành trước ngày Luật Giá có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của Luật Giá, trừ trường hợp việc định giá của Nhà nước đối với một số mặt hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan bao gồm pháp luật về đất đai, nhà ở, điện lực, khám bệnh, chữa bệnh, giáo dục, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, sở hữu trí tuệ.

2. Kê khai giá

Luật Giá 2023 mở rộng thêm nhiều trường hợp phải thực hiện kê khai giá ngoài trường hợp bắt buộc phải kê khai đối với các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá như Luật giá 2012. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai bao gồm hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá; hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng; hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu; và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác do Chính phủ ban hành.

Chúng tôi thấy việc mở rộng các đối tượng phải kê khai giá có thể trở thành một dạng “giấy phép con” cho các tổ chức mua bán hàng hóa, dịch vụ. Danh sách các tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện kê khai giá không rõ ràng. Việc kê khai giá sẽ được thực hiện ở hai cấp, cấp Bộ và cơ quan ngang Bộ và cấp địa phương (UBND Tỉnh) theo danh sách các cơ quan này ban hành. Cần chờ quy định chi tiết của Chính phủ để đánh giá liệu thủ tục kê khai có phức tạp, số lượng tổ chức kinh doanh có nhiều, có việc chồng chéo về danh sách phải kê khai giá giữa hai cấp thực hiện này không.

3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá

Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá được quy định chặt chẽ hơn nhằm đảm bảo tính ổn định về nhân sự của doanh nghiệp thẩm định giá và hạn chế các sai phạm trong quá trình thực hiện. Quy định mới tăng yều cầu về số lượng thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp từ ít nhất 3 lên ít nhất 5 thẩm định viên về giá.

Ngoài ra, đối với mỗi loại hình doanh nghiệp lại có các yêu cầu khác bổ sung. Cụ thể: đối với công ty hợp danh, các thành viên hợp danh công ty hợp danh phải là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp. Đối với loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần bổ sung điều kiện tổng số vốn góp của các thành viên hoặc cổ đông là người có thẻ thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại doanh nghiệp phải chiếm tỷ lệ trên 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Đối với chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá, quy định mới yêu cầu tăng số lượng thẩm định viên tại chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá từ ít nhất 2 lên ít nhất 3 thẩm định viên về giá đủ các điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá đăng ký hành nghề thẩm định giá tại chi nhánh.

4. Quy định đối với thẩm định viên

Luật Giá 2023 rút ngắn thời gian làm việc để được đăng ký hành nghề thẩm định giá đối với trường hợp người có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành giá hoặc thẩm định giá theo chương trình định hướng ứng dụng theo quy định của pháp luật. Cụ thể tổng thời gian thực tế làm việc tại các doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá của các đối tượng này chỉ cần đủ 24 tháng so với mức chung về tổng thời gian thực tế làm việc tại các doanh nghiệp thẩm định giá, cơ quan quản lý nhà nước về giá và thẩm định giá đối với những người trình độ đại học chung trở lên từ đủ 36 tháng.

5. Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá

Luật Giá 2023 đã đưa ra khỏi danh mục các mặt hàng quy định tại Luật Giá 2012 gồm điện, muối ăn và đường ăn (bao gồm đường trắng và đường tinh luyện) đồng thời bổ sung mặt hàng phân DAP, thức ăn chăn nuôi và thức ăn thủy sản. Theo đó, danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá theo Luật Giá 2023 sẽ gồm 9 hàng hóa, dịch vụ là: Xăng, dầu thành phẩm; Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); Sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi; Thóc tẻ, gạo tẻ; Phân đạm, phân DAP, phân NPK; Thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; Vắc – xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; Thuốc bảo vệ thực vật; Thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Việc quy định ngay trong luật danh mục này đảm bảo tính công khai, minh bạch, tránh việc lạm dụng để mở rộng phạm vi các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, bảo đảm tính pháp lý chắc chắn, ổn định, giúp doanh nghiệp, người dân đang kinh doanh những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá có kế hoạch kinh doanh phù hợp.

6. Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá

Luật giá 2023 đã bổ sung thêm một tiêu chí về hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá là: hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có tính chất độc quyền trong mua, bán hoặc có thị trường cạnh tranh hạn chế và ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội, đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, sự khác biệt trong quy định về các loại hàng hoá, dịch vụ định giá nhà nước giữa Luật Giá 2012 và các Luật chuyên ngành đã dẫn đến sự mâu thuẫn, chồng chéo gây hạn chế cho việc tuân thủ và kiểm soát trên thực tế. Trên cơ sở đó, ngoài tiêu chí về hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, Luật Giá năm 2023 cũng đã cập nhật danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá theo hướng đồng bộ với các quy định của pháp luật chuyên ngành như bổ sung thêm các dịch vụ ra, vào bến xe; dịch vụ đấu giá tài sản, … vào danh mục.

Download pdf version

LEGAL UPDATE – FEBRUARY 2024 – LAW ON PRICE 2023

Issue February 2024

Trinh Hoang Lien
Partner 

 

Ha T. Thu Trang
Legal Assistant

 

The Law on Price No. 16/2023/QH15 (“Law on Price 2023“) was adopted by the National Assembly on June 19, 2023 to overcome limitations under the Law on Price 2012 to adapt with drastical changes in reality. The law will take effect on July 01, 2024 except for the provisions on the expertise of the Valuer Council, which will be delayed until January 01, 2026. Below are some notable new points of the Law on Price 2023.

1. Principles of applying the Law on Price and other related laws

Application of the Law on Price on issues concurrently regulated by other effective laws is guided in more detail under the Law on Price 2023. Specifically, in case there are inconsistancies between the Law on Price and other laws issued before the effective date of the Law on Price, the Law on Price shall be applied, except for pricing by the State of some commodities required to implemented in accordance with the lining laws, including laws on land, housing, electricity, medical examination, treatment, education, university education, vocational education and intellectual property.

2. Price declaration

The Law on Price 2023 expands numerous cases subject to price declaration besides the mandatory case of declaring prices for goods and services in the price stabilisation list as regulated under the Law on Price 2012. Goods and services subject to price declaration include goods and services in the price stabilisation list; goods and services that the State determines the price range, maximum price, minimum price for organisations to determine specific prices to sell to consumers; goods and services that traders agree to follow the reference price; and other essential goods and services determined by the Government.

It is concerned that expansion of the subjects of price declaration can become a form of “sub-license” for traders of goods and services. The list of organisations providing goods and services that must perform price declaration is unclear. Price declaration shall be implemented at two levels, the Ministrial level and equivalent agency and the provincial level (Provincial People’s Committee) according to the list issued by these agencies. The questions whether the price declaration procedure is complicated or not, the list of organisations subject to price declaration is long or not and if there will be overlap in the list of goods and services subject to price declaration issued by these two levels of implementation or not only be answered upon the promulgation of Decree guiding in detail by the Government.

3. Business conditions for valuation services of valuation enterprises

The conditions for valuation services of valuation enterprises are regulated more strictly to ensure the stability of human resources of valuation enterprises and limit violations in the implementation process. The new regulation increases the requirement for the minimum number of valuers at enterprises from 3 to 5 valuers.

Furthermore, additional requirements are set for each form of valuation enterprise. Specifically, for partnership company, general partners of the partnership must be persons who obtains valuer card registered for the valuing profession at the enterprise. For limited liability company with two or more members and joint stock company, it is further required that the total contributed capital of the members or shareholders who have an valuer card registered for the valuing profession at the enterprise must account for more than 50% of the charter capital of the enterprise.

For the branch of the valuing enterprise, the new regulation requires to increase the number of valuers at the branch of the valuing enterprise from at least 2 to at least 3 valuers who meet all conditions for registering for the valuing profession and registering for the valuing profession at the branch.

4. Conditions for valuers

The Law on Price 2023 reduces the working experience time required before register for the valuing profession for those who gain university degree or higher in the field of price or valuation according to the application-oriented program as prescribed by law. For these persons, the minimum total actual working time at the valuation enterprises, state management agencies on price and valuation is 24 months compared to the general level of total actual working time at the valuation enterprises, state management agencies on price and valuation for those with a general university degree or higher of 36 months.

5. List of goods and services subject to price stabilisation

The Law on Price 2023 removes electricity, table salt and table sugar (including granulated sugar and refined sugar) from the list of goods and services subject to price stabilization regulated by the Law on Price 2012 and adds DAP fertilizer, animal feed and aquatic feed. Consequently, the list of goods and services subject to price stabilisation according to the Law on Price 2023 includes 9 goods and services: Gasoline, oil products; Liquefied petroleum gas (LPG); Milk for children under 6 years old; Ordinary paddy and rice; Nitrogen fertilizer, DAP fertilizer, NPK fertilizer; Animal feed, aquatic feed; Vaccines for disease prevention for livestock, poultry; Pesticides; Drugs in the list of essential drugs used at medical examination and treatment facilities. The regulation of this list in the law ensures transparency, clarity, avoids abuse to expand the scope of goods subject to price stabilisation, ensures legal certainty, stability, helps businesses and people who are doing business in goods subject to price stabilisation have a suitable business plan.

6. List of goods and services subject to price determination by the State

The Law on Price 2023 supplements a criterion for goods and services subject to price determination by the State, essential goods and services of monopoly nature in buying and selling or have a limited competitive market and affect the economy – society, people’s lives, production and business activities. Additionally, in order to get rid of inconsistancy, overlap between the Law on Price and other lining laws in related to goods and services subject to price determination by the State, the Law on Price 2023 also updated the list of goods and services subject to price determination by the State in line with the regulations of lining laws such as adding station entry and exit services; auction services, … to the list.

Download pdf version

BẢN TIN PHÁP LÝ – THÁNG 01, 2024 – LUẬT ĐẤT ĐAI SỬA ĐỔI 2024 ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN CHI PHÍ ĐẤT ĐẦU VÀO CỦA DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN?

Số đặc biệt Tháng 1 / 2024

Nguyễn Đăng Việt

Luật sư Thành viên

Chúng tôi thực hiện so sánh nhanh một nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật đất đai 2024 liên quan đến xác định giá đất – nội dung mà các doanh nghiệp đầu tư dự án kinh doanh bất động sản có thể quan tâm xem liệu có sự tác động đáng kể đến chi phí đất dẫn tới làm thay đổi giá bán bất động sản hay không.

I – Nguyên tắc định giá đất

II- Các phương pháp định giá đất

Download pdf version

LEGAL UPDATE – JANUARY 2024 – WHAT ARE THE IMPACTS OF NEW LAND LAW 2024 ON PROPERTY/ REAL ESTATE DEVELOPERS IN LAND PRICE EVALUATION?

Special Issue Jan, 2024

Nguyen Dang Viet
Partner

We take a snapshot on amendments and supplements under the new Land Law 2024 related to land pricing and evaluation, a very important issue concerned by all real estate developing investors to find out whether there are significant impacts on land costs leading to changes in real estate selling prices or not.

I – Principles of land pricing

II- Land Price Evaluation Approaches

Download pdf version